Các bệnh nấm nông

CÁC BỆNH NẤM NÔNG 

(Dermatomycoses, superficial mycosis). 

I-Khái quát chung

1. Tình hình: Nước ta ở vùng nhiệt đới thích hợp cho bệnh nấm da phát triển. Bệnh thường đứng hàng thứ hai sau bệnh eczema (nhưng trong quân đội bệnh nấm da thường đứng hàng đầu). 

2. Giới thiệu vài nét về vi nấm: 

+ Nấm là một loai vi sinh vật hạ đẳng, không có diệp lục tố nên không tổng hợp được chất hữu cơ, phải sống nhờ vào chất hữu cơ của sinh vật khác bằng cách sống hoại sinh (Saprophyta) hoặc bằng cách sống ký sinh vào vật chủ (pazazita). 

+ Nấm mọc thành sợi, chia đốt bởi các vách ngăn có lỗ thủng để nguyên sinh chất lưu thông trong lòng sợi nấm. Nhiều sợi chằng chịt tạo thành hệ sợi nấm, khi già hình thành bào tử, thường có hình tròn, 2 vỏ, vỏ ngoài dày, có sức chống đỡ cao với điều kiện ngoại cảnh, nguyên sinh chất cô đặc dự trữ chất dinh dưỡng, như vậy bào tử chính là cơ quan lây truyền và bảo vệ nòi giống của nấm. 

3. Phương thức lây truyền: 

Ngưòi ta bị bệnh nấm lây truyền do các phương thức sau: 

a - Từ người bệnh truyền sang người lành 

b - Từ động vật (chó, mèo) truyền sang người lành 

c - Từ môi trường (đất, cây cỏ, không khí) lây truyền sang người lành 

Trong đó véc tơ chính là người bệnh lây truyền sang người lành do chung sống, sử dụng đồ dùng chung như mũ giầy với người lành. 

4. Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh nấm da 

+ Nấm dễ phát triển ở pH 6, 9-7, 2 hơi kiềm do đó người ta hay bị bệnh nấm da ở nếp kẽ. 

+Da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng. 

+ Nhiệt độ 27-300C 

+ Vệ sinh kém, mặc quần áo lót chật bằng đồ nylon. 

+Rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch dễ nhiễm nấm, đặc biệt nấm candida 

5. Miễn dịch trong bệnh nấm da. 

+ Người có thể địa dễ "bắt nấm" (liên quan yếu tố mồ hôi, tuyến bã, cấu tạo lớp sừng...) 

+ Nấm da có miễn dịch nhưng tính kháng nguyên thấp và không đặc hiệu. Nên việc dùng kháng nguyên để chẩn đoán và phòng bệnh nấm da chưa có kết quả cao. 

6. Phân loại bệnh nấm da:

Các bệnh gây nên do nấm Candida (candidiasis, candidoses). 

Các bệnh nấm hệ thống, nấm sâu (systemic mycosis, deep mycosis): gây tổn thương da, tổ chức dưới da và nôi tạng.

Nấm nông

Dựa vào tính chất và đặc điểm của nấm gây bệnh chia Nấm nông thành các loại sau: 

 - Nấm chỉ gây nhiễm lớp sừng (Keratomycoses) 

Nấm lang ben.

Nấm vảy rồng. 

Trứng tóc. 

- Nấm da (Dermatomycoses). Gây nên do các chủng: 

Epidermophytie. 

Trichophytie. 

Microsporie. 

Favus 

II- Một số bệnh nấm nông thường gặp

1.Bệnh hắc lào

Nấm hắc lào: gồm nấm bẹn, nấm da thường. Hắc lào (lác) là từ dân gian được sử dụng để chỉ bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes. Đây là một bệnh da phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, bơi lội, hay vệ sinh kém. Đường lây truyền chính thường từ người; ngoài ra có thể gặp từ gia súc (chó, mèo…), đất

- Căn nguyên: gây nên do Epidermophyton, Trichophyton hoặc Microsporum. 

