Trứng cá

 

1. Đại cương. 

- Trứng cá là một bệnh viêm nang lông tuyến bã thường xuất hiện ở vùng mặt, ngực, lưng, hay gặp ở lứa tuổi thiếu niên, thanh niên. 
- Biểu hiện lâm sàng có thể nhẹ: có một số nhân trứng cá, đến mức độ nặng trứng cá cục, viêm tấy, nang bọc, ngóc ngách, tạo sẹo lồi, sẹo lõm to. 
- Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý thẩm mỹ, bệnh nhân lo lắng vì tổn thương thường xuất hiện ở mặt. 
- Danh pháp còn gọi trứng cá thông thường (Acne vulgaris). 



2. Căn nguyên sinh bệnh.

2.1.Cấu tạo, phân bố, sinh lý hệ thống nang lông tuyến bã:

Tuyến bã có ở hầu khắp các vùng da của cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt mu ngón chân và môi dưới, tuyến bã thường tập trung nhiều ở vùng mặt, ngực, lưng, phần trên cánh tay. Tuyến bã chế tiết ra chất bã (Sebrum) đổ vào phần trên nang lông, bài tiết ra da có tác dụng làm da mềm mại, chống ngấm nước và có tác dụng phần nào chống vi khuẩn, nấm.Theo Rlewg & Kligmann có 2 lọai nang lông tuyến bã:

+Nang lông dài ( Lông nách, lông mu, tóc,râu), tuyến bã có kích thước nhỏ tuyến bã ít phát triển, chất bã tiết qua ống ngắn đến nang lông, cpổ nang lông lồi ra ngòai.

+Nang lông tơ tuyến bã phát triển nằm sâu vùng nà tiế nhiều chất bã nhờn.Tuyến bã phân bố không đồng đều. Đầu mặt, ngực, tầng sinh môn nhiều, số lượng 70-120 cái/1cm2; Tay, chân, bụng dưới 10 cái/1cm2; lòng bàn tay chân không có.

Sự tăng tiết chất bã chịu ảnh hưởng kích tố Androgene: Trong tuần đầu sơ sinh bé tang tiết nhiều chất bã do Androgene mẹ truyền sang hoặc thượng thận bé bị ức chế throng thời gian mang thai sau sinh bùng phát. Thời kỳ trẻ em tuyến bã nghĩ yên đến 7-10 tuổi lại họat động. Tuyến bã họat động tăng tiết mạnh từ 12-25 tuổi

2.2. Sự rối lọan thành phần chất bã:

-Chất bã nhờn 3 thành phần: Squalene 15%, Triglyceride 60%, Cires 25%: Men vi khuẩn da. Triglyceride Acid béo tự do.

- Nồng độ dihydrotestosteron tăng cao ở mô.

- Testosterone, là một hóc môn có cả ở nam và nữ, tăng trong suốt giai đoạn dậy thì và kích thích những tuyến bã lớn ra, sinh nhiều chất nhờn . Chất nhờn nhiều trở nên dày dính và hình thành nút chặn lỗ chân lông.

- Lứa tuổi thường gặp nhất là 10 - 25 tuổi ở cả nam và nữ.

2.3. Sừng hóa cổ tuyến bã:

Quá trình sừng hóa cổ tuyến bã chịu tác động 3 yếu tố- Di truyền-Tăng lượng acid béo tự do-Nội tiết tố thượng thận sinh dục- Vi khuẩn Propionibacterium Acnea sản xuất ra men Lipase, Protease, hyaluronidase, Phosphatase. Các men này làm tăng sừng hóa cổ tuyến bã.

2.4. Vai trò của vi khuẩn

Có môt hệ thống vi khuẩn ( Vi khuẩn chí) sống cộng sinh ở da không gây bệnh như:Coù moät heä thoáng vi khuaån goïi laø vi khuaån chí, luoân soáng coäng sinh ôû da. Nhöng chuùng khoâng gaây nhieãm khuaån đối với da có sinh lý bình thường: Staphylococcus Epidermis, Pityrosporum ovale, Propionibacterium Acnea.

Trong đó có lọai Propionibacterium Acnea sản xuất ra men Lipase, Protease, hyaluronidase, Phosphatase. Các men này làm tăng sừng hóa cổ tuyến bã và làm tăng phản ứng viêm tại chỗ, làm trứng cá nặng lên phát triển thành trứng cá viêm .

Hiện nay người ta cho rằng các yếu tố căn nguyên sinh ra bệnh trứng cá gồm có:

- Thể địa da dầu, tăng tiết chất bã (có tính chất tố bẩm di truyền, gia đình). Do có thể địa da dầu tuyễn bã to ra, tăng chế tiết chất bã, chất bã tiết ra nhiều mà không thoát ra được do cổ nang lông bị dày sừng hẹp lại tạo thành nhân trứng cá (comedomes

- Dày sừng cổ nang lông làm chất bã bị vít tắc, không thoát ra ngoài được.

- Vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. A) Corynebacterium acnes(C.A)

Propionibacterium acnes phân hủy chất bã tạo thành các axít béo tự do ngấm ra tổ chức xung quanh tạo nên các sẩn viêm, nếu bội nhiễm thêm tụ cầu, liên cầu...tạo nên sẩn mủ, mụn mủ.

Corynebacterium acnes ở vùng phễu ống và các yếu tố gây viêm khác ở vùng phễu ống: C. acnes tiết ra những thành phần gây viêm như lipase, protease, hyaluronidase và các yếu tố hóa hướng động bạch cầu. Lipase thủy phân triglycerides thành axit béo tự do. Đây là chất kích thích khởi đầu và là chất sinh comedon. Những yếu tố hóa hướng động bạch cầu đa nhân tới thành nang lông. Các bạch cầu đa nhân phóng thích hydrolase làm yếu thành nang lông gây viêm và vỡ ra phóng thích thành phần comedon vào lớp bì. Phản ứng viêm dữ dội hình thành mụn trứng cá mủ và nang. Các vi khuẩn khác cũng gây viêm bằng cách kích thích các cơ chế miễn dịch.

Qua các yếu tố trên ta thấy:

- Chất bã tăng tiết nhiều, không sừng hóa cổ tuyến bã , vi khuẩn không xâm nhập tuyến bã ,bệnh nhân có tình trạng da dầu.

-Nếu có vi khuẩn xâm nhập tuyến bã, tiết men phân hủy chất bã tạo mùi hôi và tạo thành nhân.

- Chất bã tăng tiết , không sừng hóa cổ tuyến bã , vi khuẩn xâm nhập tuyến bã, không có mụn chỉ có da dầ và sợi mỡ.- Chất bã tăng tiết , sừng hóa cổ tuyến bã , vi khuẩn xâm nhập tuyến bã" viêm"trứng cá" trứng cá viêm

2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến trứng cá

2.5.1. Dị truyền: Cha mẹ bị thể địa da dầu và cả 2 có trứng cá 45% con có trứng cá. Những người viêm da cơ địa thì tỷ lệ bị trứng cá thấp.

2.5.2. Ảnh hưởng thuốc:

- Phenyltoin.

- Thuốc nhóm Halogene.

- Coticosteroids

- Iods:

- Bromure

- Hydantoin,

Gardenal..

- Vitamin B12,

Lithium- Androgene, Progestatifs.

- Azathioprime, Cyclosporine.

- Rimifon.

2.5.3. Chế độ ăn mặn,quá ngọt, cà phê, rượi, chất cay nóng, thuốc lá…

2.5.4. Bệnh nôi tiết: Cushing, cường giáp, hội chứng buồng trứng.

2.5.5. Stress.

2.5.5.Nghề nghiệp tiếp xúc dầu mỡ, vệ sinh da mặt kém

2.6.Các giai đoạn hình thành mụn

- Giai đoạn 1 và 2 xảy ra khi các nang lông bị bít, dầu tiết ra quá nhiều khiến các vi khuẩn nội sinh thường trù tại nang lông có cơ hội phát triển thành một ổ nhiễm trùng từ nhân mụn nhỏ thành mụn đầu đen.

Giai đoạn 3 là giai đoạn nhiễm trùng lan sâu xuống bên dưới nang lông, phía trên bề mặt da sẽ nhìn thấy mủ hoặc các đầu trắng. Khi mụn đã phát triển đến giai đoạn này nếu không chữa khỏi ngay thì chắc chắn sẽ để lại sẹo.

Gai đoạn 4 ổ nhiễm trùng đã phá vỡ liên kết tế bào da trong nang lông và lan rộng sang các vùng da khác.

3. Triệu chứng lâm sàng 

3.1. Vị trí: thường gặp ở vùng mặt, ngực, lưng (nhất là vùng liên bả), phần trên 

3.2. Tổn thương cơ bản: 
Tùy theo tổn thương cơ bản và mức độ bệnh ta có thể quan sát thấy

- Nhân đầu trắng(Whitehead): trên da mặt thấy các điểm trắng 1-2 mm ở dưới da, đó chính là nhân trứng cá.

- Nhân đầu đen(Blackhead): có một điểm đen ở lỗ chân lông, đó là chất bã phần trên bị oxy hóa. Mụn đầu trắng, đầu đen , mụn mủ thường gặp ở thanh thiếu niên.

- Sẩn viêm: có các sẩn viêm 1-3mm đường kính, nặn ra nhân trứng cá là một sợi chất bã màu trắng ngà vàng.

- Sẩn mủ, mụn mủ: có sẩn mủ, trung tâm là mủ và nhân trứng cá, có quầng viêm đỏ bao quanh, kích thước 1-5mm.

- Viêm tấy: bao quanh nhân trứng cá là khối viêm tấy 1-3cm đường kính, viêm đỏ sưng cứng, ấn đau, sau hóa mủ.

