Viêm da do Demodex
- Chi tiết
- Chuyên mục: Viêm da do Demodex
- Được đăng ngày 10 Tháng bẩy 2010
- Viết bởi Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
- Lượt xem: 13873
Viêm da do Demodex là bệnh gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp, ký sinh tạm thời ở nang lông, tuyến bã ở người và súc vật. Demodex trở thành tác nhân gây bệnh khi tập trung với số lượng lớn trên vảy da, nang lông. Có hai loài Demodex ngoại ký sinh gây bệnh trên người đó là Demodex và Demodex brevis. Bệnh viêm da do Demodex đã được y văn trên thế giới đề cập từ khá lâu (thập niên 50 của thế kỉ 20). Năm 1840 Tulk là người đầu tiên công bố Demodex ở chó. Demodex flliculorum được mô tả bởi Berger năm 1842 và Demodex brevis đã tìm được trên da người năm 1963 do Akbulatova
Demodex thuộc họ ve mạt, sống ký sinh trong nang lông hoặc vùng gần nang long trên người và thú. Là một loại ký sinh trùng thuộc ngành đông vật chân đốt (Arthropoda) nhỏ nhất – Lớp: Nhện(Arachnida) – Bộ: Ve (Acarina) – Họ: Demodicidae – Giống Demodex – Loài: có khoảng 65 loài sống trong hoặc gần các nang lông của động vật có vú.
Hình thể: Gồm đầu, cổ, cơ thể và đuôi. Demodex không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, được nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học
Khi trưởng thành D.folliculorum có chiều dài 0,3-0,4mm, D.brevis 0,15-0,2mm, có bốn cặp chân ngắn gần khu vực đầu và cổ. Chỉ có ba cặp chân ngắn gần khu vực đầu khi còn là ấu trùng hoặc nhộng. phần ngực. Trưởng thành có 4 đôi chân ngắn ở 2 bên, cuối là đuôi. Phần đầu có 2 râu ở 2 bên , Mỗi nang lông có thể có 1- 25 con Demodex.
Có 2 loài Demodex thường gặp ký sinh trên người, là những ký sinh trùng sống ở mặt và nang lông.
Demodex thường sống thành đôi, vòng đời trong khoảng thời gian 18-24 ngày trên vật chủ của nó. Con cái đẻ 20-24 trứng trong nang tóc. Demodex có thể làm tổn hại nặng ở da mặt, thường bắt đầu ở tuổi trung niên khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu và chúng tăng sinh số lượng nhanh chóng.
Loại dài: Demodex folliculorum, sống ở nang lông
Loại ngắn: Demodex brevis , sống ở tuyến bã
Cả 2 loại sử dụng chất béo làm nguồn dinh dưỡng.
Chu kỳ sống của demodex có năm giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và con trưởng thành. Giai đoạn trứng 12 giờ, giai đoạn ấu trùng 60 giờ ,tiền nhộng 36 giờ, nhộng 72 giờ và trưởng thành 60 giờ. Mất khoảng 3-4 ngày từ giai đoạn trứng đến tiền nhộng. khoảng 7 ngày từ nhộng phát triển thành con trưởng thành. Đời sống kéo dài khoảng vài tuần. Con trưởng thành sống 5-6 ngày trong nang lông, có thể di chuyển trên da đặc biệt về đêm với tốc độ 8- 16 mm / giờ.
Demodex thích sống trong môi trường nóng ẩm và hoạt động mạnh trong bóng tối. Chu kỳ sống qua 5 giai đoạnSự thụ tinh sẩy ra ở miệng nang lông, sau khi thụ tinh, con cái đào hang đến tuyến bã đẻ trứng ở đó, con cái đẻ 20 – 25 trứng trong một nang lông và sống 5 ngày sau đẻ trứng. Khi trứng nở , qua nhiều giai đoạn thay lông, đến giai đoạn thay lông cuối cùng Demodex mới bò lên từ miệng nang lông đã mở sang nang lông khác , ở nang lông mới sự thụ tinh bắt đầu và cho ra thế hệ mới.
Miệng của những con ký sinh trùng này giống như chiếc kim sắc, nó có thể đốt trực tiếp vào trong tế bào để hút chất dinh dưỡng. Demodex ăn nhứng tế bào chết, hormone và chất dầu có trong chất bã. Có thể di chuyển chậm với vận tốc 8-16 cm trong một giờ. Chúng thích môi trường ẩm ướt, ấm và trở nên hoạt động nhiều nhất trong bóng tối.
