Bệnh Zona
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bệnh Zona
- Được đăng ngày 10 Tháng bẩy 2010
- Viết bởi Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
- Lượt xem: 9874
1. Đại cương.
Bệnh zona là bệnh do virus thuộc nhóm Herpesvirus có ái tính với thần kinh gây ra. Bệnh hay gặp ở những người già, những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là ở bệnh nhân HIV/AIDS… Biến chứng thường gặp nhất là đau thần kinh sau zona, là một trong biến chứng khó điều trị. Tuy nhiên ở các thể zona đặc biệt như zona mắt, zona hạch gối, zona vùng cùng cụt gây nên biến chứng nghiêm trọng như liệt mặt hoặc tàn tật không hồi phục nếu như không điều trị kịp thời
Bệnh Zona là bệnh thường gặp, biểu hiện chủ yếu là những rối loạn ở da và thần kinh; nguyên nhân do varicella-zoster virus (VZV), một loại virus có hình thái học và kháng nguyên giống virus gây bệnh thuỷ đậu.
Bệnh Zona thường là kết quả của sự suy giảm hệ thống miễn dịch chống lại VZV tiềm ẩn. Những yếu tố khởi động bệnh: xạ trị liệu, một số loại thuốc, tổn thương thực thể, stress, nhiễm khuẩn...
Zona thường biểu hiện ở 1 hoặc nhiều dây thần kinh tuỷ sống hoặc dây thần kinh sọ não. Biểu hiện thần kinh và da tương ứng với vùng mà dây thần kinh đó chi phối.
Virút Varicella Zoster gây ra hai thể bệnh riêng biệt. Nhiễm khuẩn tiên phát gây bệnh thủy đậu, một bệnh rất hay lây nhưng thường lành tính, xảy ra thành dịch ở những trẻ cảm thụ. Sự tái hoạt sau này của virút Varicella Zoster tiềm ẩn trong các hạch rễ lưng tạo nên một phát ban ngoài da khu trú gọi là zona (giời ăn). Các đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào chuyên biệt cho virút bị giảm sút, hoặc xảy ra tự nhiên như một hệ quả của tuổi tác, hoạt động do các bệnh ức chế miễn dịch hoặc do thuốc điều trị bệnh nội khoa, làm tăng nguy cơ bị zona.Trên 90% người lớn ở Hoa Kỳ có chứng cứ huyết thanh của việc nhiễm virút Varicella Zoster và đều có nguy cơ bị zona (Choo PW, et al. 1995). Số mắc mới hàng năm của zona vào khoảng 1,5 – 3 trường hợp/1.000 người (Donahue JG, 1995; Ragozzino MW, et al. 1982). Tỷ lệ mắc mới 2 trường hợp/1.000 người đồng nghĩa với trên 500.000 trường hợp mới hàng năm tại nước Mỹ. Tuổi đời tăng là yếu tố nguy cơ chủ chốt của bệnh zona, số trường hợp mắc mới của zona ở những người trên 75 tuổi vượt quá con số 10 trường hợp/1.000 người-năm. Nguy cơ mắc zona trong suốt cuộc sống ước tính là 10 – 20% (Ragozzino MW, et al. 1982).Một yếu tố nguy cơ khác đã được xác định rõ của bệnh zona là tình trạng miễn dịch qua trung gian tế bào bị thay đổi. Những bệnh nhân (BN) có các bệnh lý về u tân sinh (đặc biệt các ung thư tăng sinh tố chức lymphô), những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch (gồm cả corticosteroid), và những người nhận ghép cơ quan là những thành phần có nguy cơ tăng cao bị mắc zona. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một bệnh lý ung thư tiềm ẩn ở những người bề ngoài có vẻ khỏe mạnh bị zona, là không hợp lý lắm (Ragozzino MW, et al. 1982). Yếu tố khởi động: Nhiễm khuẩn cấp và mạn như: viêm phổi, lao, giang mai, sốt do nhiễm siêu vi…, stress về tinh thần, làm việc quá căn thẳng, suy giảm về thần kinh và thể lực, người già yếu …
Những người HIV (+) có tần số mắc bệnh cao hơn những người có huyết thanh (-). Một nghiên cứu dài hạn cho thấy những người HIV (+) có tỷ lệ mắc zona mới là 29,4/1000 người – năm. So với 2/1000 người – năm ở nhóm HIV (-) đối chứng (Buchbinder SP, et al. 1992). Vì zona có thể xảy ra ở những người đã bị nhiễm HIV không triệu chứng, xét nghiệm huyết thanh có thể thích hợp ở những BN không có nguy cơ rõ ràng nào mắc zona (ví dụ những người có vẻ khỏe mạnh dưới 50 tuổi).
Đặc điểm phân biệt
Đặc điểm rõ ràng nhất của Zona để phân biệt với các bệnh khác là cảm giác đau đớn rất là dữ dội, thường ở một bên cơ thể. Tuỳ theo vị trí của san thương, nếu san thương ở vùng mắt thì có cảm giác như đau mắt rất là nặng, nếu san thương ở vùng tim thì có cảm giác như bị đau tim, ở những vùng bụng thì người bệnh có triệu chứng đau giả giải phẫu, tức là như bị giải phẫu. Đặc điểm rõ ràng nhất của Zona để phân biệt với các bệnh khác là cảm giác đau đớn rất là dữ dội, thường ở một bên cơ thể. Tuỳ theo vị trí của san thương, nếu san thương ở vùng mắt thì có cảm giác như đau mắt rất là nặng, nếu san thương ở vùng tim thì có cảm giác như bị đau tim, ở những vùng bụng thì người bệnh có triệu chứng đau giả giải phẫu, tức là như bị giải phẫu.Thế nhưng san thương này là ở ngoài da. Và người bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán ngay từ đầu vì bệnh có những biểu hiện rất rõ ràng, bệnh nhân đau nhức rất nhiều.Triệu chứng của Zona là các hồng ban, mụn nước mọc thành từng chùm, thường ở một bên cơ thể, gây cảm giác đau rát rất đặc biệt. Ban đầu khi san thương chưa xuất hiện, bệnh nhân có cảm giác như bị phỏng lửa, hoặc như dùng dầu xoa bóp nhiều nên bị nóng rát. Sau đó, hồng ban xuất hiện và trên đó có những chùm mụn nước, nhưng đặc biệt chỉ ở một bên, trái hoặc phải, theo sự phân bố của dây thần kinh trong cơ thể.Tuy nhiên, cũng có một tỷ lệ rất ít khoảng 1/1000 bệnh nhân bị Zona ở hai bên cơ thể, và đó là những trường hợp có sức suy giảm miễn dịch rất nặng như bệnh nhân ung thư hay bệnh nhân AIDS. Người bác sĩ thấy bệnh nhân bị san thương Zona ở cả hai bên cơ thể thì việc đầu tiên là phải tìm những bệnh ác tính có trong người bệnh nhân.