- Nang bọc: có các nang bọc chìm dưới da, có vỏ xơ bao quanh, trong chứa chất bã, mủ. -Mụn trứng cá cụm: Với những làn da nhiều dầu, cộng với thay đổi nội tiết hay trong cơ thể quá nóng, làn da thường hay có mủ, cục tạo thành lỗ dò, chảy máu sau đó tạo thành sẹo lõm và sẹo lồi.

4. Phân lọai 4.1.Theo nguyên nhân

4.1.1. Trứng cá thông thường (Acne Vulgaris).

- Không viêm: đầu trắng, đầu đen. 
- Có viêm: sẩn, mụn mủ, viêm tấy, nang bọc 

4.1.2.Viêm nang lông do Pityrosporum ovale 
Sẩn đỏ, nhỏ, viêm rõ, hay ở vùng lưng, 50% số ca tìm thấy Pityrosporum ovale. 

4.1.3.Trứng cá do steroids: do dùng steroids ngắn hoặc dài ngày. Tổn thương là sẩn đỏ màu đỏ đồng nhất, các sẩn mủ rải rác ở mặt, lưng, cổ và cánh tay. Thường không có nhân trứng cá. 

4.1.4.Trứng cá do thuốc hoặc phát ban dạng trứng cá (Acneiforme eruptions):

-Bệnh mụn thứ phát xảy ra do dùng mỹ phẩm, tiếp xúc với các tác nhân vật lý, hóa học hay do dùng thuốc.

- Mụn do dùng mỹ phẩm: Dạng còi mụn hoặc những nang nhỏ ở quanh miệng. Bệnh xảy ra do dùng mỹ phẩm có nhiều chất nhờn, không thích hợp với da.

- Mụn do tiếp xúc với các hóa chất.

- Mụn do nghề nghiệp: Do tiếp xúc với chất hydrocarbures (có trong dầu hỏa), tạo thành còi mụn hay nốt mụn ở da nơi tiếp xúc.

- Các tác nhân vật lý như tia X, tia Cobalt có thể gây mụn nhiều tuần sau khi xạ trị. Tia tử ngoại trong ánh mặt trời có tính chất diệt trùng nhưng cũng gây mụn.

- Mụn do dùng thuốc trị bệnh: Thường ở dạng viêm nhiều hơn là tạo thành còi mụn.

4.2.Theo lâm sàng

4.2.1. Trứng cá thông thườngg (Acne Vulgaris):

4.2.2. Trứng cá cục-nang(Nodulocystic)

Thường gặp ở nam, tổn thương nhiều nang, cục .Các khối u hạt viêm có thể chuyển thành áp xe, rò mủ, về sau thành sẹo cứng, lõm da xuống rất xấu. Đây là dạng mụn của các em trai, thường ở lưng hay mặt trước ngực. Ở phái nữ, loại mụn này thường kết hợp với bệnh nam hóa.

4.2.3 trứng cá kết cụm(Acneconglobata)

Là dạng nặng do tăng tiết bã nhờn mạnh. Tổn thương cơ bản là những sẩn viêm lớn kết cụm lại thành những nang to hóa mủ vỡ gây sẹo lớn lồi hay lõm. Tổn thương có thể kết hợp với viêm tuyến mồ hôi hóa mủ ( Hidroadenitis suppurativa).

4.2.4. Trứng cá dạng conglobata:

Là loại mụn conglobata có đi kèm theo sốt, đau nhức các khớp xương và ảnh hưởng đến toàn trạng người bệnh. Nơi mụn bị loét, đóng vảy, chảy máu.Theo sau mụn bọc to, các loại mụn to lên, đau nhiều, mụn tụ lại thành đám và rò mủ ra da. Bệnh kéo dài đến tuổi trưởng thành và gây nhiều sẹo xấu.

4.2.5.Trứng cá sẹo lồi (Acne kelodalis): trứng cá khi lành để lại sẹo lồi. 

4.2.6. Trứng cá hoại tử: có quá trình hoại tử tạo sẹo lõm. 

4.2.7.Trứng cá ngóc ngách (Acne conglobata):

Các nang bọc, chứa chất lầy nhầy, viêm u hạt, các nang bọc, có đường thông dò các nang với nhau, sau tạo thành sẹo dúm dó. 

4.2.8. Trứng cá ác tính(acneFulminans)

Hiếm gặp, thường ở nam. TTCB xuất hiện ở thân viêm mạnh dẫn đến lóet, họai tử.khôùp daïng thaáp.

4.3.Theo tuổi 4.3.1.

Trứng cá ở trẻ sơ sinh

Thường ở bé trai, ở hang tháng đầu sau sinh, xuất hiện ở má, tổn thương dạng cồi, sẩn viêm, ít khi có sẩn mủ,tuy nhiên có khi có cả nang bọc vỡ gây sẹo lõm. Tiến triển lành tự nhiên, nguyên nhân do hệ thống nang lông tuyến bã đáp ứng mạnh với Androgene mẹ truyền hoặc thượng thận bé bị ức chế throng thời gian mang thai sau sinh bùng phát.

