Bệnh da do ánh nắng

 

I. Đại cương
Ánh sáng mặt trời gồm 3 vùng: Ánh sáng trắng, ánh sáng cực tím (UV), ánh sáng hồng ngoại (ánh sáng nhiệt). Tuy nhiên những tia nắng có bước sóng ngắn đã bị hấp thu ở tầng khí quyển, chỉ những tia có bước sóng dài mới tác dụng trên da.


* Cảm ứng ánh sáng (photosensitive).
- Phụ thuộc màu da.
- Người trẻ bình thường thì cảm ứng ánh sáng là 100%.
- Trẻ em = 5%.
- Người 60 – 90 tuổi = 65%.
- MED (Minimal- Erythema-Dose) cảm ứng ánh sáng liều tối thiểu.
Ánh nắng về mùa xuân, mùa hạ ảnh hưởng nhiều tới da người. Tuy nhiên những tia nắng có bước sóng ngắn đã bị hấp thu ở tầng khí quyển, chỉ những tia có bước sóng dài mới tác dụng trên da. Người ta chia bệnh da do ánh nắng làm 3 loại: 
Bệnh da do ánh nắng do tác nhân bên ngoài.
Bệnh da do ánh nắng do tác nhân bên trong.
Bệnh da do ánh nắng tự phát.

II- Bệnh da do ánh sáng do tác nhân bên ngoài


1. Nhiễm độc ánh nắng là phản ứng xảy ra cho nhiều người với 2 điều kiện:

- Có một chất cảm quang ở bề mặt da hay trong các lớp da.
- Vùng da đó được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời với bước sóng nhất định và khi đó có thể xuất hiện nhiễm độc da do ánh sáng. 
Bệnh do tác dụng trực tiếp của ánh nắng trên da, người nào cũng có thể bị nhiễm độc ánh nắng. Thương tổn do nhiễm độc ánh nắng có thể vừa gây ra tại chỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng lại vừa gây ra ở những nơi không tiếp xúc với ánh nắng. Các tác nhân gây ra nhiễm độc ánh nắng là các hoá chất sử dụng tại chỗ hoặc toàn thân.

* Thuốc và hoá chất sử dụng tại chỗ:
Các thuốc mầu: Eosin; Fluorescein; Hồng Bengale.
Kháng sinh vòng Cyclin (Tétracyclin và các thuốc tương tự).
Goudron và hợp chất: Acridine Anthracène, Benzopyrene, Naphralenè, Phenanthrene.
Phenonthiazine, Promethazine, Chlorpromazine.
Sulfamide và hợp chất.
Thuốc có Halogène.
Peroxepde de Benzoyle.
Tretinoine.

* Thuốc và hoá chất dùng đường toàn thân:
Kháng sinh vòng: Tetracyclin; Doxycyclin; Lymecycline; Metacycline; Minocycline.
Quinolon: acide Nalidixique; Acide oxolinique; Acide Pipemidique; Acide Pyromydique; Flumequine; Ciprofloxacine; Ofloxacine, Rosoxacine; Pefloxacine.
Phenothiazine: Chlorpromazine; Thioridazine; Promethazine. 
Sulfamides: Sulfonamide; Sulfonynamide; Thiazidique.
Hematoporphyric.
Các thuốc chống ung thư: Dacarbazine; 5fluouraxin; Mitomycine; Vinblastin.

Biểu hiện lâm sàng:Sau 5 - 20h từ khi bắt đầu tiếp xúc với ánh nắng sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng giống bỏng nắng, như ban đỏ, phù, xuất hiện bọng nước. Bệnh nhân có cảm giác rát tại thương tổn. Thương tổn khỏi bong vảy để lại vết đậm sắc tố kéo dài.
Thương tổn khu trú trước hết ở vùng hở, chủ yếu ở chi trên, nhưng có thể xuất hiện cả vùng được quần áo che kín.
Thể lâm sàng:
Viêm da bãi cỏ: Bệnh thường gặp ở những người sau khi tắm biển, tắm sông, nằm phơi nắng lâu trên bãi cỏ vào những ngày trời nắng (Nắng có cường độ càng mạnh càng dễ bị và khi bị càng nặng). Bệnh xuất hiện sau 1 vài giờ phơi nắng. Thương tổn bao gồm hồng ban, mụn nước, bọng nước. Vị trí thương tổn là những vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhất là những bệnh nhân đã sử dụng tại chỗ hoặc toàn thân các hoá chất nói trên, có khi gặp ở người ăn cần tây, quả sung, cây bạch chi, mứt bạch chi , cà rốt.
Viêm da đậm sắc tố thành vòng: Bệnh thuộc loại phản ứng nhiễm độc ánh sáng cấp tính. Tuy nhiên biểu hiện lâm sàng lại xuất hiện đậm sắc tố từ từ theo vết (theo dòng chảy). Bệnh thường xuất hiện sau khi dùng nước hoa.
Vị trí: 2 bên cổ.

2. Dị ứng với ánh nắng:Bệnh xuất hiện chậm và kín đáo hơn so với nhiễm độc ánh nắng. 

* Biểu hiện lâm sàng:
Bệnh xuất hiện 24h sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Thương tổn bắt đầu ở vùng hở sau đó có thể lan ra khắp người.
Thương tổn da có thể là chàm cấp tính, sẩn ngứa, mày đay. Các bệnh này thường tiến triển mạn tính. Bệnh thường có liên quan đến tiền sử sử dụng các thuốc tại chỗ và toàn thân như kháng histamin, chlorpromazin, thuốc giảm đau tại chỗ, các kem chống nắng chứa Aminobenzoique, các thuốc dùng toàn thân như griseofulvin, các quinidine.