Demodex folliculorum cái ngắn hơn và tròn hơn con đực. Cả hai đều có bộ phận sinh dục ngoài. Sau khi giao cấu ở trên bề mặt của da, chúng đi sâu vào bên trong da và đẻ trứng ở nang long hoặc tuyến bã, mang theo vi khuẩn và bài tiết ra chất thải, chết ở trong da ngay sau khi đẻ trứng. Sau khi chết xác của chúng hóa lỏng và phân hủy trong da.
Demodex có thể sống mọi nơi trên cơ thể nơi có nang lông và tuyến bã, nhiều nhất ở mặt đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Những khu vực này có điều kiện thích hợp nhất để chúng sống, sinh sản và là nơi có nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự phát triển. Demodex flliculorum cũng có thể sống ở chân lông mi và có thể đó là lý do gây ra viêm, ngứa và nhiễm trùng mi mắt. Chân tóc cũng thường bị nhiễm trùng với biểu hiện ngứa.
Hay gặp nhất ở mặt : Mi mắt, mũi, má, trán, thái dương, xung quanh miệng, rãnh mũi má, ống tai ngoài ). Ngoài ra Demodex còn tìm thấy trên da đầu, ngực , lưng, đầu vú, ở qui đầu, mu sinh dục, mông. Thông thường nơi có mật độ tuyến bã cao thì tỉ lệ nhiễm Demodex cũng cao, ở người khoẻ mạnh tỉ lệ nhiễm Demodex khoảng 25% đến 50 %, nhưng bị bệnh viêm da do Demodex chỉ chiếm 2,1 % tổng số các bệnh da.
Bệnh tuy không khó chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên vì đặc điểm lâm sàng đa dạng nên chúng ta dễ nhầm lẫn với bệnh viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng. Mặt khác, vị trí tổn thương hay gặp ở vùng mặt khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Lây truyền :
Viêm da do Demodex thường hay gặp ở da mặt, ở lứa tuổi trung niên, khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì chúng nhanh chóng tăng sinh số lượng gây nên tình trạng viêm.
Người ta ước tính rằng khoảng 1/3 trẻ em và thanh niên trẻ tuổi, 1/2 của người lớn và 2/3 của người cao tuổi mang Demodex. Tỷ lệ trẻ em thấp hơn có thể là do trẻ em sản xuất bã nhờn ít hơn so với người lớn tuổi, hiếm khi tìm thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Đường lây: Lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể là do bụi có chứa trứng bám vào da, hoặc đồ dùng chung. hôn, cọ má , sử dụng khăn chung.
Một số yếu tố thuận lợi: Da tiết bã nhờn nhiều; Da mặt bẩn; Thương tích xây sát ; Môi trường độ ẩm; Mỹ phẩm kích ứng ; Hiệu ứng thuốc bôi.
Có trường hợp nhiễm Demodex mà không có biểu hiện lâm sàng, chỉ khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống và số lượng Demodex nhiều mới có biểu hiện lâm sàng, có thể nhiễm ký sinh trùng vài tháng, vài năm mới biểu hiện bệnh.
Cơ chế sinh bệnh của Demodex:
- Tắc nghẽn nang lông và tuyến bã -> giảm bài tiết chất bã ra ngoài , tạo vẩy da.
-Vai trò của vi khuẩn
- Phản ứng của cơ thể tạo u , hạt với vật thể lạ là chất Chitin có trong xương của Demodex
- Sau khi chết xác của Demodex hoá lỏng lắng đọng trong da
- Phản ứng miên dịch của cơ thể.
Demodex có thể sống mọi nơi trên cơ thể nơi có nang lông và tuyến bã, nhiều nhất ở mặt đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Những khu vực này có điều kiện thích hợp nhất để chúng sống, sinh sản và là nơi có nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự phát triển.
Demodex flliculorum cũng có thể sống ở chân lông mi và có thể đó là lý do gây ra viêm, ngứa và nhiễm trùng mi mắt. Chân tóc cũng thường bị nhiễm trùng với biểu hiện ngứa.