- Vị trí: thường xảy ra ở các nếp kẽ lớn, thường ở nếp bẹn 2 bên, kẽ mông, thắt lưng, nách, nếp vú phụ nữ, thân mình, bàn tay chân, đôi khi xuất hiện ở cổ gáy, mặt. 

-Tổn thương cơ bản: ban đầu khi nhiễm nấm, trên da xuất hiện đám da đỏ hình tròn như đồng xu đường kính 1-2 cm sau lan to ra, về sau các đám tổn thương liên kết thành mảng lớn bằng lòng bàn tay hay to hơn nữa, có hình đa cung. 

-Tính chất: đám da đỏ ranh giới rõ, có bờ viền bờ gồ cao trên mặt da, bờ có một số mụn nước nhỏ, giữa đám tổn thương có xu hướng lành, hơi bong vảy da. Tổn thương phát triển li tâm dần ra ngoại vi. 

-Triệu chứng cơ năng: ngứa, đặc biệt khi nóng, ra mồ hôi thì rất ngứa khó chịu. Hai dấu hiệu nổi bật là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của tổn thương(diễn tiến ly tâm tương tự như đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền). Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở chi, bụng và mặt Bệnh thường bị vào mùa hè. 

-Tiến triển: lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời và triệt để dễ trở thành nấm da mạn tính hay tái phát. 

- Các thể lâm sàng: 

Nấm da nhiễm khuẩn: do bệnh nhân gãi, tổn thương bị trợt dẫn đến nhiễm khuẩn phụ, xuất hiện một số mụn mủ trên đám tổn thương nấm. 

Nấm da viêm da, eczema hoá: do bệnh nhân chà xát, gãi, hoặc bôi thuốc không thích hợp làm tổn thương trợt, rớm dịch, chảy dịch, viêm đỏ lan toả, nề... 

Nấm da mạn tính: bề mặt tổn thương thẫm màu, giới hạn tổn thương kém rõ rệt, chẩn đoán khó, có khi xét nghiệm nấm âm tính. 

- Cận lâm sàng: 

Cần cạo vảy da từ tổn thương để xét nghiệm soi tìm sợi nấm hoặc nuôi cấy để xác định loài nấm. 

- Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt một số bệnh da sau: 

+ Phong củ: vị trí hở, giới hạn rõ nhưng bờ là củ nhỏ, mất cảm giác, xét nghiệm nấm (-), tìm trực khuẩn Hansen dương tính. 

+ Vảy phấn hồng Gibert hay xảy ra ở 1/2 phía trên cơ thể, tổn thương có tính chất đám mẹ, đám con, đám đỏ có giới hạn, viền, vảy mỏng ở rìa đám. 

+ Vảy nến: cộm đỏ, giới hạn rõ, vảy trắng nhiều tầng nhiều lớp. 

+ Nấm da mạn tính với eczema mạn cần chẩn đoấn phân biệt bằng xét nghiệm nấm   

Điều trị   Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan thêm ra những vị trí khác, tăng kích thước, chàm hóa hoặc lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hay lây qua quần áo. Nếu bôi thuốc không đúng (thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non, thuốc không đúng bệnh…) có thể gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội… trong một số trường hợp có thể gây nhiễm trùng, đi lại khó khăn 

Điều trị hắc lào có rất nhiều loại thuốc. Trong dân gian thường dùng lá Muồng, Ô môi, Xương rồng bôi cũng có tác dụng nhưng có thể gây biến chứng nhiễm trùng, viêm tấy… nếu dây vào vùng da non, bìu. Nhiều loại thuốc bôi cổ điển đã được pha chế sẵn như Antimycose, BSA, ASA, BSI… có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng tương tự thuốc dân gian.

       Gần đây có nhiều loại thuốc kháng nấm mới có thể dùng tại chỗ hay uống. Thuốc bôi có dẫn xuất của Imidazole như Econazole, Miconazole, Clotrimazole… bôi 2 lần trong ngày. Đặc biệt ketoconazole chỉ cần bôi 1 lần trong ngày. Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, viêm tấy, nhưng có thể gây dị ứng nhẹ. Tuy nhiên dị ứng này sẽ giảm và hết khi ngưng bôi thuốc hay dùng thuốc chống dị ứng. Trong trường hợp nấm tái phát nhiều lần hay nhiều vị trí, thường sử dụng thuốc uống như Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporal), Fluconazole… tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng thuốc chống nấm toàn thân do thuốc có tác dụng phụ. Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh nội khoa mãn tính như gan, thận.... Khi phối hợp với các thuốc khác cần phải thận trọng có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, do có thể có những biến chứng nặng nề.

