Bệnh lậu
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bệnh lậu
- Được đăng ngày 10 Tháng bẩy 2010
- Viết bởi Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
- Lượt xem: 4901
Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh LTQĐTD), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ, nhưng phần lớn lại găp là lậu mạn tính với các triệu chứng không điển hình, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng cho bệnh nhân.Lậu là một trong những bệnh được biết sớm nhất của loài người. R.S Morton là tác giả viết về bệnh lậu hoàn chỉnh nhất. Sách của Leviticusmô tả những người có tiết dịch niệu đạo, những người này bị lây từ người khác sau 7 ngày quan hệ và người ta biết đó như là thời gian ủ bệnh. Các tác giả trong kinh thánh cho rằng bệnh lây truyền do tiếp xúc xã hội và do sự quan hệ tình dục giữa nam và nữ.Hippocrates đã viết về bệnh này từ thế kỷ thứ 4-5 trước công nguyên. Ông gọi bệnh lậu cấp là bệnh đái són “strangury”và đến thế kỷ thứ hai người ta coi đó là bệnh đái ra tinh dịch. Bác sỹ Greco- Roman mô tả điều trị bệnh bằng cách kiêng quan hệ tình dục và rửa mắt ở trẻ mới sinh. Hiểu biết về bệnh lậu và bệnh lây truyền qua đường tình dục được biết ở châu Âu vào cuối thời kỳ Trung cổ. Thuật ngữ “clap” được dùng lần đầu năm 1378 và vẫn thường được sử dụng phổ biến để chỉ cho bệnh này. Vào cuối thế kỷ thứ 15 bệnh giang mai xuất hiện ở châu Âu, lúc đó người ta đề cập đến liên quan giữa lậu và bệnh giang mai. Ambrroise pare’ thế kỷ 16 và John Hunter thế kỷ18 xem lậu và giang mai là 2 biểu hiện khác nhau của cùng một bệnh. Hunter đã đưa ra một thí nghiệm thú vị là ông ta tự tiêm chất lấy từ bệnh lậu và sau đó ông ta đã mắc phải giang mai, thí nghiệm này đã gây ra nhiều tranh luận. Philippe Ricord là người đầu tiên đưa ra hiểu biết rõ ràng về bệnh này nhưng hiểu biết thật tường minh là sau mô tả của Neisser về lậu cầu năm 1879 và nuôi cấy được lần đầu tiên vào năm 1882 bởi Leistikow và Loffler. Bệnh lậu đáp ứng điều trị với kháng sinh Sulfamid vào năm 1936 và Penicillin vào năm 1943.
2. Căn nguyên dịch tễ học:
2.1.Dịch tễ học
Tần số: Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất. Trên thế giới có khoảng 200 triệu ca mới mắc hàng năm.
Chủng tộc: không có sự khác nhau về chủng tộc.
Giới: tỷ lệ nam/nữ là 1,5/1. Tỷ lệ bệnh tăng ở những người đồng tính luyến ái nam. Ở nữ giới tỷ lệ bệnh lậu không có triệu chứng nhiều hơn nam.
Tuổi: Gặp ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến người cao tuổi, nhưng thông thường lứa tuổi trẻ hoạt động tình dục mạnh, bệnh thường gặp nhất ở tuổi thanh niên. Ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu do lạm dụng tình dục; ngoài ra còn có thể lây từ người lớn bị bệnh do vệ sinh kém.
Nguồn bệnh: Người bệnh là nguồn duy nhất của bệnh lậu (lây truyền qua hoạt động tình dục đồng giới hoặc khác giới, lây từ mẹ sang con trong giai đoạn chuyển dạ và đẻ). Các yếu tố nguy cơ:
+ Không sử dụng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo.
+ Nhiều bạn tình.
+ Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh đẻ bằng đường dưới.