4.3.2. Trứng cá ở trẻ nhỏ

Xảy ra khoảng 3 đến 6 tháng sau khi sinh, mặt có còi mụn và mụn. Bệnh này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn do ảnh hưởng kích thích tố nam của người mẹ.

4.3.3.Trứng cá ở tuổi vị thành niên

Thường ít gặp, là mụn đa dạng của trẻ vị thành niên, xảy ra ở những đứa trẻ cha mẹ bị mụn nhiều.Từ tuổi vị thành niên, cùng với sự phát triển nhanh về cơ thể, các tuyến mồ hôi và tuyến bã ở các em phát triển và bài tiết mạnh hơn. Tuyến bã là các tuyến nằm dưới da, cạnh lỗ chân lông, bài tiết chất nhờn giúp cho da mềm mại và có độ ẩm nhất định. Khi các tuyến này chế tiết nhiều, lỗ tuyến thông thành một nhân nhỏ nằm dưới da, cứng lại thành mụn trứng cá. Mụn trứng các đều gặp ở các em trai cũng như gái nhưng các em gái bị nhiều hơn và thường được quan tâm đến nhiều hơn. Mụn trứng cá có thể ở trên da mặt, hay gặp nhất ở trán, má, cằm; đôi khi ở vai, lưng, ngực nhưng không thấy ở các chi hoặc vùng thắt lưng. Mụn trứng cá ảnh hưởng đến thẩm mỹ làm các em rất khó chịu. Người có lớp da nhờn thường có mụn trứng cá nhiều hơn người có da khô, người da trắng bị nhiều hơn người da màu, người phương Đông bị ít hơn người phương Tây.

Mụn trứng cá có nhiều dạng khác nhau: Có thể là những sẩn nhỏ hơi lồi lên mặt da có đầu màu nâu hay đen; có thể là những sẩn nhỏ hơn, chìm dưới da, khó nhìn thấy đầu nhân trứng cá. Nếu mụn trứng cá bị nhiễm khuẩn (do không chú ý giữ gìn da sạch sẽ và nhất là do nặn nhân trứng cá, vi khuẩn sẽ từ các ngón tay hay do đã có sẵn trên da hoặc tại chỗ chân lông xâm nhập), các mụn sẽ sưng lên, mưng mủ có khi trở thành nhọt rất nguy hiểm. Đặc biệt nếu nhọt xuất hiện ở vùng quanh miệng (thường gọi là đinh râu) thì bệnh cảnh sẽ diễn biến rất nặng, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể tử vong. Trứng cá càng nặn thì càng dễ bị viêm nhiễm, mụn trở nên to, rộng ra ở dưới da tạo thành các “trứng cá bọc”, nếu nặn ra hoặc vỡ mủ sẽ để lại sẹo, càng làm da trở nên xù xì, mất thẩm mỹ.

Các em bị trứng cá nên biết rằng sự bài tiết của các tuyến bã là hiện tượng sinh lý bình thường của da. Để hạn chế mụn trứng cá, phải lluôn giữ cho da sạch sẽ, không để bụi bẩn bám vào làm lấp các lỗ chân lông; cần thường xuyên rửa mặt bằng nước mát, sạch và nếu có thể thì rửa với xà phòng, tốt nhất với các loại sữa rửa mặt thích hợp đối với từng loại da. Nên hạn chế việc xoa kem, đánh phấn (đặc biệt với các em gái) vì các chất này bôi lên da càng dễ bám bụi, có thể làm tắc lỗ chân lông và các ống tuyến bài tiết không kể còn có khi bị ứng với các loại mỹ phẩm không thích hợp. Hàng ngày, các em có thể xoa bóp da mặt 2-3 lần (lúc mới ngủ dậy buổi sáng, buổi tối và có thể cả buổi trưa), mỗi lần 5-10 phút bằng cách sau khi rửa sạch tay với xà phòng, dùng hai bàn tay xoa nắn da mặt bắt đầu từ gốc mũi lan rộng ra xung quanh như hình nan hoa xe đạp. Kiên trì xoa nắn đều đặn hàng ngày sẽ giúp cho các tuyến bã hoạt động, đỡ ứ đọng các chất bài tiết của nó trong các nang lông do đó hạn chế phát sinh trứng cá. Không nên nặn trứng cá, nhất là các mụn trứng cá ở xung quanh miệng.