2. Nguyên nhân và sinh bệnh học
Nguyên nhân do Varicella Zoster virus (VZV).
Bệnh Zona là một bệnh hướng thần kinh và da do siêu vi (VZV)gây ra. Siêu vi này cùng nhóm với siêu vi gây bệnh thủy đậu. Bệnh Zona thường gặp ở người đã mắc bệnh thủy đậu trước đó và sau này được tái hoạt lại để gây bệnh Zona , tuy nhiên nguyên nhân gây tái hoạt chưa rõ.
Khi bị thuỷ đậu, hầu hết VZV bị tiêu diệt hết; một số còn sống sót, từ tổn thương ở da và niêm mạc xâm nhập vào các thụ cảm thể, theo các dây thần kinh cảm giác đi hướng tâm tới các hạch thần kinh cảm giác. Ở hạch VZV tồn tại ỏ dạng không hoạt động. Virus tồn tại ở dạng không hoạt động trong thời gian dài, gặp điều kiện thuận lợi (các yếu tố khởi động) virus sẽ tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Yếu tố khởi động: HIV/AIDS, các bệnh ung thư,...
Tổn thương Zona thường xuất hiện ở vùng trước đó có tổn thương thuỷ đậu nhiều nhất (vùng da chi phối bởi dây V1 và từ T1-L2), có thể đây vùng khi bị thuỷ đậu virus với số lượng lớn qua da vào dây thân kinh cảm giác nhất.
VZV từ thương tổn da và bề mặt niêm mạc liên tiếp xâm nhập vào thần kinh cảm giác và lan truyền theo tính hướng tâm theo bó sợi thần kinh đến hạch thần kinh cảm giác cạnh sống và ở đó dưới dạng tiềm tàng, im lặng và vô hại. Trong quá trình nhiễm VZV, virus có thể đi đến hạch theo đường máu do nhiễm virus máu tiên phát hoặc thứ phát. VZV tồn tại trong hạch cảm giác suốt đời dưới dạng tiềm ẩn. Không tìm thấy VZV trong hạch cảm giác bằng nuôi cấy trong ống nghiệm nhưng ở những người có huyết thanh VZV dương tính, người ta tìm thấy ADN của VZV trong hạch cảm giác sau khi người ấy chết. Có 4 trong 69 virion của virus có hoạt tính duy trì sự tiềm ẩn của virus.Bệnh xuất hiện tương ứng với thời kỳ tái hoạt của virus, nguyên nhân sự tái hoạt còn chưa được biết nhưng ngày nay người ta cho rằng do cơ thể suy giảm miễn dịch (liên quan đến suy giảm tế bào Lympho T). Tuổi, điều trị bệnh bằng các thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh u lympho, cơ thể mệt mỏi suy nhược lâu ngày, stress, điều trị tia xạ, mắc các bệnh ác tính, nhiễm HIV… những yếu tố thuận lợi làm tái hoạt virus có sẵn ở hạch thần kinh do nhiễm Varicella trong quá khứ.Khi sự đề kháng của ký chủ thấp, sự tái hoạt của virus làm cho virus nhiều thêm và lan truyền đến hạch gây viêm lan toả và hoại tử thần kinh, quá trình này thường kèm theo đau nhức dây thần kinh dữ dội. Sau khi vào hạch virus lại lan truyền ngược chiều ra thần kinh cảm giác gây viêm thần kinh lan toả và cuối cùng chúng đến da. Tại da thương tổn đặc trưng là mụn bọng nước thành chùm. Sự xuất hiện viêm dây thần kinh nhiều ngày trước khi xuất hiện ban đỏ. Sự thay đổi và viêm bó sợi thần kinh ở da trong ngày đầu tiên khi ban đỏ xuất hiện chứng tỏ thương tổn hạch cảm giác trước thương tổn da. Trong quá trình tái hoạt, VZV gây viêm lan toả và hoại tử tế bào thần kinh ở hạch cảm giác, tại đó chúng gây viêm lan rộng đến các thần kinh ngoại biên và da. Sự tổn thương cấp tính thần kinh ngoại biên và các nơron thần kinh ở hạch tạo ra triệu chứng đau. VZV gây viêm da làm tăng sự nhạy cảm của các nơ ron cảm giác ngoại biên, kích thích bộ phận nhận cảm đau làm cho đau ở da tăng lên. Quá trình viêm tăng sự giải phóng các amino acid và neuropeptid trong giai đoạn cấp của zona làm mất khả năng ức chế đau và tăng kích thích đau của thần kinh.Sự phá huỷ thần kinh cạnh sống, hạch cảm giác, thần kinh ngoại biên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thần kinh bị phá huỷ sẽ mẫn cảm, hoạt động tự phát, kích thích cảm giác tại chỗ và vùng xung quanh. Tình trạng này tồn tại cho đến khi sợi trục thần kinh hồi phục trên da nhưng sự phá huỷ bao thần kinh vẫn còn cho đến khi bệnh đã khỏi. Sự tái sinh sợi trục thần kinh cũng ở dạng hoạt động tự phát và mẫn cảm. Sự phá huỷ cấu trúc làm tổn hại đến chức năng thần kinh.Liệt vận động: yếu cơ xuất hiện trước, trong và sau bệnh zona. Liệt thường biểu hiện 2-3 tuần đầu trước khi có thương tổn ban đỏ ở da và tồn tại dai dẳng nhiều tuần. Yếu cơ là do virus lan toả đến hạch sống lưng và sừng trước gây viêm thần kinh tại đó, bệnh nhân ở tuổi 60-80 thường mắc chứng này. Bệnh lý thần kinh vận động thường thoáng qua và 75% trường hợp khỏi, 5% trường hợp bệnh zona có liệt vận động. Có khoảng 12% bệnh zona ở đầu, hơn 50% bệnh zona đầu có hội chứng Ramsay Hunt
.3-Dịch tễ học
Bệnh Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ lớn trở lên đã bị bệnh thuỷ đậu. Bệnh xảy ra ở những người đã từng bị thủy đậu. Nếu trẻ em được chủng ngừa thủy đậu từ nhỏ, chúng sẽ không bị thủy đậu và do đó sẽ không lo bị Zona về sau.