Nhiễm độc ánh sáng - Phản ứng liên quan ðến nhiều ngýời.- Thương tổn cơ bản: Hồng ban => bọng nước => xạm da.- Xạm da tồn lưu.- MED giảm so với bình thường 3 – 4 lần.

Dị ứng ánh sáng - Phản ứng từng người.- Tổn thương cơ bản: Bọng nước, sẩn, mụn nước.- Không có xạm da tồn lưu.- MED bình thường hoặc hơi thấp.

III- Bệnh da do ánh nắng do tác nhân bên trong:
Do rối loạn chuyển hoá Porphyrine.
Do rối loạn chuyển hoá acide Tryptophane thường là hồng ban dạng Pellagroide.

IV- Bệnh da do ánh sáng có tính chất bẩm sinh:

1. Sẩn ngứa do ánh nắng
Sẩn ngứa mùa hè
Thường gặp ở nữ.
Bệnh phát ra và nặng vào mùa hè. Bắt đầu là dát đỏ, ngứa sau đó mọc các sẩn. Sẩn kích thước bằng hạt ngô, chắc, nổi cao lên mặt da. Có khi có sẩn huyết thanh hoặc sẩn phù (giống mày đay). Da vùng thương tổn khô ráp, hằn cổ trâu; Lỗ chân lông giãn rộng, sẩn mất đi sẽ để lại sẹo nhỏ trắng, đôi khi để lại sẹo teo.
Thương tổn có thể xuất hiện ở môi với đặc tính phù, có vảy da vảy tiết, có khi môi khô, nứt.
Thương tổn khu trú ở vùng hở.
Tiến triển: Tái phát, không bao giờ tự khỏi.

2. Mụn nước dạng ngưu đậu:Bệnh có tính chất bẩm sinh. Thương tổn xuất hiện ở trẻ từ 2-5 tuổi, có khi phát sớm hơn từ 8 tháng đến 1 tuổi.
Triệu chứng: 
+ Trẻ kém ăn, thường buồn nôn hoặc nôn mửa.
+ Ngứa.
+ Thương tổn da: Dát đỏ, trên nền dát đỏ có mụn nước, bọng nước mọc rải rác hoặc cụm lại. 

Mụn nước (bọng nước) lõm ở giữa giống như đậu mùa hoặc thuỷ đậu. Mụn nước khô đóng vảy tiết đen. Hai tuần sau vảy tiết bong đi để lại sẹo trắng lõm (sẹo teo). Các thương tổn khu trú ở vùng da khô.
Bệnh phát ra và nặng vào mùa hè, đến 20-30 tuổi bệnh sẽ giảm và có thể khỏi.

3. Khô da đậm sắc tố:
Bệnh có tính chất bẩm sinh.
Bắt đầu từ 1 tuổi (4/5 các ca bệnh phát ra ở 1 tuổi - 3 tuổi, có khi 14 - 15 tuổi mới xuất hiện).
Bệnh xuất hiện sau khi ra nắng. Đặc điểm:
Da đỏ, phù nhẹ.
Mụn nước, bọng nước mọc trên nền da đỏ giống như chàm. Mụn nước dập vỡ đóng vảy tiết, vảy tiết bong ra để lại vết sắc tố, sẹo teo, da khô.
Các thương tổn trên khu trú ở vùng hở.
Thương tổn khác:
Trẻ sợ ánh sáng.
Niêm mạc có khi thâm đen.

V- Phòng và điều trị bệnh da do ánh sáng :

1. Phòng bệnh:
Bảo vệ da bằng cream chống nắng.
Hạn chế ra nắng. Nếu ra nắng phải đeo kính râm, đội nón, mũ rộng vành.

2. Điều trị:
Giải cảm ánh nắng: Bắt đầu chiếu UV liều rất nhẹ (thấp hơn liều sinh vật) sau đó tăng lên từ từ.
Thuốc dùng theo đường toàn thân:
Thuốc kháng sốt rét tổng hợp:
Chloroquin; Nivaquin viên 10mg
Hydrochloroquin (Plaquenil) viên 200mg, Callagenan viên 60mg
Liều lượng: 2 viên 1 ngày chia làm 2 lần x 20 ngày, uống thuốc 7 giờ trước khi ra nắng.
Chống chỉ định: - Phụ nữ có thai 
- Những bệnh nhân đang bị vảy nến.
Chú ý: Phải theo dõi các rối loạn về thị giác 4 tháng kiểm tra 1 lần.
Thuốc có caroten 
Phenoro: Liều lượng 1 nang/10kg cân nặng/ngày x 3 tuần.
Uống trong khi ăn sau 3 tuần dùng nửa liều điều trị ban đầu.
Vitamin PP:
Chỉ dùng khi bệnh nhân bị Pellagra.
Liều lượng: 500mg/24h chia làm 4 lần. 
Các trường hợp cụ thể:
Mụn nước dạng ngưu đậu 
Ngoài bôi các thuốc chống tác dụng của ánh nắng cho thêm vitamin B6. Các dung dịch sát khuẩn (không được dùng thuốc đỏ, không dùng Eosin, castéllani). 
Các trường hợp nhạy cảm ánh nắng do thuốc:
Ngừng các thuốc gây ra nhạy cảm ánh nắng.
Điều trị bằng những sản phẩm Carotenoide kéo dài phối hợp với những chất chống tác dụng của ánh nắng tại chỗ. 
Chống lại ánh nắng:
Các loại cream chống nắng.
Tấm chắn (Écran): người ta có thể dùng một số chất có vai trò như tấm chắn như oxyt kẽm, dioxyt titan.
Tấm lọc (filtre): Dùng một số hoá chất có vai trò như tấm lọc: axit paraaminobenzoic (acide Paraaminobenzoique) các este của axit 2 Phenyl-benzimidazol 5 sulfonic, các hợp chất Phenone.