Căn sinh bệnh các bệnh da có bọng nước
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bệnh da do miễn dịch, di truyền
- Được đăng ngày 22 Tháng ba 2013
- Viết bởi Super User
- Lượt xem: 8624
1.Các bệnh da có bọng nước căn nguyên miễn dịch:
1.1. Hồng ban đa dạng ( Erythema Multiforme)Là phản ứng của da do nhiều nguyên nhân, hay gặp nhất là do Vi rút HSV. Căn nguyên khác như thuốc, vi khuẩn, ký sinh trùng, bệnh chất tạo keo…Với căn nguyên do HSV, phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (CMI) gây phá hủy các tế bào sừng có nhiễm vi rút và các tế bào trình diện kháng nguyên vi rút trên bề mặt thông qua vai trò của T độc.Với các căn nguyên do thuốc, các thuốc đóng vai trò là dị nguyên tới các tế bào ở thượng bì, kích thích các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tạo các cytokine,kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản suất kháng thể và phá hủy tế bào tạo thành tổn thương bọng nước. Tuy nhiên trong hồng ban đa dạng người ta thấy phản ứng viêm của thượng bì là nổi bật do đó trên lâm sàng thấy tổn thương phù nề, tấy đỏ nhiều hơn là bọng nước.
1.2. Hội chứng Steven Johnson và TEN:Trong 2 hội chứng này, người ta lại thấy vai trò dị nguyên chủ yếu là thuốc. Cũng như hồng ban đa dạng, các tế bào sừng bị phá hủy tạo thành bọng nước nhưng ở đây thấy nổi bật là vai trò của yếu tố hoại tử u (TNFa) do đại thực bào và tế bào sừng bị kích thích tiết ra.Từ căn sinh bệnh học trên người ta cho rằng với EM đa số tự khỏi sau 2 tuần. Việc điều trị chỉ là triệu chứng, không cần thiết dùng Corticoid toàn thân mà chỉ dùng tại chỗ để giảm viêm, giảm đau. Dùng corticoid toàn thân thậm chí có lúc còn làm bệnh nặng hơn. Còn SJS và TEN dùng thuốc ức chế miễn dịch với cân nhắc về nhiễm trùng thứ phát có thể gây tử vong. Thuốc có hiệu quả tốt nhất hiện nay đó là immunoglobulin (Ig) và điều trị hỗ trợ như điều trị bệnh nhân bỏng nặng.
2. Các bệnh da có bọng nước tự miễn:
2.1. Pemphigus:
Là bệnh có bọng nước tự miễn biểu hiện lâm sàng là các bọng nước ở thượng bì do hiện tượng ly gai. Bệnh có 4 thể lâm sàng chia làm 2 nhóm: PV & Pveg, Pe & Pf. Bệnh có thể gây tử vong.Cơ chế bệnh sinh: tại các desmosome có các Protein là desmoglein 1 và 3, vì lý do nào đó cơ thể sinh ra các tự kháng thể chống lại các protein này. Các tự kháng thể tới kết hợp với Dsg 1 và 3 gây phá hủy desmosome dẫn đến hiện tượng ly gai của các tế bào gai. Do vậy giải phẫu bệnh thấy hình ảnh bọng nước ở lớp gai. Dsg 1 nhiều ở phía trên của lớp gai và giảm dần ở phía dưới lớp gai. Ngược lại, Dsg 3 có nhiều ở phía dưới và giảm dần ở phía trên. Ở da nhiều Dsg 1 trong khi ở niêm mạc nhiều Dsg3. Khi xuất tự kháng thể chống lại Dsg 1thì sẽ gây tổn thương ở phía trên của lớp gai và dưới lớp sừng gây ra P. foliaceous hoặc P. erythematous. Niêm mạc không bị tổn thương do Dsg 3 bình thường. Khi có tự kháng thể chống lại Dsg 3 sẽ gây tổn thương ở các tế bào gai ngay trên lớp đáy. Và chỉ có tổn thương niêm mạc, không có tổn thương da. Đó là P.Vulgaris thể niêm mạc. Khi có tự kháng thể chống lại cả Dsg 1 và 3 sẽ gây tổn thương ở cả da và niêm mạc trong P.vulgaris.Bằng miễn dịch huỳnh quang người ta xác định được tự kháng thể IgG tập trung xung quanh các tế bào gai.Tại sao Dsg 