4.3.4. Trứng cá ở tuổi dậy thì

 tuổi dậy thì, một bệnh tuy lành tính nhưng làm phiền lòng và thiếu tự tin cho các em là bệnh mụn ở mặt (bệnh trứng cá). Bệnh thường nặng lên về mùa hè nhất là các em gái, hầu như cứ mọc nhiều vào vài ngày trước khi có kinh nguyệt. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều và rất phức tạp:
Do nội tiết hay hormon: Do androgen của tuyến sinh dục và thượng thận, do progesteron tăng vài ngày trước khi có kinh nguyệt.
Do dùng một số loại thuốc: Mụn cũng nổi lên nhiều do dùng một số thuốc kéo dài như uống prednisone, dexamethasone hoặc tiêm K.cort... Kể cả bôi thuốc ngoài da để trị bệnh ở da như nám, ngứa, mụn... bằng các thuốc như synalar, halog, cortibion hoặc do bôi mỹ phẩm kéo dài...
Do chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều chất ngọt, béo...
Do thời tiết: Thời tiết mùa hè ra nhiều mồ hôi, làm việc phải tiếp xúc hóa chất dầu, mỡ, vệ sinh da kém.
Yếu tố thần kinh: Mất ngủ, stress.
Yếu tố di truyền: Những người trong gia đình có bố mẹ, anh chị em bị mụn thì cũng dễ bị mụn.

4.3.5. Trứng cá ở người lớn tuổi:

Bệnh tích viêm là chủ yếu

- Ở đàn ông: Bệnh tích chủ yếu ở cổ và lưng dạng conglobata hay dạng mụn nặng.

- Ở phái nữ: Chủ yếu là mụn do kích thích tố, thường xảy ra quanh miệng và vùng hàm dưới.Các thuốc tránh thai có androgène và progestérone có thể gây ra và làm mụn nặng thêm.Nếu người bệnh có triệu chứng nam hóa, phải tìm xem có u thượng thận hay u buồng trứng không. Đặc biệt, triệu chứng này ở phụ nữ có thể do yếu tố tâm lý.

4.3.6. Trứng cá ở nữ giới

Trứng cá thường xảy ra vào 3 thời điểm chính của phụ nữ đó là tuổi dậy thì, khi mang thai và tuổi tiền mãn kinh.Mụn trứng cá ở tuổi thiếu nữ

Theo nhận xét của các bác sĩ da liễu, hiện nay, có tới 43-68% thiếu nữ ở độ tuổi dậy thì (12 – 18 tuổi) gặp các bệnh có liên quan đến da liễu, điển hình nhất là mụn trứng cá. Theo các bác sĩ, tất cả các loại mụn đều xuất phát từ nguyên nhân rối loạn hormone tuổi dậy thì. Ở thời điểm này, các hormone trong cơ thể xảy ra tình trạng rối loạn. Đa số các bạn gái xuất hiện tình trạng hormone nam trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường làm tuyến dầu bị kích thích sinh ra nhiều dầu hơn. Hiện tượng dầu tràn lên bề mặt kết hợp với tế bào da chết và vi khuẩn mụn gây ra mụn trứng cá. Mụn trứng cá ở lứa tuổi dậy thì thường xuất hiện ở các vùng như: trán, má, cằm, ngực, lưng...

Điều trị trứng cá ở lứa tuổi dậy thì thực tế đơn giản hơn rất nhiều so với điều trị trứng cá ở lứa tuổi khác, vì ở giai đoạn này, khả năng sản sinh và tái tạo của da rất tốt. Mặt khác, thiếu nữ ở độ tuổi này chưa mắc các vấn đề khác về da như da lão hoá, nên việc điều trị chỉ cần tập trung vào việc loại bỏ mụn. Thông thường, điều trị mụn được kết hợp giữa công nghệ ánh sáng đơn sắc Led Medicare và công nghệ ánh sáng dạng chùm Elos. Hai công nghệ này có khả năng loại bỏ các mụn trứng cá đầu trắng và đầu đen, cân bằng tuyến dầu, làm giảm lượng dầu trên da với ánh sáng màu xanh lá cây, xanh da trời vừa để làm dịu vừa để kích thích những mụn sâu dưới da trồi lên bề mặt nhanh nhất, từ đó loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây ra mụn. Với năng lượng cao, Công nghệ Elos có khả năng loại bỏ các nhân mụn đỏ, mụn bọc, làm xẹp mụn ngay lập tức, đồng thời ngăn chặn quá trình hình thành sẹo và vết thâm trên bề mặt da. Ngoài vấn đề kiểm soát dầu nhờn trên da, năng lượng ánh sáng còn giúp lấy đi các tế bào da chết, chất bã trên bề mặt giúp da sạch, sáng và láng mịn hơn. Ánh sáng năng lượng cao đến 1200nm sẽ tác động trực tiếp đến lớp sinh sản của tế bào da (hạ bì) giúp tái tạo tốt nhất. IPL + RF còn được ghi nhận là công nghệ chữa mụn hiệu quả cao nhất hiện nay, đặc biệt không cần nặn mụn gây đau đớn và dễ để lại sẹo.