Phòng ngừa tái phát   Hắc lào thường hay tái phát do dùng thuốc không đúng cách hay do không diệt nguồn lây. Để hạn chế tái phát, bên cạnh dùng thuốc đúng chỉ định cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như áo quần, mùng mền, chiếu gối… bằng cách luộc nước sôi 100oC trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm hay bôi Iod 2% hai ngày một lần. Đối với người lành chưa mắc bệnh, không nên mặc chung quần áo với người khác, không giao hợp với người lạ, tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, nếu cần phải giữ khô nhất là nếp gấp. Khi đã bị bệnh, nếu nhẹ chỉ cần bối thuốc đúng chỉ định, lựa chọn thuốc thích hợp tùy điều kiện địa phương và bệnh nhân. Nếu có tái phát hay có biến chứng nên đến bác sĩ chuyên khoa. Điều quan trọng là không quên diệt nguồn lây.

2.Bệnh lang ben

 (Pityriasis versicolor, Malassezia furfure). 

- Căn nguyên: bệnh do nấm men pityrosporum ovale gây nên. 

Thường gặp ở người trẻ, thanh thiếu niên. Tổn thương thường bị ở 1/2 người phía trên như ở cổ, vai, ngực, lưng, cánh tay, có khi lan xuống đùi. Tổn thương ban đầu là các chấm, vết hình tròn đường kính 1-2 mm trông giống như bèo tấm, ăn khớp với lỗ chân lông, thường có màu trắng, hồng (nhất là khi đi nắng khi ra mồ hôi) đôi khi có màu nâu. Các thương tổn liên kết với nhau tạo thành các đám có hình vằn vèo, hình bản đồ, giới hạn rõ, khi cạo bong ít vảy cám (dấu hiệu vỏ bào). 

- Triệu chứng cơ năng: ngứa, nhất là khi nóng ra mồ hôi hay đi nắng về, ngứa râm ran. 

- Tiến triển: hay tái phát do bào tử còn sót lại trong nang lông, ít lây lan. 

- Điều kiện thuận lợi cho vi nấm gây bệnh

       Da nóng ẩm, tiết nhiều mồ hôi nhờn

      Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết)

      Giảm miễn dịch (cơ thể giảm khả năng chống bệnh tật): ví dụ AIDS

      Di truyền

      Suy dinh dưỡng

-Các dấu hiệu lâm sàng   

 Thông thường là các vùng da giảm sắc tố (vết trắng hơn da bình thường), đôi khi tăng sắc tố (vết sậm hơn ) hoặc màu hồng hoặc màu cà phê  sữa

  Bề mặt các vùng da này có vẩy mịn như phấn

  Thường có dạng hình tròn hoặc bầu dục, kích thước từ nhỏ li ti đến vài centimet

      Thường kết hợp lại thành đám lớn hơn, rìa ngoài     ngoằn ngoèo như bản đồ

- Cận lâm sàng: Để chẩn đoán xác định cần cạo vảy da xét nghiệm tìm đoạn sợi nấm hay tế bào nấm men. 

- Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt nấm lang ben với các bệnh da khác như: bạch biến, á sừng liên cầu dạng vảy phấn, vảy phấn hồng Gibert hay erythrasma

 Bệnh lang ben là một bệnh ngoài da phổ biến. Thường gặp ở người trẻ, xứ nóng ẩm. Bệnh do vi nấmMalassazia furfur. Vi nấm này có thể trên da bình thường hoặc do lây nhiễm từ người khác. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi nấm sẽ gây bệnh 

Phòng ngừa và điều trị

Loại bỏ điều kiện thuận lợi : Rất quan trọng

     -  Mặc đồ thông thoáng, nhất là mùa hè. Người hoạt động thể lực nhiều thì càng 

        chú ý hơn

     -  Vệ sinh cơ thể: tắm rửa, thay đồ hằng ngày.