1 và 3 trở thành tự kháng nguyên? Người ta thấy đa số bệnh nhân Pemphigus có yếu tố HLA-DR4 và HLA-DQ1 và tăng MHC-II. Những người có DR4 thì thấy hầu hết có gen bất thường gọi là DRB1*0402, còn DQ1 thì có gen rất hiếm thấy là DQB1*0503. những protein được mã hóa bởi các gen này khác biệt nhiều với các chuỗi Protein được mã hóa bởi các gen ở người HLA-DR4 và HLA-DQ1 không bị bệnh Pemphigus. MHC mã hóa cho các phân tử trên bề mặt tế bào cần thiết cho quá trình trình diện kháng nguyên cho hệ miễn dịch. Chính vì vậy các rối loạn liên quan đến MHC-II gây ra sự trình diện “nhầm” Dsg của cơ thể cho Lympho T và kích hoạt quá trình miễn dịch tạo các tự kháng thể IgG gây phá hủy Dsg.2.2. Bullous Pemphigoid:Là bệnh da có tổn thương bọng nước căng ở dưới thượng bì, thường gặp ở người già. Bệnh có cơ chế tự miễn xuất hiện tự kháng thể chống lại các thành phần Protein của da. Bệnh ít gây nguy hiểm đến tính mạng (khác với Pemphigus).Cơ chế bệnh sinh: BP 230 (Bullous pemphigoid antigen 230 hay BPAg-1) và BPAg-2 (Bullous pemphigoid antigen 180 hay collagen 17) là thành phần của Hemidesmosome. Khi trở thành tự kháng nguyên sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo ra các tự kháng thể chống lại , gây hủy hoại hemidesmosome. Sử dụng miễn dịch huỳnh quang thấy IgG và C3 tạo thành dải ở màng đáy. Tổn thương trên lâm sàng sẽ thấy bọng nước căng ở màng đáy. Nguyên nhân khiến BPAg1 và 2 trở thành tự kháng nguyên còn mờ mịt mặc dù thấy có gen DQb1*0301 ở bệnh nhân BP.
2.3. Pemphigoid gestationis (herpes gestationis)
Là bệnh hiếm gặp, rất ngứa, tổn thương đa dạng: bọng nước, mụn nước, sẩn, ban đỏ… gặp ở phụ nữ có thai. Căn sinh bệnh học: không phải do vi rút mà thuộc nhóm bệnh có cơ chế miễn dịch. Kháng nguyên chính là chuỗi 14 acid amin thuộc nhánh ngoài của BPAg-2 còn tự kháng thể là IgG1 và IgG3 với sự có mặt của bổ thể C3. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp thấy C3 và IgG tạo thành dải ở màng đáy. Phân biệt với BP bằng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp thấy kháng thể IgG - yếu tố cố định bổ thể (còn gọi là yếu tố HG) tạo thành dải ở màng đáy. Tổn thương lâm sàng thấy giống BP, bọng nước căng ở màng đáy.
2.4. Cicaltrial pemphigoid:
Là bệnh da có bọng nước tự miễn mạn tính. Đặc trưng bởi tổn thương trợt loét ở niêm mạc, da và để lại sẹo.Căn sinh bệnh học: hiện tượng tự miễn với tự kháng nguyên là:BPAg-2; 180 kDa; vị trí ở hemidesmosome.( NC 16A)BPAg-1; 230 kDa; vị trí ở hemidesmosome.Laminin-5; 400-440kDa; vị trí giữa lumina lucida và lumina densaIntergrin a6b4; Type 7 collagen; 145/290kDa; Miễn dịch huỳnh quang thấy C3 và IgG tạothành dải ở màng đáy.Bệnh để lại sẹo vì tổn thương qua lớp màng đáy.
2.5. Linear IgA dermatosis:
Là bệnh da có bọng nước có cơchế miễn dịch. Biểu hiện tổn thương tương tự như tổn thương da trong bệnh DH.Các tự kháng nguyên trong LIgAD là: tiểu phần 120kDa của BPAg2(180); Protein 97kDa tại lamina lucida;collagen 7 (dưới lamina densa) Miễn dịch huỳnh quang thấy IgA tạo thành dải ở 3 vị trí: tại lamina lucida; dưới lamina densa; và có thể cả trên và dưới lamina densa.Tổn thương trong bệnh LAD để lại sẹo, bọng nước căng, khó vỡ. Có khi chỉ biểu hiện là các tổn thương dạng sẩn, mày đay, ban đỏ.