Phụ nữ mang thai Cũng giống như thời kỳ dậy thì, thời kỳ mang thai là một trong 3 thời điểm phụ nữ dễ bị rối loạn hormone nhất. Khi mang thai, sự tăng lên hoặc giảm đi của các hormone nam và nữ trong cơ thể do mang thai trai hay thai gái xảy ra với tất cả các chị em. Khi sự cân bằng hormone này bị phá vỡ, lượng hormone nam Testosteron trong cơ thể cao hơn mức bình thường sẽ kích thích tuyến dầu tiết ra nhiều dầu hơn gây bùng dầu trên da mặt. Dầu thừa quá nhiều sẽ bị ứ trong nang lông và kết hợp với tế bào da chết cùng vi khuẩn mụn làm xảy ra hiện tượng bùng phát mụn trên da mặt trong suốt thời kỳ mang thai. Thời điểm mang thai, ngoài tình trạng dầu thừa trên da và mụn, chị em sẽ gặp phải những tình trạng da khác như da sạm, nám, thâm... đồng thời mụn trong thời điểm này cũng sẽ dễ dàng để lại sẹo và vết thâm do sự thay đổi của tố chất da trong thời kỳ mang thai, vì vậy việc điều trị mụn cần phải kết hợp với việc phòng ngừa sẹo và mụn và phòng ngừa sạm nám. Mặt khác, mang thai là thời điểm rất nhạy cảm, vì vậy, không phải loại sản phẩm hay máy móc nào cũng có thể sử dụng cho phụ nữ trong thời điểm mang thai. Phương pháp điều trị phù hợp nhất trong thời điểm này đó là các phương pháp chăm sóc dưỡng da với sản phẩm chăm sóc phù hợp và lành tính để cân bằng tuyến dầu và giảm mụn. Việc chăm sóc dưỡng da thường xuyên cũng sẽ giúp giảm bớt các vấn đề về sạm và nám khi mang thai.

Phụ nữ tiền mãn kinh Thông thường phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khi bắt đầu bước qua tuổi 40, đây là thời điểm cuối cùng có thể dẫn tới hiện tượng rối loạn hormone, dễ gây ra mụn trứng cá, tuy nhiên ở giai đoạn này, mụn trứng cá không còn là vấn đề lớn nhất, vấn đề da lão hoá như nám và nếp nhăn là vấn đề lớn hơn nhiều. Việc điều trị sẽ tập trung vào vấn đề trầm trọng nhất

5. Xét nghiệm 
- Chiếu đèn Wood nếu có màu da cam là cho biết có sự hiện diện của P. acnes. 
- Nếu có mụn mủ nuôi cấy xác định vi khuẩn bội nhiễm và thử độ nhạy cảm kháng sinh. 
-Định lượng hormon nhóm Androgen. 

6. Chẩn đoán 

6.1. Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng, vị trí vùng mặt, ngực, lưng; tổn thương là các nhân trứng cá (đầu trắng, đầu đen), sẩn viêm có nhân trứng cá ở giữa, mụn mủ, viêm tấy, nang bọc. 

6.2. Chẩn đoán phân biệt 
- U mềm lây (Molluscum contagiosum) sẩn hình tròn bán cầu, trơn nhẵn, có điểm lõm ở giữa, nguyên nhân do virus.

-Viêm da quanh miệng.-Trứng cá đỏ(Acne Rosacea).

- Rôm sảy(Millia).

-Viêm nang lông(Folliculitis).

7. Điều trị

7.1.Đánh giá độ nặng của mụn.

Trứng cá nhẹ khi chỉ có mụn đầu đen hoặc đầu trắng; trung bình khi có thêm một số mụn mủ, cục; nặng khi nổi thêm nhiều cục, nắn đau, nang nằm sâu dưới da.

Mụn trứng cá nặng và tạo thành những cục có chứa mủ ở dưới da được gọi là mụn trứng cá nang; dạng này thường gặp ở nam. Dạng mụn trứng cá ở người trưởng thành có thể liên quan tới hóc môn, có thai, mãn kinh hay ngừng uống thuốc ngừa thai. Dạng mụn trứng cá nặng ở nữ trưởng thành xuất hiện lúc có kinh và rụng trứng hoặc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nên được điều trị.

Phân loại độ nặng của bệnh

Độ nặng

Tổn thương

Mụn nhẹ

< 20 comedones hoặc< 15 tổn thương viêm hoặc tổng số lượng tổn thương < 30

Mụn trung bình

20-100 comedones hoặc 15-50 tổn thương viêm

Mụn nặng

05 nốt (cục) hoặctổng số lượng tổn thương viêm > 50 hoặc tổng số lượng sang thương > 125

Lựa chọn thuốc sao cho thích hợp với tình trạng, độ nặng của bệnh và tình trạng da của bệnh nhân. Chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào dạng tổn thương và độ nặng của mụn nhưng cũng cần lưu ý vấn đề tâm lý.Mụn nhẹ chỉ cần điều trị tại chỗ. Benzoyl peroxide, acid azelaic và kháng sinh tại chỗ thông thường được dùng cho mụn viêm. Đối với mụn không viêm retinoids thường được dùng. Đối với mụn hỗn hợp có thể dùng phối hợp retinoids với các thuốc trên.