     -  Không dùng chung đồ dùng cá nhân: khăn, quần áo ….

     -  Quần áo phải phơi nắng cho khô. Trong lúc đang bệnh thì cần phải ủi nóng đồ 

         trước khi mặc lại để diệt vi nấm dính trên quần áo

     -  Giữ vệ sinh thân thể sạch se,õ mát mẽ không những phòng bệnh lang ben mà còn  phòng một số bệnh da do nhiễm khác (ví dụ hắc lào, ghẻ, chốc, nhọt …). 

Đôi khi bệnh tự lành sau những biện pháp trên

    Biện pháp dùng thuốc:

    Thuốc dùng tại chỗ (ngoài da): khi bị tổn thương ít

         -  Thuốc cổ truyền: các bài thuốc dân gian cũng có hiệu quả tốt

        -  Các thuốc dạng bào chế: dạng nuớc, dạng kem, dạng dầu gội…

    Thuốc dùng toàn thân (uống): khi tổn thương lan rộng. Phải có chỉ định của bác sĩ.

Có thể dùng phối hợp thuốc ngoài da và uống

Lưu ý:

       -  Thương tổn chỉ trên bề mặt da. Không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân

       -  Thông thường chỉ có cảm giác châm chích khi nóng nực. Không ngứa hoặc ngứa ít. Do đó, dù người bệnh ít đi khám sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó   nhìn thấy (lưng).

     -  Bệnh làm mất thẩm mỹ, mất tự tin, đặc biệt đối với người hoạt động giao tiếp.  Tuy nhiên, đối với người lao động nghèo, nhất là phái nam, điều này có thể là không   quan trọng. Do vậy, có những bệnh nhân mang bệnh dai dẳng, tổn thương lan rộng,  làm bệnh trở nên khó trị và là nguồn lây cho người khác

     -  Điều quan trọng là bệnh hay tái phát, nhất là khi bệnh nhân không biết cách phòng ngừa và không được điều trị đúng

   -Bệnh dễ tái phát nếu không loại bỏ các yếu tố thuận lợi

   -Thuốc dùng tại chỗ có thể gây kích ứng da, viêm da

   -Thuốc uống có thể gây tác dụng phụ toàn thân như rối loạn tiêu hoá, dị ứng, độc gan,  độc thận…. Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú

   -Do đó tốt nhất là phòng bệnh. Khi mắc bệnh thì nên đi khám sớm để được điều trị

       đúng và chi phí điều trị sẽ rẻ hơn. Không nên tự dùng thuốc nhất là thuốc uống

3.Nấm kẽ chân: 

- Vị trí bệnh thường thấy xuất hiện ở kẽ ngón chân đặc biệt hay gặp ở kẽ ngón 3-4 sít nhau. 

- Căn nguyên: do các loài Epidermophyton, Trichophyton gây nên. Bệnh hay gặp ở người lội nước, đi giầy tất bí hơi (nấu ăn, công nhân cầu phà, công binh hành quân dã ngoại, vận động viên bơi lội). 

-Triệu chứng lâm sàng: tổn thương bắt đầu ở giữa kẽ ngón 3-4, (hay gặp nhất ở một số người có cấu tạo giải phẫu ngón 3-4 sít nhau) rồi dần dần lan sang kẽ ngón khác. Tổn thương ban đầu bợt trắng hơi bong vảy, nổi một số mụn nước, ngứa nhiều, gãi trợt da, có nền đỏ, có khi viêm nề, sưng tấy do nhiễm khuẩn thứ phát, khi đó bệnh nhân có thể sốt, hạch bẹn sưng. Nấm có thể lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, đôi khi có mụn nước sâu dạng tổ dỉa ở lòng bàn chân (dị ứng thứ phát). 

Trường hợp do loài nấm Trichophyton thì tổn thương thường đỏ, róc da ở gót chân, rìa bàn chân, các kẽ chân, và có khi có mụn nước sâu hoặc có tổn thương ở móng, móng sẽ mủn trắng vàng... 