Miệng của những con ký sinh trùng này giống như chiếc kim sắc, nó có thể đốt trực tiếp vào trong tế bào để hút chất dinh dưỡng. Demodex ăn những tế bào chết, hormone và chất dầu có trong chất bã. Có thể di chuyển chậm với vận tốc 8-16 cm trong một giờ. Chúng thích môi trường ẩm ướt, ấm và thường hoạt động nhiều nhất trong bóng tối.
Demodex sống bên trong các tuyến bã nhờn và nang lông, hút chất dinh dưỡng và làm hư hại tế bào. Sau khi giao phối chúng đào hang vào da, đẻ trứng, gây nên nhiễm khuẩn và nhiễm trùng da. Trong suốt giai đoạn của chu kỳ cuộc sống của chúng, những con ve phá hủy da bài tiết chất thải, đẻ trứng và chết. Sau khi chết, xác chết của chúng trở thành chất lỏng và phân hủy bên trong da gây ra phản ứng dị ứng.
Lâm sàng
Demodex làm tắc nghẽn các nang và ống dẫn của tuyến bã nhờn làm tăng sản biểu mô, xác và chất thải của Demodex có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Các loại tổn thương do Demodex gây ra: Đám đỏ da, mụn mủ, sẩn đỏ, giãn mạch, có thể gây rụng lông mày, lông my, rụng tóc, viêm bờ mi.
Ngứa, rát vùng tổn thương.
Có ba thể chính:
+ Viêm nang lông dạng vảy phấn (thể nhẹ nhất): thương tổn là đám da đỏ, bề mặt có những vảy da, nút sừng ở nang lông, bệnh nhân có cảm giác kiến bò trên da.
+ Viêm da Demodex dạng trứng cá đỏ.
+ Trứng cá đỏ thể u hạt (thể này ít gặp, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch).
Hai thể đầu thường gặp ở những người sử dụng thuốc hoặc mỹ phẩm chứa corticoids dài ngày. Thời gian gần đây tình trạng phụ nữ dùng mỹ phẩm trôi nổi, không rõ xuất xứ làm trắng da, trị nám hoặc trị mụn trứng cá trở nên phổ biến. Thành phần chính của các mỹ phẩm này là corticoids – tác nhân gây teo da, dãn mạch, phát ban dạng trứng cá (từng được đề cập trên báo Tuổi Trẻ) và bệnh viêm da do Demodex.
Viêm da do Demodex thường đi khám với triệu chứng không dặc hiệu: ngứa mặt kèm theo đỏ da , vẩy da, mụn mủ ở nang lông , viêm da quanh miệng , viêm bờ mi, viêm da dầu hoặc giống trứng cá.
Đa số bệnh nhân bị bỏ sót, không được chẩn đoán viêm da do Demodex thường chẩn đoán nhầm với bệnh viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng. Mặt khác, vị trí tổn thương hay gặp ở vùng mặt khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến chất lượng thẩm mỹ cuộc sống. Các loại tổn thương do Demodex gây ra: Đám đỏ da, mụn mủ, sẩn đỏ, giãn mạch, có thể gây rụng lông mày, lông my, rụng tóc, viêm bờ mi, ngứa (cảm giác kiến bò), rát vùng tổn thương.
Viêm da do demodex ở vị thành niên thường xuyên chẩn đoán nhầm là mụn trứng cá vị thành niên.
Viêm da do demodex nhiều lần và nghiêm trọng thường để lại da mặt thô ráp và xấu xí.
Thông thường, các lỗ chân lông trên mũi, cằm, trán và má trở nên rộng hơn, mụn trứng cá có thể phát triển, sau một thời gian, da mặt có thể trở thành màu đỏ, các mao mạch nổi dày lên 2 bên cánh mũi.
Cảm giác kiến bò trên da mặt: thường xuất hiện trên trán, mũi, má, đặc biệt là vào buổi tối và ban đêm. Thường là giai đọan khi chúng giao phối. Nhiều người không nhận thức được rõ thời gian, bởi vì nó bắt đầu một cách từ từ và trở thành một phản ứng tự động. Bạn có thể quan sát thấy nhiều vết trầy xước trên khuôn mặt của bệnh nhân mà họ không nhận ra.
Ngứa trên da đầu là nguyên nhân gây ra trầy xước da đầu, như chí và gàu (nên được loại trừ để xác định điều trị cho thích hợp).
