Rạn da (Vergeture - Stretch Mark)
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bệnh do rối loạn tổ chức da
- Được đăng ngày 08 Tháng mười 2012
- Viết bởi Super User
- Lượt xem: 9304
Rạn da
(Vergeture - Stretch Mark)
1.Đại cương
Rạn da là tình trạng tổn thương da do tác động của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là biểu hiện rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt da không bị tác động của lực căng quá mức nhưng vẫn bị rạn nứt là những trường hợp đã sử dụng thuốc bôi có chứa corticosteroids trong thời gian kéo dài.
Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu trên cơ thể như: da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân... Bệnh tuy không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rạn da là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ sau sinh hay mới giảm béo thành công do trước đó lên cân quá nhiều và nhanh, khiến da không giãn ra kịp, các mô liên kết đứt gãy. Các vết rạn da lớn lúc đầu có thể làm chị em hốt hoảng vì có màu đỏ, tía, nhưng sau đó màu sẽ nhạt dần.
Các vết rạn có dạng sọc trên da hình thành như là hậu quả của một giai đoạn tăng hay giảm cân quá nhanh, khi da bị kéo căng lên.
Chúng cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý.
2.Những người hay bị rạn da
- Hiện tượng rạn da hay gặp ở nữ giới, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên phụ nữ khi mang thai, những người béo phì hoặc thanh niên nam nữ ở độ tuổi dậy thì do cơ thể phát triển quá nhanh sẽ dễ bị rạn da hơn những người bình thường khác.
- Phụ nữ mang thai đến tháng thứ 4 có thể xuất hiện vết rạn da, nhưng thông thường là vào tháng 6 - 7 của thời kỳ mang thai vì lúc này là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh. Da vùng bụng người mẹ bị căng giãn hết mức nên dễ gây ra các vết rạn. Các vết rạn ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở bụng, háng, đùi và vú.
- Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh niên, thiếu nữ dậy thì khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể nhất là thay đổi về trọng lượng. Những thay đổi về hormon trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh. Rạn da chủ yếu gặp ở nữ chiếm 96% trường hợp, còn ở nam giới rất ít bị. Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh thiếu nữ khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể nhất là thay đổi về trọng lượng. Hormon cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra vết rạn, những thay đổi về hormon trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh. Ngoài ra, rạn da còn do yếu tố di truyền, nếu người mẹ bị rạn da thì con gái cũng hay bị. Vị trí rạn da hay gặp ở đùi, bụng, bẹn, hông, đầu gối, thắt lưng...
- Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về hệ nội tiết cũng dễ bị rạn da. Các hormon trong cơ thể thay đổi hay được sử dụng điều trị kéo dài sẽ gây nên sự thay đổi cấu trúc da.
- Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra chứng rạn da. Nếu người mẹ mắc chứng rạn thì con gái cũng dễ mắc phải. Việc da rạn hay không, rạn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tính chất da của mỗi người. Có nhiều thai phụ lên cân không quá nhiều, đã có bôi kem nhưng da vẫn rạn.
- Tại Mỹ, hầu hết các phụ nữ có thai, 70% thiếu nữ tuổi teen và 40% thiếu niên đều có vết rạn da.
- Đây là hậu quả của sự tăng trưởng và làm kéo căng da.
- Phụ nữ thường bị rạn da nhiều hơn
- Không thấy có sự khác biệt giữa các chủng tộc.
- Các vết rạn da còn gặp ở những bệnh nhân uống hoặc bôi corticosteroids ngoài da, như Cortibion, Flucicort, Flucinar, Diprosalic... dài ngày cũng có thể bị rạn da. Trong trường hợp này cần ngừng ngay việc bôi thuốc.có bệnh lý về tuyến thượng thận hoặc mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp.
3.Nguyên nhân gây rạn da
- Da chúng ta được cấu tạo bởi ba lớp: biểu bì (lớp ngoài cùng); bì (lớp ở giữa) và lớp hạ bì (lớp trong cùng). Rạn da xuất hiện ở lớp giữa, có mô liên kết, nơi mà sự đàn hồi ở da giúp da luôn ở hình dạng vốn có của nó. Khi lớp da ở giữa này bị kéo giãn trong một thời gian dài, da mất sự đàn hồi và bị gãy, đứt các tổ chức liên kết dưới da cấu tạo bởi các sợi collagen và elastin… và hậu quả là rạn da như chúng ta đã biết.