Cần chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh da khác: á sừng bàn chân, tổ đỉa thể khô, eczema tiếp xúc... 

4. Nấm vẩy rồng: (bệnh Tokelau) 

- Căn nguyên: do nấm Trichophyton concentricum hay gặp ở miền núi như ở Tây nguyên, Trường Sơn 

-Triệu chứng lâm sàng: khi nhiễm nấm xuất hiện nhiều vảy da, vảy bám trên nền da bình thường, da không viêm, không có mụn nước. Đám da tổn thương có hình tròn đồng tâm, xếp lên nhau như ngói lợp, vảy da mỏng như vỏ khoai tây, một bờ bám vào da, một bờ tự do bay lất phất, tổn thương thường xuất hiện ở lưng, ngực, bụng, cánh tay. 

-Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều làm mất ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh. 

-Tiến triển: không bao giờ tự khỏi, mang tính địa phương, dễ lây lan trong gia đình, cần phải điều trị kịp thời. 

- Chẩn đoán cận lâm sàng: cần xét nghiêm vảy da tìm sợi nấm 

- Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt với bệnh da cá (ichthyosis). 

5.Nấm móng: (Onychomycosis). 

- Căn nguyên: thường do các loài trichophyton hoặc microsporum gây nên. 

- Vị trí: thường xuất hiện ở móng tay và móng chân. 

-Triệu chứng lâm sàng: bị một móng sau lan dần ra các móng khác (hàng tháng). Thường bắt đầu ở bờ tự do của móng hoặc ở gốc móng, khi có đám nấm ở mu bàn tay lan xuống. Tổn thương ban đầu thường có điểm trắng, móng mất độ bóng, điểm trắng đục hoặc hơi vàng to dần, móng trắng mủn hoặc màu vàng mủn ra như ruột sậy. Móng dần dần bị ăn vẹt, xù xì biến dạng, đôi khi tách khỏi nền móng. 

- Cận lâm sàng: cần cạo vảy móng đem soi tìm sợi nấm hay bào tử đốt. 

- Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh vảy nến móng, các móng cùng bị một lúc và trên da cũng có tổn thương vảy nến, móng, xét nghiệm nấm âm tính. Các bệnh móng khác: viêm quanh móng do vi khuẩn, hoặc bệnh nấm móng do nấm men Candida bệnh này thường gây viêm ở quanh chân móng, đôi khi có dịch mủ và loạn dưỡng móng. 

6. Nấm tóc: 

 Bệnh trứng tóc (hay còn gọi là bệnh tóc hột) căn nguyên do các loài nấm piedra alba (Trichosporon beigloi) gây trứng tóc trắng, và piedra nigra gây trứng tóc đen. ở Việt Nam thường gặp loại piedra nigra (Piedra hortai) chủ yếu gây tổn thương ở tóc. Điều kiện thuận lợi để nấm gây bệnh khi để tóc ẩm, như gội đầu ban đêm, đội mũ ngay sau khi gội đầu, hay gặp ở nữ nhiều hơn nam, lây truyền khi dùng chung mũ lược. Khi nhiễm nấm thì dọc theo thân tóc có các hạt nhỏ bằng hạt vừng màu đen bám chặt vào thân tóc. Các hạt nhỏ chính là sợi nấm và bào tử đốt tạo nên rất cứng và chắc làm gãy thân tóc. Nấm lan từ sợi tóc này sang sợi tóc khác. 

 Nấm tóc do Microsporum hoặc Trichophyton: Trên da đầu có các đám đỏ, hình tròn, hình ô van, bong vảy, ranh giới rõ, tóc bị phạt gãy cách da đầu 1 vài mm, có khi chỉ còn chấm đen, chân tóc có thể có bự trắng như nhúng trong bột, hay còn gọi chân tóc "đi bít tất" vẩy da thường có màu trắng hay màu trắng xám. Triệu chứng cơ năng: rất ngứa. Bệnh có thể lây từ chó mèo sang người. 