Trên 10% bệnh nhân bị thủy đậu lúc nhỏ sẽ mắc phải Zona khi về già, thường trên 65 tuổi.
Các đối tượng sau đây thường dễ bị Zona :
_ 50% nguời già = 80 tuổi,
_ 50% người được ghép thận hay ghép tủy xương,
_ Người bị nhiễm HIV/AIDS hay bị ung thư các loại, không kể tuổi,
_ Người đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, các thuốc loại Corticoids lâu ngày để điều trị suyễn, viêm khớp…
Những người mắc các bệnh về máu, đái tháo đường, ung thư, bệnh suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS), bệnh tạo keo (đặc biệt là bệnh lupus đỏ), người già… dễ bị Zona hơn người bình thường
Zona không phải là một bệnh nhiễm trùng mà đúng hơn nó là một sự bùng phát thứ cấp của virus gây thủy đậu. Một số virus gây thủy đậu tồn tại trong cơ thể bệnh nhân dưới dạng bất hoạt trong tế bào thần kinh gần tủy sống trong nhiều năm. Chúng bị kềm giữ bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Sau đó, khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ "thức dậy " trở thành dạng hoạt động, di chuyển dọc theo lộ trình thần kinh ra da. Trên đường di chuyển, virus gây tổn thương dọc sợi thần kinh. Hậu quả là bệnh nhân Zona bị nổi hồng ban cùng cảm giác rất đau đớn. Varicella - zoster virus ( VZV ) chỉ gây thủy đậu và Zona.
Sở dĩ có mối tương quan này là do siêu vi gây bệnh thủy đậu cũng là thủ phạm gây bệnh Zona. Sau khi gây bệnh thủy đậu, bệnh nhân phục hồi, nhưng con siêu vi vẫn còn tồn tại ở dạng ngủ đông trong các tế bào rễ thần kinh tủy sống và bị hệ miễn dịch của cơ thể ức chế.
Sau này, khi có nhiều điều kiện thuận lợi như bệnh nhân có tình trạng bị nhiễm trùng, chấn thương, suy yếu hệ miễn dịch thì con virus tiềm ẩn đó sẽ bùng phát lên, thoát khỏi sự ức chế của hệ miễn dịch, phát triển thành dạng hoạt động, và gây tổn thương ngoài da, với cảm giác đau nhức nhiều.
Tần số: 2-3 ca/1.000/năm. Tỷ lệ thực sự có thể cao hơn do những ca nhẹ có thể không đi khám bệnh. Những người già hoặc dùng thuốc suy giảm miễn dịch thì tỷ lệ cao hơn, khoảng 50%.
Tử vong: Bệnh Zona hiếm khi gây tử vong, trừ ở những người có thể trạng quá yếu.
Chủng tộc: những người da đen có khả năng bị ít hơn người da trắng, tuy nhiên Zona lại là biểu hiện sớm ở những người nhiễm HIV ở những người trẻ tuổi Châu Phi.
Giới tính: không có sự khác nhau.
Tuổi: 50% những người trên 80 tuổi được cho là có thể bị bệnh; bệnh hiếm gặp ở trẻ em và ít gặp ở người trẻ trừ những người bị AIDS, lymphoma, các bệnh ác tính khác, các bệnh suy giảm miễn dịch, những người ghép tạng.
Các yếu tố khởi động:xạ trị liệu, một số loại thuốc, tổn thương thực thể, stress, nhiễm khuẩn...
4-Lâm sàng - Cận lâm sàng
Lâm sàng
- Tiền triệu: Trong thời kỳ tiền triệu của zona, BN bị nhức đầu, sợ ánh sáng và khó ở, nhưng hiếm khi có sốt. Bệnh khởi đầu với các cảm giác da bất thường khu trú, bao quát từ ngứa hoặc đau nhói đến đau dữ dội, có trước các tổn thương da từ một đến năm ngày, cơn đau với các cường độ khác nhau xảy ra hầu như ở tất cả BN bị zona cấp.
Đau, hiếm gặp hơn là dị cảm ở vùng 1 hoặc nhiều dây thần kinh chi phối, kéo dài 1-10 ngày (trung bình 48h). Đau có thể gây ra những chẩn đoán nhầm là đau đầu, viêm mống mắt, viêm màng phổi, viêm thần kinh cánh tay, đau do bệnh tim, viêm ruột thừa hoặc những nguyên nhân trong bụng (viêm túi mật, sỏi mật, đau quặn thận, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh toạ...
Thời kỳ tiền triệu từ khi đau đến khi có biểu hiện da được cho là thời kỳ virus lan truyền dọc dây thần kinh. Tuy nhiên, khoảng 10% bệnh nhân đau và biểu hiện ở da là đồng thời.Chỉ gặp ở những thể nặng: sốt, rét run, triệu chứng quan trọng là đau kiểu bỏng, buốt từng cơn nơi sắp xuất hiện tổn thương, đôi khi triệu chứng này khiến bệnh nhân đi khám không đúng chuyên khoa và thầy thuốc đa khoa cũng dễ chẩn đoán nhầm là đau thần kinh ngoại biên, đau cột sống…
- Khởi phát: Sau giai đoạn tiền triệu khoản nửa ngày đến một ngày thì bắt đầu xuất hiện thương tổn : Là những mảng da đỏ, hơi nề nhẹ, có đường kính khoảng vài cm, gờ cao hơn mặt da bình thường, các mảng da này sắp xếp dọc theo dây thần kinh chi phối và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.
- Toàn phát: Sau vài ngày thì trên những mảng đỏ da này xuất hiện nhiều mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho, lúc đầu mụn nước căng, dịch trong,về sau đục, hóa mủ, dần dần vở đóng vảy tiết, dưới vảy tiết là vết loét nhỏ và hạch bạch huyết vùng lân cận có thể sưng to. Trong 3 – 5 ngày sau và diễn tiến qua các giai đoạn hóa mũ, loét và đóng vảy. Phát ban ngoài da thường chỉ ở một bên và không vượt quá đường giữa thân. Việc có tổn thương cùng lúc ở nhiều khoanh da (dermatome) không liền kế nhau hầu như không bao giờ xảy ra ở những BN có chức năng miễn dịch toàn vẹn, mặc dù trong 20% trường hợp tổn thương có nhiễm trùng lên các khoanh da kế cận. Hồng ban thường xuất hiện như một băng hay một dãi, ở một bên cơ thể và thường có ở mặt ngực, bụng, lưng, tứ chi. Vị trí xuất hiện một bên của hồng ban - bóng nước kèm cảm giác đau rát nhiều là một triệu chứng đặc trưng của Zona. Nếu sang thương Zona xuất hiện ở vùng trán, virus có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng cho bệnh nhân dẫn đến mù lòa.