- Hiện tượng rạn da xảy ra do các hormon trong cơ thể thay đổi quá nhanh, không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da, khiến cho da bị rạn và để lại sẹo. Sự thay đổi các hormon trong giai đoạn dậy thì, thai nghén, thay đổi về trọng lượng một cách đột ngột (sụt giảm cân hoặc tăng cân quá nhanh) sẽ làm hỏng tính đàn hồi của da, gây nên hiện tượng rạn da.
- Việc dùng các loại thuốc uống, thuốc tiêm tại chỗ, thuốc bôi có corticoid (như cortibion, flucicort, flucinar, kenacort..) dài ngày cũng có thể gây tai biến rạn da. Nếu bôi với diện rộng, thuốc có thể gây rạn da một vùng rộng lớn, đặc biệt là khi băng bịt các thuốc này, hoặc khi bôi ở vùng nếpgấp
4.Triệu chứng và dấu hiệu
-Rạn da là những vết rạn nhỏ ở vùng da mỏng và yếu, xảy ra khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể. Vết rạn được hình thành qua hai thời kỳ: biểu hiện lúc đầu là những vết vạch da đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa, hoặc dấm dứt nhẹ tại vết rạn da. Thời kỳ thứ hai da đã chuyển sang màu trắng, có ánh như xà cừ và hình thành các đường rạch lõm.
- Rạn ra không gây ra cảm giác đau hoặc ngứa ngáy mà chỉ biểu hiện bằng những vệt dài thành từng đám nhỏ trên bề mặt da.
- Vết da bị rạn được hình thành qua hai thời kỳ. Biểu hiện lúc đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa, không đau. Thời kỳ thứ 2, da chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ và hình thành các đường rạch lõm, là lúc tạo vết rạn: có sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn, khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần.
- Vị trí rạn da thường gặp ở bụng, đùi, bẹn, hông, vú, mông, đầu gối, bắp chân, khuỷu tay, thắt lưng
- Các vết rạn da thường thấy ở bụng hoặc ngực của phụ nữ mang thai; ở đùi và thắt lưng thấp của thiếu niên nam; và ở đùi, mông, ngực của thiếu nữ.
- Chúng cũng thường thấy ở vai của các vận động viên môn luyện tập thể hình (bodybuilders).
- Các tổn thương có thể lan tỏa toàn thân hoặc xảy ra ở những vị trí khác thường ở những bệnh nhân dùng corticosteroids hoặc mắc các bệnh lý tiềm ẩn.
Các vết rạn da có thể thay đổi về hình thức theo thời gian. Lúc đầu, chúng có màu hồng nhạt, có thể theo đường thẳng (linear) hoặc dưới dạng các vết sọc song song với nhau, có khi hơi ngứa nhẹ.
Các vết rạn lớn dần và chuyển sang màu đỏ hoặc tím và thường có bề mặt nhăn nheo. Sau cùng chúng chuyển sang màu trắng và hơi lõm xuống, có hình dạng giấy crêpe với những vạch thẳng rộng 1-10 mm và dài nhiều cm.
5.Điều trị
- Rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được
Không có cách nào phục hồi lại các sợi collagen và elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy, vì vậy việc chiếu năng lượng ánh sáng laser CO2, IPL… như các mỹ viện quảng cáo không thể làm các vết rạn mất đi. Việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám.
- Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ.
- Trên thực tế, người ta có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa Tretinoin, Lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamine C,E… và việc dùng thuốc ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Các loại chế phẩm sau có thể làm mờ nhạt và giảm kích thước vết rạn, hạn chế sự phát triển của chúng như:
- Khi các vết rạn trở nên lớn hơn hoặc các vết rạn da xuất hiện mà không tìm thấy nguyên nhân nào rõ rệt (ví dụ: mang thai, tăng cân nhanh, tăng trưởng ở tuổi dậy thì…) nên đi khám bác sỹ ngay để được định bệnh chính xác và có lời khuyên thích hợp cho việc điều trị.
Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để xoá mờ các vết rạn da:
+ Dùng các loại dầu chiết xuất từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu xoa đều lên các vùng da bị rạn hàng ngày trước khi đi ngủ giúp khôi phục độ đàn hồi cho da và hoạt động của các tế bào biểu bì da.
+ Lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da. Dùng lòng trắng trứng xoa đều lên vùng da bị rạn sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này có thể làm mờ đi các vết rạn một cách nhanh chóng.
+ Dùng sữa bò tươi mát xa vùng da bị rạn vào mỗi buổi tối cũng có tác dụng tốt.
Khi các vết rạn da gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ, có thể điều trị các vùng da đỏ xuất hiện sớm bằng các phương pháp sau:
+ Kem Tretinoin
+ Điều trị bằng Laser
+ Lột nhẹ bằng hóa chất
Việc điều trị rạn nứt da hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù đã có nhiều phương pháp điều trị mới được thử nghiệm và ứng dụng gần đây nhưng hiệu quả điều trị vẫn không được chắc chắn. Do đó đối với tình trạng rạn nứt da thì vấn đề phòng ngừa vẫn là chính.