2.6. Epidermolyis bullosa acqisita.
Là bệnh da có bọng nước tự miễn tổn thương dưới thượng bì tại vị trí collagen7.Cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng. Nhưng có nhiều bằng chứng về bệnh tự miễn. Tự kháng nguyên là collagen 7 còn gọi là các sợi fibril neo giữ (145/290kDa). Vị trí của collagen 7 ở phía dưới màng đáy. Miễn dịch huỳnh quang thấy IgG tạo thành dải ở nền dưới của màng đáy. Tổn thương da là bọng nước ở dưới màng đáy
.2.7. Dermatitis herpetiformis( Duhring brocq):
Là bệnh da có bọng nước rất ngứa biểu hiện lâm sàng là các bọng nước căng, khó vỡ ở các bệnh nhân nhạy cảm với gluten. Gluten thấy ở bánh mỳ, lúa mạch… có vai trò kích hoạt bệnh DH. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp thấy IgA, C3 tạo thành hạt ở các nhú bì. Trên hiển vi điện tử miễn dịch thấy tổn thương ở dưới lamina densa. Tổn thương bọng nước rất căng, lành để lại sẹo. Người ta chưa tìm thấy các tự kháng nguyên trong bệnh DH.
2.8. Paraneoplastic pemphigus:
là bệnh da có bọng nước tự miễn có liên quan đến các rối loạn lympho như u lympho không hodgkin. Cơ chế bệnh sinh: các tự kháng thể gồm có: envoplakin (210kDa); periplakin (190kDa); desmoplakin I (250kDa); desmoplakin II (210kDa); BPAg-1 (230kDa); plectin (500kDa); plakoglobin. Các thành phần này có ở Desmosome và Hemidesmosome. Nguyên nhân khiến cơ thể sản xuất ra các tự kháng thể chống lại các protein của da ở trên vẫn còn mờ mịt, giả thuyết rằng các khối u tạo ra các Protein bất thường và là đích của hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra hiện tượng miễn dịch chéo với các Protein của da. Thành phần tự kháng nguyên rất đa dạng nên hình ảnh lâm sàng cũng rất phong phú. Hiện tượng ly gai xảy ra ở lớp gai, bọng nước ở lớp đáy… miễn dịch huỳnh quang thấy IgG và C3 tạo thành dải ở màng đáy và xung quanh tế bào gai.
3. Bệnh da có bọng nước di truyền:
Epidermolysis bullosa: là nhóm bệnh da có bọng nước di truyền biểu hiện lâm sàng là các bọng nước tại các vị trí chấn thương, va đập.EB phân thành 3 loại:EB simplex: cho đến nay người ta phân biệt khoảng 11 dạng khác nhau của EBS. 7 dạng di truyền trội, 4 dạng di truyền lặn. Bệnh gây ra do đột biến ở gen mã hóa K5 và K14 (có ở tế bào lớp đáy). Hemidesmosome và màng đáy hoàn toàn bình thường bọng nước xuất hiện ở trên màng đáy. Nhóm bệnh EB di truyền lặn thường kết hợp với teo cơ, đột biến gen mã hóa plectin. Tổn thương ở ngay trên Hemidesmosome.Junctional EB: là bệnh di truyền trội. có 7 dạng đột biến gen gây ra ở 7 thành phần khác nhau của màng cơ bản nhưng đều có biểu hiện là bọng nước ở lamina lucida. Đột biến các gen mã hóa cho Laminin-5 tiểu phần a3,b3, g2. gen mã hóa cho a6 b4 integrin cũng thấy có đột biến.Dystrophic EB: có 2 dạng di truyền trội và di truyền lặn. Đột biến gen mã hóa collagen 7 (COL7A1) dạng di truyền lặn làm cho da không có Collagen 7 còn dạng di truyền trội làm cho collagen 7 mất chức năng. Cả 2 dạng trên đều làm da bị tổn thương ở dưới lamina densa để lại sẹo, thậm chí gây biến dạng các chi.