2.2.Nguyên nhân:
Tác nhân gây bệnh là song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae. Lậu điển hình song cầu khuẩn hình hạt cà phê bắt màu Gram âm, lèn chặt trong tế bào bạch cầu đa nhân TT thoái hóa. Lậu không điển hình vi khuẩn nằm rải rác trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân TT, khi lậu cấp tính thường có hình ảnh rõ, khi lậu mạn thường phải nuôi cấy để chẩn đoán xác địnhTrong môi trường nuôi cấy, vi khuẩn lậu đa dạng, kích thước thay đổi và sắp xếp không điển hình, biến đổi theo điều kiện của môi trường nuôi cấy. Các môi trường nuôi cấy thường được sử dụng như Martin- Thayer, Martin- Lewis… điều kiện nuôi cấy 3-10% CO2,nhiệt độ 35-370, độ ẩm 70%, pH 7,3. (nuôi cấy trong môi trường thạch máu có CO2), dùng hình ảnh đại thể và phân lập trên môi trường đường để xác định vi khuẩn lậu.
Sức đề kháng vi khuẩn lậu kém, ra môi trường ngoài cơ thể và các thuốc sát trùng thông thường đều diệt được. Lậu cầu tồn tại rất ngắn ngoài cơ thể người (khoảng 5 phút), nhiệt độ lạnh và khô vi khuẩn lậu chết nhanh.- Cấu trúc màng lậu cầu:Cấu trúc màng phức tạp và đặc biệt cho từng type, kháng nguyên LPS là kháng nguyên ngoài màng nhưng có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh.- Pili: dạng T1 và T2, Pili giúp lậu cầu bám vào tế bào, giúp trao đổi vật liệu di truyền giữa các chủng pili.- Plasmid: có 3 dạng Loại 1: Plasmid 24,5 Md có khả năng hoạt hóa các plasmid khácLoại 2: Plasmid 2,6Md chưa rõ chức năng.Loại 3: Plasmid quy định sinh b-lactamase
Đường lây:
Lây qua đường tình dục chủ yếu do tiếp xúc sinh dục – sinh dục, hậu môn – sinh dục, miệng - sinh dục. Lây gián tiếp thì hiếm gặp (như qua dụng cụ khám bệnh có dây mủ lậu chưa được tiệt trùng kỹ)
Lây từ mẹ sang con (mẹ bị lậu không được phát hiện điều trị, trong cuộc đẻ con chui qua đường sinh dục bị dây mủ lậu bị lậu mắt)
+ Cơ chế bệnh sinh: sau khi quan hệ với bạn tình có bệnh, vi khuẩn lậu bám dính vào màng tế bào biểu mô trụ của đường tiết niệu sinh dục người lành, nên việc nhiễm bệnh xảy ra rất nhanh ngay sau khi quan hệ tình dục.
+ Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu: cho đến nay các kháng sinh sau đây còn có tác dụng (xếp theo giảm dần).
Ceftriaxone, Spectinomycine, Erythromycin, Ciprofloxacin.
3. Triệu chứng lâm sàng.
3.1. Ở nam giới.
+ Ủ bệnh: là 3 - 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu (ở 90% trường hợp).
+ Lâm sàng: Sau khi phơi nhiễm với nguồn bệnh khoảng 2-10 ngày, khoảng 25% nam giới sẽ phát triển thành bệnh lậu. Trong đó, 85-90% sẽ có triệu chứng viêm niệu đạo (Urethritis) điển hình (đái buốt, đái khó và chảy nhiều mủ). 10-15% bệnh nhân viêm niệu đạo không điển hình hoặc không có triệu chứng gì; những bệnh nhân này thường không được điều trị dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh lậu không điển hình hoặc không triệu chứng ở cộng đồng tăng tới 40% và đây là nguồn lan truyên bệnh trong cộng đồng.
- Viêm niệu đạo trước cấp tính: gặp trên 90% các trường hợp. Triệu chứng lâm sàng sớm nhất là có cảm giác ngứa nhiều hoặc ít ở miệng sáo, hố thuyền, các mép của miệng sáo trở nên tấy đỏ. Lậu cầu phát triển ở niêm mạc niệu đạo trước gây viêm xuất tiết. Chất nhầy chảy ra kèm theo cảm giác đái nóng, buốt nhẹ. Sau đó chảy mủ màu trắng đục hoặc vàng đục. Cảm giác nóng buốt tăng lên rõ, có khi đái rất buốt làm bệnh nhân phải đái từng giọt, thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì chỉ có cốc nước tiểu thứ nhất đục.