Có rất nhiều thuốc bôi có hiệu quả cải thiện rạn nứt da như tretinoin, glycolic acid, trichloracetic acid, vitamin C, sulfate kẽm, một số chiết xuất từ thảo dược như rong tảo biển...
Những biện pháp điều trị tích cực hơn như:
Bào da nông: Việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám.
Phẫu thuật cắt bỏ các vết rạn nứt to;
Ánh sáng trị liệu IPL;
Tia laser.
Rạn da có thể được điều trị bằng laser CO2, laser xung màu có bước sóng 585nm, hoặc IPL tùy thuộc vào độ tuổi của vết rạn nứt da.
Nguyên lý điều trị là tia với bước sóng phù hợp sẽ xuyên thấu từ lớp thượng bì tới lớp bì, có tác động giúp khôi phục tình trạng teo và nhăn của lớp thượng bì, kích thích sự hình thành các mô sợi liên kết và sợi đàn hồi trong lớp bì làm da căng chắc hơn.
Hiệu quả của điều trị vẫn còn đang trong vòng nghiên cứu.
Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng không có một phương pháp nào là đảm bảo điều trị khỏi hẳn tình trạng rạn nứt da mà chỉ có thể cải thiện tình trạng này ở những mức độ khác nhau, tùy theo hiệu quả của từng phương pháp. Việc điều trị sẽ giúp các vết rạn nứt trở về gần giống với vùng da lành xung quanh, tức là giúp thu nhỏ kích thước và biến đổi màu sắc để gần trùng với màu sắc của da lành.
6.Phòng và chống rạn da
Khi đã bị rạn da không có loại thuốc nào chữa khỏi được. Tuy nhiên, có thể làm mờ đi, làm nhẵn và làm nhạt màu đỏ, trắng của vết rạn bằng các loại thuốc bôi.
Dân gian có bài thuốc dùng dầu vừng, dầu đậu nành, dầu hướng dương xoa chống rạn da. Mỗi ngày 2 lần, bạn đổ một ít dầu vào bàn tay rồi xoa đều các vùng bị rạn. Hoặc có thể dùng một trong những thứ sau: lòng đỏ trứng gà, sữa bò tươi, cà chua, cà rốt giã nhuyễn mà xoa nhưng sau một một giờ cần rửa cho sạch.
Tuỳ theo thời gian xoa thuốc với những vết rạn mới thì kết quả sẽ tốt hơn những vết rạn đã lâu ngày. Ngoài ra, có thể phòng ngừa những vết rạn khi thay đổi trọng lượng cơ thể, khi có biến động hormon bằng cách xoa các loại thuốc này vào những vùng da yếu, mỏng vì nó giữ cho da được mềm mại, tăng đàn hồi, hạn chế rạn da.
- Các vết rạn da ở tuổi thiếu niên thường cải thiện theo thời gian. Không cần thiết điều trị.
- Ngưng dùng các loại kem bôi có chứa corticosteroid ở những vùng da tổn thương. Các loại kem bôi ngoài mua tự do thường không có tác dụng.
- Kiểm soát cân nặng của mình, không để cơ thể tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn. Thường xuyên luyện tập thể thao giúp cơ bắp săn chắc.
- Ăn uống hợp lý. Nên sử dụng các thức ăn có chứa nhiều protit giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. 2 loại thực phẩm này là nguồn cung cấp carotinit, các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.
Kết quả của những biện pháp điều trị chăm sóc da như trên còn phụ thuộc vào vùng rạn và da “lành” hay “dữ” mà quá trình “thay da” (tẩy da chết) giúp làm mờ vết rạn da nhiều hay ít. Thông thường, chỉ có hiệu quả với những vết sẹo mới mà thôi còn với các vết rạn đã bị lâu rồi thì gần như không hiệu quả.
- Phụ nữ có thai nên đi khám bác sỹ để có được lời khuyên thích hợp cho việc dùng thuốc trị chống rạn da mà không để ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Nếu chẩn đoán chưa rõ ràng, có thể tiến hành một số xét nghiệm máu cần thiết kết hợp với sinh thiết.
Không có cách nào phục hồi lại các sợi collagen và elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy, vì vậy việc chiếu năng lượng ánh sáng gì đó như các mỹ viện quảng cáo không làm vết rạn mất đi.