Ở một số bệnh nhân già yếu hay bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, sang thương Zona có thể xuất hiện ở hai bên cơ thể. Trong vòng 1 - 2 tuần sau khi xuất hiện, các bóng nước vỡ ra, khô đi, đóng mày và không còn virus nữa. Đối với người có những yếu tố thuận lợi như đã nêu ở trên thì chậm lành hơn hoặc tổn thương lan rộng,xuất huyết,hoại tử hoặc dễ bị các biến chứng .Một vài trường hợp bị Zona điển hình chỉ kéo dài khoảng 1 tháng, tuy nhiên cảm giác đau do Varicella - zoster virus gây ra có thể tồn tại kéo dài nhiều tháng hay nhiều nămsau. Bệnh nhân bị chứng đau sau Zona. - Thời gian lành bệnh: Lành tổn thương xảy ra trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần, thường để lại sẹo và những thay đổi màu da vĩnh viễn. Nếu không nhiễm trùng hoặc miễn dịch bình thường lành để lại sẹo mất sắc tố. Những vết loét nhỏ này nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ lành trong vòng 2 đến 3 tuần, để lại trên da những sẹo mhỏ hơi lõm, nếu không bị di chứng đau thần kinh thì coi như bệnh đã khỏi hoàn toàn.
Có 2 nhóm dấu hiệu cho biết bệnh Zona là thần kinh và da
-Thần kinh: rối loạn cảm giác vùng da sắp nổi thương tổn rất thường gặp như bỏng, nóng rát,châm chích,tê ,đau. Cảm giác nóng rát nhất là về đêm. Đối với người lớn tuổi có thể đau dữ dội từng cơn hoặc liên tục gây cản trở sinh hoạt. Đau dọc theo dây thần kinh, một nửa bên cơ thể. Đau trong thời gian trước, trong và sau nổi sang thương
-Da: sau vài ngày trên vùng da rối loạn cảm giác xuất hiện các mảng màu hồng riêng rẽ sau đó tụ lại thành mảng lớn. Trên bề mặt mảng này có nhiều mụn nước hợp thành chùm ở trung tâm. Các mụn nước này có thể lớn thành bóng nước chứa dịch trong, có thể lõm ở trung tâm (hình rốn). Vài ngày sau mụn nước vỡ ra, khô và đóng mài. Có nhiều cơn bộc phát nhất là ở người già gây ra tổn thương da đa dạng với nhiều lứa tuổi khác nhau
+ Vị trí: thường khu trú tập trung ở những vị trí đặc biệt và chỉ có một bên của cơ thể thành một khoanh dọc theo các đường dây thần kinh chi phối như trán-quanh mắt-đầu, hoặc cổ -vai- cánh tay, liên sườn một bên từ ngực vòng ra sau lưng, hoặc dọc từ hông xuống đùi, nhưng cá biệt có thể bị cả hai bên hay lan toả.
+ Tổn thương cơ bản: thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như chùm nho), về sau đục, vỡ ra thành vết loét chợt ướt, dần đóng vẩy tiết sau lành để lại sẹo. Từ khi bắt đầu mọc đến khi lành sẹo khoảng 20-30 ngày. Mụn nước hình thành trong 12-24h, tiến triển thành mụn mủ vào ngày thứ 3, khô hình thành vảy sau 7-10 ngày, vảy tồn tại 2-3 tuần. Bình thường, tổn thương mới xuất hiện thêm trong 1-4 ngày (có những ca trong 7 ngày). Người cao tuổi tổn thương nhiều, diện tổn thương rộng, có thể có mụn nước xuất huyết, hoại tử da, nhiễm khuẩn, sẹo xấu, tổn thương kéo dài. Ở trẻ em tổn thương ít tiến triển nhanh.
Sau khi vảy tiết bong để lại mảng đỏ tồn tại lâu với nhứng di chứng không nhìn thấy. Có thể có sẹo khi bội nhiễm, loét...
+Đau rát vùng nổi tổn thương, có khi đau từ trước khi nổi tổn thương làm bệnh nhân đi khám chuyên khoa thần kinh, đau nhức kiểu bỏng buốt, đau do viêm dây thần kinh cảm giác do VZV gây nên, ở người trên 50 tuổi thường bị đau nhiều và đau kéo dài, Đau còn tồn tại sau khi ban đỏ mụn nước đã mất đi. Đau sau Zona khu trú ở vùng thần kinh chi phối khỏi tổn thương ngoài da còn đau kéo dài nhiều tháng, hàng năm sau.
Cận lâm sàng
Tế bào Tzanck, nuôi cấy virus, kháng thể huỳnh quang trực tiếp, sinh thiết da nếu lâm sàng không điển hình.
HIV.
Mô bệnh học.
5-Thể lâm sàng:
Theo vị trí tổn thương: là yếu tố tốt nhất để chẩn đoán, thường một bên của cơ thể dừng đột ngột ở đường giữa, dọc theo đường phân bố thần kinh (cá biệt mới có những mụn nước ở nơi khác). + 50% vùng da bị chi phối bởi dây thần kinh tủy - ngực (thoracic dermatome), thường nhất là ở nhánh T3 – 4 – 5.+ 3-20 % vùng dây thần kinh sinh ba (trigeminal nerve) chủ yếu ở nhánh mắt.+ 12-20% vùng lumbar & cervical dermatome.+ < 1% trường hợp có sang thương Zona ở cả hai bên cơ thể hoặc ở 2 vị trí dermatome khác nhau riêng biệt.+ 1-8% trường hợp có thể bị Zona tái phát, trong đó 50% số trường hợp tái phát xảy ra ở vị trí sang thương cũ.
+ Zôna liên sườn và ngực bụng thường 1/2 người có khi lan xuống một bên cánh tay (ngực, cánh tay).
+ Zôna cổ (đám rối cổ nông) và cổ cánh tay có tổn thương ở cổ, vai, mặt ngoài chi trên.
+ Zôna gáy cổ: có tổn thương ở gáy, da đầu, vành tai.
+ Đôi khi gặp zôna hông, bụng, sinh dục, bẹn, xương cùng, ụ ngồi, đùi, cánh tay...
+ Đối với thần kinh sọ não: hay bị nhất là ở dây III.
+ Zôna mắt (nhánh mắt của dây thần kinh III) gây tổn thương ở trán, mi trên dọc trong mắt, cánh mũi, kể cả niêm mạc mũi... đặc biệt nghiêm trọng có thể gây biến chứng mắt từ viêm màng tiếp hợp gây chảy nước mắt đến viêm giác mạc, viêm mống mắt, dẫn dến loét giác mạc, rối loạn đồng tử, teo gai... Zôna này rất đau có thể để lại sẹo quanh hốc mắt dai dẳng.