Rụng tóc: trong một số trường hợp, rụng tóc sớm có thể liên quan với các hoạt động Demodex tại các lỗ chân lông.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị: loại bỏ ve demodex sớm; chống nhiễm trùng
- Nếu bạn loại bỏ những con ve Demodex, bệnh nhiễm trùng sẽ dừng lại và làn da của bạn sẽ mịn màng và mềm mại trở lại, lỗ chân lông của bạn sẽ trở nên nhỏ hơn và chất dầu sẽ giảm tiết hơn.
- Điều trị nên được bắt đầu sớm vì ve demodex rất dễ lây và lây lan nhanh thông qua việc ôm, hôn nhau, sử dụng khăn chung... Tuy nhiên, không phải là tất cả. Phần lớn, những người bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu của bệnh lý (chỉ có khoảng 10% là có vấn đề về da - có thể là do hệ miễn dịch yếu hoặc vì nhiều lý do khác).
- Người bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu nhìn thấy được cũng có thể truyền ve cho người khác. Một khi bị nhiễm, thời gian ủ bệnh có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
- Có sản phẩm mỹ phẩm rất tốt nhưng thực sự giúp ve tồn tại và sinh trưởng nhanh, mỹ phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng làm cho ve demodex rất hạnh phúc với chúng.
Cụ thể:
Rửa sạch mặt hai lần mỗi ngày với một chất tẩy rửa không xà phòng
Tránh các chất tẩy rửa dầu và trang điểm nhờn
Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ các tế bào da chết.
Nên kết hợp cả bôi và uống Metronidazol:
* Thuốc bôi : - Thuốc diệt Demodex : mỡ Metrogyl x ngày 2 lần hoặc Benzyl benzoat dung dịch 10% và 25% thuốc bôi
- Thuốc bạt nút sừng ở lỗ chân lông: A.Salicylic, hoặc VitaminA acid
* Uống : Metrinidazol ( Klion ) viên 0,25g x 2 viên / ngày x 14 ngày; Hoặc Tinidazol viên 0, 5 g x 1 viên / ngày x 14 ngày; Hoặc ivermectin.
-Có trường hợp phải dùng phác đồ trên ( Bôi và uống ) trong thời gian 28 ngày.
Để xác định bệnh và điều trị cần phải được thầy thuốc da liễu khám và chỉ định.
Kỹ thuật xét nghiệm demodex
Dùng dao mổ tiệt trùng cạo vẩy da trên nang lông, cạo sâu hơn cạo nấm nhằm lấy được hầu hết bề mặt của lớp sừng và một phần nang lông. Tập chung bệnh phẩm trên lam kính, nhỏ 1 giọt KOH 40%. Để 2- 3 giờ đọc kết qủa với kính hiển vi độ phóng đại thấp ( vật kính 4 hay 10 ) soi thấy hình như giải phẩu mô tả.
Nếu ≥ 5 con / Vi trường : Demodex là căn nguyên gây bệnh
Nếu < 5 con / Vi trường : Demodex không phải là căn nguyên gây bệnh
Xét nghiệm tìm Demodex trước khi bắt đầu điều trị là rất quan trọng, để xác định rõ Demodex là nguyên nhân làm cho da bệnh nhân có vấn đề. Một kỹ thuật được thực hiện chính xác sẽ nhận biết sự hiện hiện và đếm số lượng của Demodex.
Kỹ thuật được thực hiện bởi các bác sỹ da liễu, hoặc những kỹ thuật viên đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Khi xét nghiệm có Demodex thì bệnh nhân sẽ được điều trị cho đến khi xét nghiệm kiểm tra lại không còn Demodex. Việc lặp lại xét nghiệm kiểm tra là cần thiết để xác định Demodex đã mất đi hoàn toàn sau điều trị và có thể theo dõi tiến triển của điều trị, ngay cả khi triệu chứng không còn, tuy nhiên chúng có thể tiếp tục nhân lên lại bệnh có thể sẽ tái phát. Chỉ ngừng điều trị khi kết quả không còn tìm thấy Demodex.
Đối với người có kinh nghiệm kỹ thuật này chỉ thực hiện khoảng năm phút.
Chuẩn bị dụng cụ:
-Kính hiển vi với hệ thống ánh sáng và tụ quang tốt, sử dụng độ phóng đại từ 40 đến 60 lần là đủ để phat hiện chúng. Cần nhìn chi tiết hơn dùng độ phóng đại 400 lần.