Mụn trung bình – nặng cần thêm kháng sinh uống. Thông thường sử dụng tetracycline hay erythromycine. Doxycycline hay minocycline thường ít xử dụng hơn vì hấp thu kém hơn và tai biến nhiều hơn. Minocycline ít khi cho đề kháng thuốc với P. acnes nhưng tai biến phụ nặng nề có thể xảy ra. Trimethoprim-sulfamethoxazone sẽ được dùng nếu nhóm thuốc trên không có tác dụng. Benzoyl peroxide phối hợp với kháng sinh uống sẽ giảm được vi khuẩn đề kháng kháng sinh.Mụn nặng hoặc đề kháng điều trị sẽ xử dụng isotretinoin. Isotretinoin cũng được xử dụng trong mụn trung bình đề kháng kháng sinh hoặc có nhiều sẹo hoặc bệnh nhân có tình trạng tâm lý không ổn định. Tuy nhiên cần lưu ý tác dụng phụ của isotretinoin.

7.2. Thuốc bôi tại chỗ

.2.1.Tác dụng diệt khuẩn,chống viêm nang lông

-Thuốc bôi kháng sinh tại chỗ (mỡ kháng sinh).

- Thuốc bôi chứa lưu huỳnh.

- Benzoyle Peroxide.

7.2.2.Tác dụng chống sừng hóa tuyến bã:

- Retinoids.

- Azelaic acide.

- Tazarotene.

7.2.3. Các thuốc tróc lột da và chống da nhờn 
7

.3. Thuốc uống toàn thân 

7.3.1.Thuốc kháng sinh. 

7.3.2.Thuốc chống tiết bã nhờn.

7.3.3. Retinoids.

7.4.Thuốc khác
- Biotin. 
- Vitamin.

- Kháng histamin H1,H2.

7.5. Các phương pháp khác 
- Chích nặn nhân trứng cá: dùng cái chích nặn nhân trứng cá (extractor Schamberg) chích nặn nhân trứng cá, làm thoát mụn mủ và nang trứng cá sẽ mau lành hơn. Chú ý vô khuẩn và bôi thuốc gây tê bề mặt vùng da chích nặn trứng cá. 
- Tháo bỏ nặn nhân trứng cá bằng keo cyanoacylate: Bôi keo cyanoacylate vào mụn trứng cá dùng que nhựa dính vào chỗ đó, sau 1 phút nhắc ra kéo theo nhân trứng cá bị dính chặt vào que thủy tinh hay tấm plastic. 
- Phương pháp lột bằng băng khía vạch: Dán băng khía vạch lên mặt vài giây rồi bóc đi, làm nhiều lần có khi đến 30 lần, cho đến khi nhìn thấy lớp lấp lánh, mục đích là làm bật nút vít tắc ở cổ nang lông để nhân trứng cá thoát đi được. 

7.6. Giải quyết sẹo trứng cá 
Các tổn thương trứng cá thường để lại sẹo nhỏ, mềm nông, sau một thời gian mới hết. Một số trường hợp bị sẹo lồi, sẹo phì đại hoặc sẹo teo lõm cá biệt là sẹo hốc lõm to như hố băng. 
Với các trường hợp trứng cá sẹo lồi có thể giải quyết bằng tiêm Triamcinolone acetonide vào dưới sẹo lồi. 
Với các trường hợp sẹo hốc lõm người ta có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau: 
. Hớt, bào da(Dermabraion) 
. Cấy Silicon vào da: cấy polymethylsiloxane có tính dẻo, 300centristrokes. 
. Cấy collagen vào dưới da chữa sẹo mềm nông và sâu. Cấy collagen da bò tinh khiết hòa tan, tiêm số lượng nhỏ 1 tháng 3 lần. Tuy nhiên cách này không có hiệu quả với sẹo hốc lõm to. 



Trị mụn và sẹo mụn bằng kỹ thuật hiện đại

Các vết sẹo lồi hoặc lõm do mụn gây ra có thể được khắc phục nhờ dùng tia laser. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao, kỹ thuật này cần được kết hợp với các liệu pháp lạnh, cà da, lột da mặt, mài da...