+ Zôna hàm trên và dưới ngoài vùng da tương ứng còn có cả tổn thương niêm mạc miệng, họng.
Zôna hạch gối (RamsayHunt) có tổn thương ở mặt và thần kinh thính giác, vành tai, kèm theo rối loạn cảm giác 2/3 trước lưỡi, rối loạn nghe, đôi khi liệt mặt một bên, nhức và đau nhưng thoáng qua.
+ Zôna đầu: tổn thương nhiều dây thần kinh sọ não, hạch não tuỷ, có khi tổn thương cả não.
+zôna hoại tử.
Theo hình thái học:
Tổn thương trong bệnh Zona thường phân bố theo một hay vài dây thần kinh cảm giác (các dermatom).
Zona mắt (Herpes zoster ophthalmicus (HZO)) chiếm khoảng 10-15% các ca Zona. HZO do virus xâm nhập vào hạch Gasserian.
- Người ta chưa rõ tại sao nhánh mắt của dây V (V1) gấp 5 lần so với nhánh V2 , V3. Tổn thương phân bố ở trán và mi trên, ngoài ra còn có thể có ở trước tai, hạch dưới hàm.
- Đau đầu, buồn nôn, nôn.
- Tổn thương ở mắt thường có dấu hiệu Hutchinson: mụn nước ở đỉnh mũi. Có thể gặp: viêm mống mắt, iridocyclitis, tăng nhãn áp, loét giác mạc.
- Đau sau Zona rất hay gặp ở HZO hơn những loại hình Zona khác, gặp ở hơn nửa bệnh nhân HZO, có thể nặng và kéo dài. Sẹo cũng là biến chứng thường gặp.
Zona nhánh V2: tổn thương ở má, mi dưới, bên cạnh mũi, mi trên, đau răng hàm trên, niêm mạc mũi, mũi hầu, amydal, vòm miệng.
Zona nhánh V3: một bên đầu, vành tai, ống tai ngoài, môi dưới, niêm mạc miệng.
Hội chứng Ramsay-Hunt: dễ nhầm với eczema. bệnh Ménière, liệt Bell, đột quỵ, áp xe tai. Đặc trưng: đau tai, mụn nước ở ống tai ngoài có thể có dấu hiệu liệt mặt, thính giác (điếc...), triệu chứng tiền đình. ...
Zona dây thần kinh tuỷ sống.
Theo tính chất tổn thương:
Zona lan toả (Disseminated zoster): khi mụn nước lưu vong (mụn nước xuất hiện ở ngoài vùng tổn thương điển hình) nhiều hơn 10-12 mụn nước trong vòng 7-14 ngày sau khi khởi phát thì gọi là Zona lan toả. Khó phân biệt được với thuỷ đậu. Thường gặp ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Ở những bệnh nhân này cần cảnh giác viêm phổi và viêm màng não
Zona hai bên (Bilateral zoster).
Zona nhiều dây thần kinh: đây là dấu hiệu chỉ điểm của sự suy giảm miễn dịch: AIDS, ung thư, hoá trị liệu...
Zona tái phát (Recurrent zoster): hiếm gặp.
Zona bàng quang (Zoster involving the urinary bladder): hiếm gặp, thường đi kèm với những tổn thương ở mông (L1, L2, S2, S3, S4). Tổn thương ở bàng quang có thể gây bí đái, mụn nước vỡ có thể gây đái máu.
Viêm não màng não Zona (meningoencephalitis)
Viêm tuỷ sống Zona (Zoster myelitis).
Các thể zona đặc biệt:
Zona mắt:
Zona mắt biểu hiện mụn nước và ban đỏ kèm theo thương tổn dây thần kinh V1, vùng nửa bên trán, vùng trên mi mắt. Dây thần kinh V là dây thần kinh sinh ba chi phối cho mắt, hàm trên và hàm dưới. Thần kinh chi phối cho mắt còn chia thành 3 nhánh: thần kinh chi phối vùng mặt trước, thần kinh chi phối chảy nước mắt, thần kinh chi phối vùng mũi- mi. Thương tổn bất kỳ nhánh thần kinh nào của mắt cũng được gọi là zona mắt. Có khoảng 10-15% zona mắt. Tổn thương nhánh mắt của thần kinh V gấp 5 lần tổn thương nhánh hàm trên và hàm dưới.Đau đầu, buồn nôn và nôn là triệu chứng đầu tiên. Thương tổn là mụn nước trên nền da đỏ ở mắt, hàm trên, tai của nửa bên cơ thể. Hạch khu vực sưng đau phản ứng khi mụn nước nhiễm trùng thứ phát. Nhánh mắt của thần kinh V sẽ truyền thông tin đến thần kinh III và thần kinh VI nên đôi khi gặp bệnh lý liệt dây thần kinh III và VI, có dấu hiệu màng não phối hợp với zona mắt. Ban đỏ lan toả ở mắt lên đỉnh đầu nhưng không bao giờ vượt qua đường giữa.Zona mắt được xác định do tổn thương nhánh mắt của dây V, thương tổn ở đầu và thân mũi do nhánh thần kinh chi phối vùng mũi-mi bị kích thích. Mụn nước ở đầu và thân mũi gọi là “dấu hiệu Hutchinson”. Triệu chứng này xuất hiện cùng lúc với các biến chứng về mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm củng mạc và các bệnh về mắt khác. Tổn thương nhánh cảm giác của dây V gây nên các thương tổn vùng quanh mắt nhưng không thương tổn nhãn cầu. Tình trạng đau nhức cấp tính mắt chiếm 93% trường hợp và 31% trường hợp đau nhức mắt kéo dài trên 6 tháng. Bệnh nhân trên 60 tuổi đau nhức mắt trên 6 tháng chiếm 30%, bệnh nhân trên 80 tuổi tỉ lệ này là 71%.Khoảng 20-72% zona mắt gây biến chứng mắt. Viêm màng mạch nho trước thường gặp với tỉ lệ 92% và viêm kết mạc là 52%. Biến chứng đe doạ đến thị lực gồm hoại tử võng mạc cấp tính, viêm dây thần kinh thị giác, hội chứng đỉnh ổ mắt, viêm hậu củng mạc, glaucome thứ phát, viêm giác mạc. 28% thương tổn mắt tiến triển thành bệnh mắt (viêm màng mạch nho mãn tính, viêm và loét giác mạc) trong 6 tháng. Zona mắt (nhánh mắt của dây thần kinh III) dễ gây viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc, viêm mống mắt, viêm đồng tử, teo gai thị và có thể dẫn đến mù.