Nếu sau khi sinh con, bạn bị sổ bụng, da ở đây và vùng hông đùi của bạn bị thừa nhiều thì có thể khắc phục bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Trong khi tạo hình thành bụng cho bạn, các bác sĩ có thể kết hợp cắt bỏ vùng da thừa và nhờ đó, loại bỏ đáng kể vùng da bị rạn. Đây là cách duy nhất khiến các vết rạn da thực sự biến mất.
Cách đề phòng rạn da là không để tăng cân nhiều trong thời gian ngắn, bôi kem chống rạn khi mới mang bầu hoặc đang lên cân. Tuy nhiên, việc da rạn hay không, rạn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tính chất da của mỗi người, vì vậy có nhiều thai phụ lên cân không quá nhiều, đã có bôi kem nhưng da vẫn rạn.
Các sản phẩm tham khảo dùng chăm sóc da bị rạn:
- Sản phẩm EPS 37P (Pháp) được chiết xuất với công thức hỗn hợp các thành phần hoá sinh kích thích sự tái sinh ở dưới lớp da đã bị tác động làm dãn mỏng.
Tăng tốc sự trao đổi chất và vi mô tế bào, đẩy mạnh sự tổng hợp của sợi collagen, giúp khôi phục sự vững chắc các cơ, thu hẹp dần các vết rạn rộng.
Các thành phần chính của kem 37P vừa có tác dụng trong việc ngăn ngừa xuất hiện sự nới lỏng các cơ trong da.
- Silkworm & Mimosa bark extract: Phục hồi và tái sinh cấu trúc da bị hư hại, do đó củng cố kết cấu da làm giảm sự co giãn quá độ của da.
- Tocopheryl quinone: Đẩy mạnh sự trao đổi chất, ngăn chặn làm phình lên của cấu trúc da.
- Hydrocotyl extract: Gia tăng bổ sung dưỡng chất vào các vùng da bị dãn mỏng, tăng sự đàn hồi, siết chặt các vết rạn trên da.
- Vitamin A mask cũng là chất làm mềm da khá tốt, chúng có thể thẩm thấu sâu vào da và giúp loại bỏ các phần tế bào da chết. Từ đó hình thành lại các tế bào mới, mạnh khỏe vì nó giữ cho da được mềm mại, tăng đàn hồi, hạn chế rạn da.
Dầu vitamin E sẽ giúp cho việc hàn gắn các vùng da bị tổn thương và tình trạng này có thể làm giảm sự hiện diện của các vết rạn.
Vitamin A cũng là chất làm mềm da khá tốt tuy không hiệu quả bằng hóa chất họ hàng Tretinoin (hay còn được gọi là Retin-A), chất có thể thẩm thấu sâu vào da và giúp loại bỏ các phần tế bào da chết, từ đó hình thành lại các tế bào mới, mạnh khỏe.
Hiệu năng: Mặc dù các chất dưỡng ẩm và kem dưỡng da này phát huy công dụng làm mềm vùng da bên ngoài nhưng chúng không luôn luôn thẩm thấu sâu vào lớp hạ bì – xuất phát nguồn của các vết rạn.
Và vì vậy chúng không có khả năng thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường. Đó là lý do vì sao chúng chỉ được xem như liều thuốc phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Đây được xem là phòng tuyến thứ hai chống lại "giặc" rạn. Song cần lưu ý chỉ sử dụng khi được phép của bác sĩ chuyên khoa da liễu, và tuân thủ đúng liều lượng đã được kê ở toa thuốc.
Kết quả: Retin-A hoạt động hiệu quả với các vết rạn có màu đỏ, và có thể đem lại các cải thiện tinh tế trong việc giảm thiểu những vết hằn đỏ ấy bằng cách làm khít lại các mạch máu.
Một khi các vết đỏ bị phai mờ, các vết rạn cũng hóa ra trắng (khiến khó nhận thấy hơn), buồn thay, không có một hóa mỹ phẩm nào có thể hoàn toàn loại trừ các vết rạn được.
Hiệu năng: Phương pháp này không hoàn toàn loại bỏ được các vết rạn. Lãnh vực sở trường của Retin-A là các vết rạn có màu hồng hoặc hơi hơi đỏ.
Tuy vậy (luôn có một chữ “nhưng” bạn ạ) không phải lúc nào "chàng ta" cũng chứng tỏ được mình đâu dù các vết rạn ấy chỉ mới chớm đỏ hay có màu hồng!
Cảnh báo: Retin-A không nên dùng cho phụ nữ mang thai hoặc người đang còn cho con bú, nhất là ở các vùng da quanh ngực hoặc bụng, vì nó có thể thẩm thấu qua da và gây hại cho đứa bé thông qua nhau hoặc sữa mẹ.