-Dụng cụ cạo chất bã. Một số dụng cụ đặc biệt để làm mục đích này. Nhưng có thể sử dụng một số dụng cụ như một cái dao nhỏ, không sắc, để không làm cắt da bệnh nhân.
-Dầu thực vật như là: dầu đậu, dầu mè . . . để hòa tan chất bã. Không sử dụng parafin, glycerin hay dầu gội.
-Găng tay cao su bảo vệ tránh không gây nhiễm Demodex, hoặc găng tay cho ngón tay sử dụng để nặn chất bã.
-Một lọ nhỏ để chứa dầu và một pipette nhỏ giọt.
-Chất sát khuẩn để làm sạch dụng cụ
-Bông cồn.
Lấy bệnh phẩm:
-Ghi tên, dán nhãn bệnh nhân và vị trí lấy bệnh phẩm lên lam kính.
-Nhỏ ba giọt dầu lên lam kính ở 3 vị trí khác nhau.
-Bác sĩ nên ngồi đối diện với bệnh nhân. Dùng ngón tay cái và ngón thứ hai bóp ở một bên cánh mũi bệnh nhân với một lực đủ mạnh để nặn chất bã tiết ra ngoài; Dùng dụng cụ chuyên biệt hoặc các dụng cụ tương tự để cạo lấy chất bã.
-Cho chất bã vừa lấy được vào giọt dầu thứ nhất và trộn đều để chất bã hòa tan trong dầu và phóng thích Demodex vào trong giọt dầu nếu chúng có trong bệnh phẩm. Làm tương tự như vậy đối với cánh mũi bên kia và chóp mũi. Bệnh phẩm từ ba vị trí này được hòa trong giọt dầu thứ nhất.
-Làm sạch và tẩy uế dụng cụ trước khi dùng nó cho vị trí lấy bệnh phẩm thứ hai.
-Dùng tay trái bóp nhẹ phần da trước trán giữa hai cung mày, dùng dao cạo theo chiều từ trên xuống và bắt đầu từ giữa trán cạo xuống tới gốc mũi, cạo với áp lực vừa đủ để có được bệnh phẩm, nên làm hai lần như vậy.
-Đặt bệnh phẩm lấy được vào giọt dầu thứ hai, trộn đều.
-Làm sạch và tẩy uế dụng cụ trước khi dùng nó cho vị trí lấy bệnh phẩm thứ ba.
-Lấy chất bã từ cằm. Bóp chặt cơ ở vùng cằm và cơ mặt tạo cho cơ ở vùng cằm căng ra. Cạo da bắt đầu từ môi xuống với áp lực vừa đủ để lấy được chất bã. Làm như vậy hai lần theo hai hướng khác nhau.
-Trộn bệnh phẩm lấy được với giọt dầu thứ ba
-Làm sạch dụng cụ đã sử dụng
Khảo sát dưới kính hiển vi:
-Đặt lam kính dưới kính hiển vi và kiểm tra từng giọt một. Quan sát thật cận thận và không sử dụng vật kính quá lớn khi bắt đầu, dùng độ phóng đại 40 đến 60 lần là đủ. Tăng độ phóng đại lên sau khi đã tìm thấy chúng và muốn nhìn rõ thêm chi tiết. Điều chỉnh ánh sáng và tập trung những gì cần xem như Demodex sống hay chết, trứng, ấu trùng và các phần còn lại của cơ thể.
-Đếm số lượng Demodex sẽ cho phép theo dõi tiến triển của bệnh bằng việc so sánh số lượng với lần sau. Ghi số lượng tìm được cho từng loài: dài (folliculorum) và ngắn (brevis) từ những vị trí khác nhau ở mặt.
-Nếu muốn nhìn thấy Demodex di chuyển thì nhiệt độ thích hợp là khoảng 28 oC đến 36oC, tối thiểu là 25 oC. Nếu cần thiết, làm ấm bằng cách giữ trong bàn tay. Demodex có thể sống ở ngoài vật chủ khoảng 36 đến 58 giờ ở trong giọt dầu.
-Ấu trùng và nhộng không bao giờ di chuyển nhưng nếu tăng độ phóng đại thỉnh thoảng có thể nhìn thấy miệng của chúng cử động.