Zona hạch gối (gây thương tổn vành tai kèm theo rối loạn cảm giác 2/3 trước lưỡi, ù tai, điếc, có trường hợp gây liệt ½ mặt), Zona hạch gối (geniculate ganglion zoster) hay Hội chứng Ramsay Hunt (Ramsay Hunt syndrome)Định nghĩa chính xác hội chứng Ramsay Hunt là liệt dây thần kinh mặt ngoại biên kèm theo có ban đỏ mụn nước ở tai (zona tai) hoặc ở miệng. Triệu chứng này do virus gây thương tổn hạch gối. Các triệu chứng khác như ù tai, nghe kém, buồn nôn, nôn, chóng mặt và giật nhản cầu. Những triệu chứng của dây thần kinh số VIII (thần kinh tiền đình ốc tai) này là do chúng nằm gần hạch gối. Mắt không nhắm kín được (hở mi), dấu hiệu Charler Bell (+).Thương tổn phần cảm giác của thần kinh VII gây mất cảm giác vị giác một bên 2/3 trước lưỡi, mụn nước mọc ở màng nhĩ, ống tai, vành tai. Thương tổn phần vận động của thần kinh VII gây liệt mặt một bên. Thương tổn thần kinh thính giác (VIII) chiếm 37,2% trường hợp, kết quả là nghe kém và mất khả năng nghe. Có khoảng 3% liệt vận động và 75% hồi phục rất chậm.Tổn thương dây thần kinh IX hoặc X cũng được đề cập trong hội chứng này khi mà thương tổn ở tai lan rộng và kích thích nhánh chi phối vùng tai của nhiều dây thần kinh. So với liệt Bell thì hội chứng Ramsay Hunt thường gây liệt nặng nề hơn ngay từ đầu và ít có khả năng hồi phục một cách hoàn toàn. 14% xuất hiện mụn nước sau khi yếu cơ mặt và khi thương tổn da xuất hiện ta dễ dàng loại trừ liệt Bell.Một số bệnh nhân liệt mặt ngoại biên không có thương tổn da ở tai, miệng có kháng thể kháng VZV tăng gấp 4 lần.Viêm não: Các triệu chứng thần kinh xuất hiện 2 tuần trước khi có thương tổn da. Viêm màng não có thể do đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào hơn là do sự tấn công của virus vào não. Bệnh nhân bị zona hạch gối và bị các thể lan toả có nguy cơ cao viêm màng não, tỉ lệ chết 10-20%. Bệnh khó chẩn đoán do hiếm khi phân lập được virus trong dịch não tuỷ. Protein và tế bào trong dịch não tuỷ tăng trong viêm màng não nhưng có 40% trường hợp zona điển hình có protein và tế bào tăng trong dịch não tuỷ.
Zona vùng xương cùng (S2, S3, S4)Viêm dây thần kinh chi phối vùng bàng quang trong zona vùng xương cùng, bệnh nhân khó tiểu, tiểu rắc, bí tiểu, có trường hợp tiểu máu và tiểu mủ.Đau bụng giống như các triệu chứng ngoại khoa, đau quặn bụng dưới, căng tức, bí trung đại tiện, hậu môn co thắt và cứng như đá không thể khám được, đau nhức vùng da một bên sinh dục kèm theo thương tổn da điển hình. Virus cư trú trong thần kinh vùng cùng S2,S3,S4 tái hoạt gây ra.
Zona tai Biểu hiện bệnh zona tai: Thời gian ủ bệnh từ 7-12 ngày với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, đôi khi không có biểu hiện gì. Sau thời gian ủ bệnh bắt đầu xuất hiện những mụn nước, không nhiều lắm ở vùng tai, to bằng đầu đinh ghim, chứa dịch màu vàng chanh hoặc nâu, các mụn nước thường mọc dọc theo đường đi của dây thần kinh. Qua 4-5 ngày mụn nước khô và biến thành vảy, rụng đi, để lại sẹo vĩnh viễn. Kèm theo đó bệnh nhân có cảm giác rát bỏng, đau vùng tai, có thể lan ra thái dương và gáy. Ðau xảy ra từng cơn kéo dài nhiều ngày làm bệnh nhân không ăn, không ngủ được, đặc biệt là với những zona tai kết hợp với zona vùng họng gây đau họng không nuốt được. Rối loạn cảm giác vùng mặt. Liệt mặt ngoại biên xuất hiện ngay sau khi xuất hiện mụn nước hoặc sau vài ngày. Nghe kém nhiều hoặc ít tùy theo tổn thương của bệnh có tấn công vào tai trong hay không, kết hợp ù tai và chóng mặt. Rối loạn cảm giác vùng họng, lưỡi như ăn thấy rát bỏng, đau... Nổi hạch trước hoặc sau tai. Hiếm khi xuất hiện hội chứng màng não như đau đầu dữ dội, nôn vọt không liên quan đến bữa ăn, rối loạn tiêu hóa: táo bón hoặc tiêu chảy.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà thầy thuốc thăm khám được, có thể phải kết hợp tiến hành chọc dịch não tủy: thấy có tăng số lượng tế bào lympho T. Một số nước xét nghiệm chuẩn độ kháng thể của virut để xác định chính xác chẩn đoán.
Bệnh zona tai được điều trị toàn thân dùng các thuốc chống virut như zovirax, thuốc kháng viêm, giảm đau, các vitamin nhóm B, nâng cao thể trạng. Ðiều trị tại chỗ với thuốc giảm đau, chống bội nhiễm của các mụn nước. Châm cứu nếu có tổn thương dây VII, đôi khi có thể tiến hành phẫu thuật để giải áp dây VII nếu thấy cần thiết.