Trong phương pháp chữa sẹo mụn nói trên, các chuyên gia dùng kỹ thuật siêu mài mòn kỹ thuật số để mài mòn bề mặt da ở vùng sẹo, lấy đi lớp tế bào trên cùng của biểu bì để vùng da đó mịn màng, bằng phẳng hơn. Trong và sau thời gian tạo lập lớp da mới, bệnh nhân phải tránh phơi nắng (khoảng 2 tháng) để khỏi bị sạm da. Trong mọi trường hợp, việc điều trị sẹo mụn chỉ được thực hiện khi bệnh không còn tiến triển nữa. 
Về chữa mụn, cho đến nay, nhiều loại thuốc đã ra đời nhưng không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả. Trong tương lai, mụn trứng cá có thể được điều trị tận gốc bằng cách phối hợp nhiều liệu pháp như sử dụng kháng sinh kết hợp với laser và những thuốc khác. Các kháng sinh làm giảm nhiễm trùng, giúp giảm hình thành các sẹo mụn. Với các vết sẹo đã hình thành, tuỳ theo đặc tính (độ sâu, hình dạng, vị trí), chuyên gia da liễu sẽ chọn phương pháp thích hợp như bioxyde carbon dạng bột, laser... để điều trị.

Loại laser mới có tên CT3, khi chiếu vào da, tia laser sẽ đi sâu tác động trực tiếp vào tuyến bã, làm co tuyến bã và ngăn chặn hiệu quả việc phát sinh nhiều bã nhờn gây mụn trứng cá.

Để điều trị tận gốc mụn trứng cá, cần tác động trực tiếp vào tuyến bã để ngăn chặn việc phát sinh nhiều bã nhờn. Loại laser mới CT3 là loại công suất cao Nd-YAG xung dài (20ms), có bước sóng 1.320nm. CT3 đã được Cơ quan thuốc và thực phẩm Mỹ xác nhận hiệu quả và chính thức chấp thuận sử dụng tại Mỹ để điều trị mụn, xóa sẹo mụn trứng cá… Khi chiếu vào da, với bước sóng 1.320nm, tia laser CT3 tác động trực tiếp vào tuyến bã, làm co tuyến bã, ngăn phát sinh nhiều bã nhờn gây mụn trứng cá. Tuy nhiên, để có thể đi xuyên qua da và tác động mạnh vào tuyến bã nằm bên dưới mà không gây hoại lớp da bên trên, đầu chiếu tia laser được trang bị thêm 1 đầu xịt hơi lạnh (cryogen), 1 đầu kiểm soát nhiệt độ da khi chiếu tia, và tất cả đều được điều khiển bằng máy vi tính. Việc xịt hơi lạnh sẽ hạ thấp nhiệt độ nhằm bảo vệ lớp da bề mặt, trong khi vẫn để cho tia laser đi xuyên tác động mạnh vào các tuyến bã bên dưới. Bộ phận kiểm tra nhiệt độ được nối với máy vi tính sẽ đảm bảo lớp da bề mặt không bị quá nhiệt gây tổn thương… Nếu nhiệt độ bề mặt da vượt quá 45 độ C, máy vi tính sẽ ngăn chặn máy phát tia laser… Mỗi tuần chiếu laser một lần, liên tục trong khoảng 6 tuần.

Ngoài việc kiểm soát tuyến bã, thiết bị laser CT3 còn rất hiệu quả trong điều trị thẩm mỹ. Tia laser với khả năng tác động vào nguyên bào sợi giúp kích thích tăng sinh collagen trong lớp bì sẽ làm căng lớp da quanh sẹo mụn, xóa sẹo mụn đã phát sinh, nâng lên và làm đầy dần sẹo lõm, xóa vết rạn ở da bụng, đùi, xóa nếp nhăn vùng mặt, cổ...
Đối với xóa sẹo mụn, xóa rạn da, xóa nhăn... sau chiếu tia laser khoảng 1 tuần, collagen bắt đầu được sản sinh ra và kéo dài cho đến nhiều tuần sau. Kết quả sẽ thấy rõ sau khoảng 3-6 lần chiếu, mỗi lần cách nhau 1 tháng.Mụn trứng cá là một loại bệnh da thông thường, nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, sinh hoạt và tâm lý của bệnh nhân, nhất là khi mụn để lại sẹo trên mặt. Những dấu tích này sẽ “đeo đuổi” người bệnh lâu dài, có khi đến hết cuộc đời. Nguyên nhân gây mụn trứng cá có thể do hoóc môn, yếu tố di truyền hoặc vi khuẩn… Mụn trứng cá phát triển khi tuyến bã của cơ thể sản xuất ra quá nhiều chất nhờn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và làm phát triển các loại mụn trứng cá đầu trắng, đầu đen và có khi bị sưng đỏ.Hiện nay, để điều trị mụn trứng cá, bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc thoa ngoài da, thuốc uống, thuốc chích, lột da mặt… Ngoài ra, chuyên ngành thẩm mỹ còn dùng công nghệ trị liệu bằng quang học, đôi khi kết hợp song song với các phương pháp trên để nhanh chóng rút ngắn thời gian điều trị. Trị liệu bằng quang học hiện đang được áp dụng tại Việt Nam hầu hết là dùng tia sáng IPL (công suất thấp) có bước sóng phù hợp để tác động vào vi khuẩn P. Acnes - vi khuẩn gây ra mụn trứng cá.