Thể thâm nhiễm mưng mủ: (Kerion de celse) bị vùng đầu, có các ổ mủ ở nang lông (áp xe nang lông) liên kết thành 1-2 đám viêm mạnh, giới hạn rõ, trên mặt đầy vảy mủ, cạy các vảy ra có các hố lõm có mủ màu vàng, mủ rất hôi, trông giống tổ ong, tóc bị trụi. 

- Chốc đầu lõm chén (Favus) do T. schoenlenii, tính chất viêm mạn tính có những đám da hình lõm chén đường kính 10 - 15 mm, bờ gờ cao và không đều, tóc rụng nhưng mất độ bóng, từ tổn thương bốc lên một mùi hôi như mùi chuột chù. Bệnh kéo dài và teo da dần, khi chữa hết nấm tóc cũng không mọc lại được do tạo sẹo, bệnh nhân bị hói đầu. 

Chẩn đoán cận lâm sàng: xét nghiệm cạo vảy da hoặc nhỏ chân tóc đem soi tìm sợi nấm. 

Chẩn doán phân biệt: trên lâm sàng cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau: 

- Rụng tóc pelade. 

- Rụng tóc da dầu. 

- Viêm chân tóc. 

- Chốc do liên cầu. 

III-Điều trị nấm nông

1. Nguyên tắc: phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan trong đơn vị. 

Điều trị phải bôi, liên tục, đúng phác đồ, đủ thời gian. Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng. 

-Tránh cạo gãi chà xát gây viêm da, eczema hoá và nhiễm khuẩn phụ. 

- Khi nấm lây truyền trong tập thể thì phải điều trị hàng loạt, điêù trị một đợt đột kích 

- Bôi thuốc đúng nồng dộ thích hợp. 

- Kết hợp biện pháp VSPB, giặt luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi. 

- Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, kiến khoang, tránh thói quen mặc quần áo lót chặt, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo. 

2.Điều trị tại chỗ bệnh nấm da

Nấm đơn thuần

Biểu hiện da là mảng có màu hồng, ngoài rìa có nhiều mụn nước (diễn tiến ly tâm) và trung tâm thường nhăn nheo, theo thời gian nếu không điều trị mảng lớn dần ra ngoài. Bệnh nhân ngứa nhiều lúc trời nóng, ra mồ hôi hay về đêm.

Nấm chàm hóa

   Thường do bôi thuốc không đúng cách hay gãi nhiều. Tổn thương da lúc này thường chảy nước nhiều và diễn tiến ly tâm không còn rõ. Bệnh nhân ngứa nhiều và rất thường xuyên trong ngày, tăng lên khi trời nóng hoặc khi bôi thuốc (nếu bôi không đúng).

Nấm chàm hóa bội nhiễm

   Hình ảnh giống như nấm chàm hóa kèm theo mủ hay sưng đau. Nếu nặng có thể có hạch vùng, nóng sốt gây đi lại khó khăn nếu ở vùng bẹn hay chi dưới.

       Để điều trị nấm da thông thường có thể dùng thuốc uống hay thuốc bôi. Đối với thuốc bôi, trên thị trường có sẵn các loại thuốc đóng ống hơn là pha chế theo công thức của thầy thuốc như trước đây. Thuốc thường được sử dụng thuộc nhóm Imidazole .

       Thường có 3 nhóm thuốc:

              -  Thuốc chống nấm đơn thuần

              -  Thuốc chống nấm + corticoides

              -  Thuốc chống nấm + corticoides + kháng sinh

Thuốc bôi tại chỗ điều trị nấm da

Thuốc bôi kháng nấm đơn thuần

 

Họ thuốc

Tên khoa học

Số lần thoa trong ngày

Imidazole

Ticonazole

2

Clotrimazole

2

Miconazol

2

Ketoconazole (Nizoral)

1

Econazole

2

Oxiconizole

2

Sulconizole

2

Allylamines

Naftifine

2

Naphthionates

Tolnaftate

2

Substituted pyoiodone

Ciclopiroxalamine

2

Các thuốc chống nấm khác

BSI

2

ASA

2

Castellani (mỡ)

2

Withfield

2