Zona ở những BN có huyết thanh HIV dương tính
Bệnh zona ở những BN HIV (+) cũng tương tự như bệnh zona ở những người có chức năng miễn dịch đầy đủ, dù rằng vài điểm khác biệt như tái phát thường xuyên và các tổn thương không điển hình đã được mô tả kỹ lưỡng (Glesby MJ, et al. 1995). Acyclovir đường uống có hiệu quả trong điều trị zona ở BN nhiễm HIV (Ganann JW, et al. 1998). Valacyclovir và famciclovir chưa được đánh giá một cách có hệ thống, mặc dù kinh nghiệm truyền khẩu ám chỉ chúng có hiệu lực. Vì nguy cơ tái phát ở những BN này, bệnh do virút Varicella Zoster nên được điều trị cho đến khi các tổn thương lành lặn hẳn. Vài trường hợp bệnh hiếm gặp do các virút Varicella Zoster kháng acyclovir gây ra đã được báo cáo ở những BN AIDS giai đoạn muộn, buộc phải điều trị với các thuốc thay thế khác (như foscarnet) (Safrin S, et al. 1991). Sau khi điều chỉnh theo tuổi, tỷ lệ của đau dây thần kinh sau zona ở những BN HIV (+) không khác biệt đáng kể so với tỷ lệ ở khối dân số có chức năng miễn dịch đầy đủ (Glesby MJ, et al. 1995; Gnann JW, 1998).
5-Chẩn đoán
Biểu hiện da của zona đủ rõ để có chẩn đoán lâm sàng thường là chính xác. Tuy nhiên vị trí hoặc hình dạng của các tổn thương ngoài da có thể không điển hình (đặc biệt ở những BN có hệ miễn dịch bị suy giảm), khi đó cần có sự xác định của labô. Có thể nuôi cấy virút, nhưng virút Varicella Zoster yếu ớt và tương đối khó hồi phục từ các mẫu bệnh phẩm của những tổn thương ở da. Định lượng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp nhạy cảm hơn nuôi cấy virút, chi phí thấp hơn và có thời gian trả lời kết quả xét nghiệm nhanh hơn (Dahl H, et al. 1997). Giống như nuôi cấy virút, định lượng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp có thể phân biệt giữa nhiễm virút Herpes Simplex và nhiễm virút Varicella Zoster. Kỹ thuật phản ứng khuyếch đại chuỗi gien bằng enzym polymerase có ích trong việc tìm DNA của virút Varicella Zoster trong dịch và các mô (Gilden DH, et al. 2000).
6-Điều trị.
Tuỳ thuộc vào giai đoạn, mức dộ thể trạng người bệnh mà dùng thuốc cho thích hợp.
+ Tại chỗ:
- Giai đoạn cấp: hồ nước, dung dịch thuốc màu như dung dịch xanh metylen 1%;dung dịch cestellani tím methyl 1%, mỡ acyclovir.
Mỡ kháng sinh. nếu có nhiễm khuẩn...
+ Toàn thân: thuốc kháng virus.
- Kháng sinh chống bội nhiễm.
- Giảm đau, kháng viêm, an thần.
- Sinh tố nhóm B liều cao.
- Nếu đau dai dẳng có thể bôi kem EMLA, kem capsaicin, lidocain gel, uống thuốc chống trầm cảm ba vòng, phóng bế thần kinh và vật lý trị liệu kết hợp. Corticoid: giảm đau trong thời kỳ cấp tính và nhiều tác giả còn cho rằng thuốc có tác dụng giảm tỷ lệ đau sau Zona.
Varicella-zoster vaccine
Varicella-zoster immune globulin:
7-Biến chứng
Thường gặp rối loạn cảm giác, biểu hiện đau dây thần kinh sau khi tổn thương ngoài da đã khỏi (khoảng 50% bệnh nhân trên 50 tuổi bị đau viêm dây thần kinh). Biến chứng của zona ở những BN có chức năng miễn dịch đầy đủ gồm viêm não, viêm tủy, liệt dây thần kinh sọ não, dây thần kinh ngoại biên và một hội chứng liệt nhẹ nửa người phía đối diện muộn (Gilden DH, et al. 2000). Ở kỷ nguyên trước khi có các thuốc kháng rivút, sự lan tỏa ngoài da của virút Varicella Zoster được biết là từ 6 – 26% ở những BN bị suy giảm miễn dịch (Gnann JW, Whitley RJ. 1991). Ở đa số BN, bệnh lan tỏa chỉ giới hạn ở da, tuy nhiên từ 10 – 50% BN cũng có chứng cứ của tổn thương nội tạng (như viêm phổi, viêm não, hoặc viêm gan). Ngay khi dùng liệu pháp acyclovir truyền tĩnh mạch, tử suất của BN zona có lan tỏa nội tạng là 5 – 15%, với phần lớn tử vong do viêm phổi (Gnann JW, Whiltey RJ. 1991).Hoại tử võng mạc cấp tính do virút Varicella Zoster thỉnh thoảng gặp ở những BN có chức năng miễn dịch đầy đủ, dù rằng các báo cáo gần đây hơn đều tập trung vào các bệnh mắt ở những BN nhiễm HIV (Ormerod LD, et al. 1998). Những thay đổi về thị giác bắt đầu nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi zona đã khỏi. Bệnh zona trước đó có thể gây tổn thương bất kỳ vùng khoanh da nào (không nhất thiết là dây thần kinh tam thoa), ngụ ý nhiễm trùng võng mạc có lẽ mắc phải qua đường máu. Soi đáy mắt cho thấy những tổn thương dạng hạt, hơi vàng, không xuất huyết. Ở những BN nhiễm HIV, các tổn thương nhanh chóng lan rộng và kết tập lại, ít có đáp ứng với trị liệu kháng virút và hầu như chắc chắn gây mù cho mắt bị bệnh. Viêm võng mạc ở những BN có chức năng miễn dịch đầy đủ ít nặng hơn và thường có thể chặn đứng được bằng trị liệu kháng virút.
Mắt: 20-70% bệnh nhân Zona dây V1. VZV còn có thể gây hoại tử võng mạc cấp (acute retinal necrosis).
Đau thần kinh sau zona:
Đau dây thần kinh sau Zona (Post Herpetic Neuralgia – PHN) là một hội chứng đau mạn tính, thường nặng nề khó trị và đôi khi rất nghiêm trọng, xảy ra sau một đợt Zona cấp tính. PHN được định nghĩa là đau dai dẳng hơn 01 tháng, có thể kéo dài hơn một năm ở vị trí đã nổi sang thương Zona sau khi sang thương da đã lành, thường khỏang 6 tuần sau khi Zona bộc phát.
Đau sau Zona (post-herpetic neuralgia (PHN)) thường gặp nhất và được chú ý nhiều nhất. Đây là loại đau nổi tiếng khó điều trị.
Các yếu tố nguy cơ của đau sau Zona:
- Tuổi là yếu tố nguy cơ rất quan trọng: ≥50 tuổi.
- Biểu hiện đau của thời kỳ tiền triệu, đau trong thời kỳ tổn thương cấp tính.
