Rạn da (Vergeture - Stretch Mark)

 

Rạn da

(Vergeture - Stretch Mark)

 1.Đại cương
         Rạn da là tình trạng tổn thương da do tác động của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là biểu hiện rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang.
     Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt da không bị tác động của lực căng quá mức nhưng vẫn bị rạn nứt là những trường hợp đã sử dụng thuốc bôi có chứa corticosteroids trong thời gian kéo dài.

Xem tiếp...

Nevus quầng

NEVUS QUẦNG

(Halo Nevus)

 

Nevus quầng là nevus tế bào hắc tố xung quanh mất sắc tố. Đây là tổn thương lành tính, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ nhưng dễ nhầm với melanoma.

Xem tiếp...

Nang tuyến bã

 

NANG TUYẾN BÃ

(Sebaceous cyst)


Đây là nang ở da thường gặp nhất, từ hạ bì hoặc thượng bì (epithelium) của nang lông, được bao bọc bởi epithelium ở hạ bì, chứa đầy keratin và chất béo. Thành mỏng, dễ vỡ, kèm theo viêm, khi vỡ hoặc dẫn lưu ra chất dạng kem, đau, kích thước 0,5-5cm. Tổn thương thường đơn độc, có khi có nhiều tổn thương.
Vị trí: mặt, cổ, lưng, ngực, da bìu.
Tuổi: trẻ và trung niên.

Xem tiếp...

Nốt ruồi (Melanocytic naevi – Moles)

 

 

Nốt ruồi

(Melanocytic naevi – Moles)

 

In

 


Tất cả mọi người đều có nốt ruồi trên cơ thể, đôi khi có đến 20-40 nốt hoặc nhiều hơn nữa. Thông thường, người ta hay nghĩ là nốt ruồi có màu đen hoặc nâu đậm, nhưng thật ra, nốt ruồi cũng có nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.

Xem tiếp...

Sinh lý móng

 

  

SINH LÝ MÓNG

 

cấu tạo móng Móng là biến dạng của da, ở các đầu ngón tay, ngón chân.

Cấu trúc hóa học: Cystein với cầu disulphide. Móng là một tấm sừng mỏng nằm gọn trong một rãnh ở mặt lưng của đầu ngón, có một bờ tự do, ba bờ còn lại được các nếp da phủ lên gọi là bờ sau và hai bờ bên. Phần móng ở bờ sau có hình vát gọi là rễ móng. Phần còn lại dầy đều, hình khum gọi là thân móng. Thượng bì ở dưới móng tiếp với thượng bì da ở nếp gấp sau và các nếp gấp bên. Thượng bì ở dưới rễ móng gọi là mầm móng gồm lớp sinh sản và lớp gai. Các tế bào gai tiến dần lên và dẹt dần lại thành những lá sừng mà không có lớp hạt. Chân bì của rễ móng có nhiều mao mạch. Chân bì của thân móng là một mô xơ, ít mao mạch, nhiều sợi collagen, sợi chun song song với mặt móng, một số sợi có hướng vuông góc dính chặt vào màng xương nên chân bì vùng thân móng rất chắc chắn và cố định.

Xem tiếp...

Trực tuyến

Đang có 614 khách và không thành viên đang online

Bạn đang ở: Home Bệnh học Bệnh học về da Bệnh do rối loạn tổ chức da