Đau sau Zona ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân: ngủ, tắm rửa...Do vi rut hướng da - thần kinh ngoại biên (ái thần kinh ngoại biên) chúng xâm nhập thần kinh và gây xơ hóa các đầu mút dây thần kinh ngoại biên nơi thương tổn bởi một chất do vi rút tạo ra tạm gọi là yếu tố “ B”.PHN có thể là:
Tình trạng nhạy cảm ở vùng da đã xuất hiện sang thương Zona khi sờ chạm đến và có cảm giác rát bỏng khi cọ xát với quần áo.
Đau âm ỉ hay đau nhói như dao đâm ở vùng da đã bị Zona.
Đau cơ, đau khớp thứ phát quanh vùng da nhiễm bệnh
Là hiện tượng bệnh nhân vẫn còn cảm giác bị đau nhức dai dẳng nơi vùng da bị Zona dù thương tổn ngoài da đã lành. Đây là hậu quả do Varicella - zoster virus gây tổn hại sợi thần kinh trong quá trình di chuyển ra da để gây bệnh. Bệnh nhân có cảm giác như bị phỏng, rát và đau nhói rất nhiều ở vùng da đã bị Zona. Đau dây thần kinh sau Zona là biến chứng đáng sợ nhất đối với những BN có chức năng miễn dịch đầy đủ. Cả tỷ lệ khởi phát lẫn thời gian tồn tại của đau dây thần kinh sau zona, có liên quan trực tiếp với tuổi của BN (Choo PW và CS 1997). Tỷ lệ khởi phát được báo cáo của đau dây thần kinh sau zona bao quát từ 8 – 70% và tăng khi tuổi đời càng cao. Trong một nghiên cứu (Choo PW, Galil K, et al. 1997), tỷ lệ lưu hành của đau dây thần kinh sau zona là 8% sau 30 ngày và là 4,5% sau 60 ngày. Khi so sánh với những BN trẻ hơn, những người ở lứa tuổi ≥ 50 có tỷ lệ lưu hành cao gấp 15 và 25 lần, theo thứ tự ở các thời điểm 30 và 60 ngày. Mỗi mức tăng một nam tuổi đi kèm với gia tăng tỷ lệ lưu hành của đau dây thần kinh sau zona là 9 và 12% lần lượt ở các thời điểm 30 và 60 ngày. Bên trong vùng khoanh da (dermatome) bị tổn thương ngoài đau dây thần kinh ra, BN còn có nhiều bất thường về cảm giác, như dị giác (allodynia) một thể tăng cảm giác (hyperesthesia) trong đó một kích thích không đau (như chạm nhẹ) được nhận biết như đau. Đau có thể tồn tại hàng tháng và đôi khi hàng năm. Đau dây thần kinh sau zona thường kéo dài cả tháng, thậm chí ngay sau khi bệnh zona đã khỏi mà đau thì vẫn còn. Ở những người trên 50 tuổi, bị zona lần đầu, thường bệnh zona gây đau nhiều hơn, người bệnh dễ bị suy sụp hơn. Rõ ràng là điều trị zona bằng steroid và thuốc kháng vi-rút có thể rút ngắn thời gian và tai biến đau dây thần kinh sau zona. Tuy nhiên, chỉ giảm đi đôi chút.
Sự đau nhức này có thể kéo dài nhiều tháng hay có khi nhiều năm sau khi bệnh Zona đã khỏi. Càng lớn tuổi, bệnh nhân càng dễ bị biến chứng này và thường bị mất ngủ, suy sụp tinh thần do không thể chịu đựng được cơn đau.
Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân Zona bị biến chứng đau nhức thần kinh sau Zona, trong đó có :
- 1/4 bệnh nhân trên 55 tuổi.
- 2/4 bệnh nhân trên 60 tuổi.
- 3/4 bệnh nhân trên 70 tuổi.Việc điều trị đau thần kinh hậu zona phức tạp, đòi hỏi một tiếp cận nhiều mặt.
Điều trị đau dây thần kinh sau Zona ( PHN )
Việc điều trị PHN thường rất khó khăn nên tốt nhất là phòng ngừa bằng việc điều trị sớm trong vòng 72 giờ đầu bằng các thuốc kháng virus. Người ta đang nghiên cứu triển khai một loại vaccine có thể phòng Zona và PHN (zoster vaccine) cho người cao tuổi. Vaccine này khác với loại vaccine đang được dùng phòng bệnh thủy đậu hiện nay. Các thuốc và các phương pháp sau đây có thể dùng để điều trị PHN:
+ Amitripyline (Elavil) 10-50mg/ngày (uống) Amitripyilin viên nén 25mg, liều dùng từ 25-75mg/ngày chia 2 lần. Lúc đầu dùng liều thấp sau tăng dần. Thuốc có tác dụng tốt trong trường hợp đau rát bỏng. Tác dụng phụ có thể hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, khô miệng, lú lẫn, táo bón, bí tiểu, tăng cân. Chống chỉ định trong trường hợp glaucom góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh. Trong trường hợp đau từng cơn, đau như dao đâm, đau nhói hoặc co cơ hay máy cơ…có thể dùng các thuốc sau với liều thấp, sau đó tăng dần liều đến liều đạt tác dụng
+Carbamazepine (tegretol) viên nén 200mg, liều lượng từ 400-1.200mg/ ngày. Tác dụng không mong muốn là chóng mặt, buông nôn lúc bắt đầu điều trị (hạn chế bằng cách tăng dần liều); hội chứng tiền đình tiểu não hoặc lú lẫn do quá liều; giảm nhẹ bạch cầu trung tính; rối loạn dẫn truyền tim; phản ứng đặc ứng (nhiễm độc da, viêm gan, giảm thiểu tủy xương). Chống chỉ định block nhĩ thất nhịp tim chậm.
+ Gabapentine (Neurontin) 100-600 mg/ngày (uống). Gabapentin (neurontin): viên nén 300mg, liều từ 900-2.000mg/ngày. Tác dụng không mong muốn là ngủ gà, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi loạng choạng, run. Chống chỉ định trong trường hợp có thai hoặc đang cho con bú.
+ Lyrica (Pregabalin) 150mg – 300mg/ngày (
Capsaicin 0,025% - 0,075% thoa tại chỗ.+ Lignocain 5% dán ( Mỹ)
+Clorazepam (rivotril) viên nén 2mg, liều 1-4mg/ngày. tác dụng không mong muốn là ngủ gà, giảm trí nhớ người già
+ EMLA kem (Anh)
+ TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation).
+ Phối hợp các thuốc giảm đau: paracetamol, NSAIDs, thuốc có opioid (Morphine).
+ Sympathetic blockade :Ức chế thần kinh giao cảm (dorsal root ganglion block).