- Viêm niệu đạo toàn bộ: khi bệnh không được điều trị kịp thời và đầy đủ, sau 10- 15 ngày, bệnh nhân bị đái dắt, đái khó, có thể đái ra vài giọt máu cuối bãi, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau, hay bị cường dương và đau rát khi dương vật cương lên. Thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì cả 2 cốc đều đục.
-Sau 1 tháng nếu không điều trị sẽ trở thành lậu mạn tính khi đó các triệu chứng đái buốt đái dắt giảm,. chỉ có giọt nhầy mủ lúc sáng sớm chưa đi tiểu gọi là dấu hiệu giọt ban mai.
- Mặc dầu đã được điều trị đúng một số trường hợp bệnh vẫn có thể chuyển thành bán cấp với các tổn thương sau:
. Viêm các tuyến khu trú cạnh giây hãm ở rãnh qui đầu.
. Viêm các ống và các tuyến khu trú cạnh miệng sáo.
. Viêm các tuyến Littre.
. Viêm tuyến Cowper.
+ Biến chứng xa hơn:
- Viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn(Epididymitis).
- Viêm túi tinh(Seminal vesiculitis) và ống phóng tinh.
- Viêm dưới niêm mạc niệu đạo gây nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo, ít khi vỡ ra ngoài. -Viêm tuyến tiền liệt (Prostatitis)-Viêm bàng quang (cystitis).-Viêm trực tràng (Proctitis, biểu hiện dâu, ngứa hoặc cảm giác buốt mót, có mủ)-Viêm hầu họng (Pharyngitis)-Viêm kết mạc (Conjunctivitis, do tiếp xúc với tay hoặc các vật dụng có vi khuẩn).
- Hẹp niệu đạo (Urethral stricture): hiện nay, trong kỷ nguyên của kháng sinh thì biến chứng này ít gặp. Gặp sau khi bị viêm tuyến tiền liệt và viêm bàng quang. Biểu hiện là sự giảm sút và bất thường của dòng nước tiểu.
3.2. Ở nữ giới.
+ Ủ bệnh: thường từ 2 tuần trở lên.
+ Lâm sàng:
- Rất hiếm khi có triệu chứng lâm sàng cấp tính. Biểu hiện lâm sàng bằng đái dắt, đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu. Khám thấy viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm hộ, âm đạo, có khi viêm tuyến Bartholin, viêm niệu đạo và tuyến Skène.
- Đa số các trường hợp bệnh bắt đầu bằng viêm niệu đạo kín đáo. Bệnh nhân đái khó, có cảm giác nóng hay rát khi đi tiểu, lỗ niệu đạo bình thường, ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra (khám sau khi đi tiểu ít nhất 3 giờ).
- Viêm cổ tử cung: (Cervicitis) là biểu hiện thường gặp nhất, biểu hiện bằng ra khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến.
- Viêm phần phụ (vòi trứng): viêm lan từ âm đạo, cổ tử cung lên. Hiếm khi theo đường máu. Ít gặp hơn là Viêm kết mạc (conjunctivitis), viêm trực tràng (Proctitis), viêm hầu họng (Pharyngitis).
Bệnh viêm tiểu khung (Pelvic inflammatory disease - PID): đau vùng hố chậu hoặc hạ vị gợi ý nhiễm trùng lên tới tử cung, vòi trứng, buồng trứng, phúc mạc. Đau ở giữa, một bên hoặc hai bên; sốt, buồn nôn, nôn. Có thể dẫn tới các biến chứng như chửa ngoài tử cung hoặc vô sinh.
Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis (viêm quanh gan)
Nhiễm khuẩn lậu lan tỏa (Disseminated Gonococcal Infection - DGI).
3.3. Biến chứng toàn thân và các cơ quan khác (gặp cả ở nam và nữ).
+ Viêm hậu môn - trực tràng do lậu do giao hợp đường hậu môn. Hậu môn - trực tràng đau và tiết dịch mủ.
+ Viêm họng do lậu: quan hệ đồng giới.
+ Viêm khớp do lậu (xảy ra đồng thời với lậu cấp ở đường sinh dục).
Biểu hiện ở da vùng sinh dục: có những túi mủ, mụn mủ khu trú gần bộ phận sinh dục.
Phản ứng toàn thân có thể có dát đỏ, ban mề đay hoặc hồng ban đa dạng do phản ứng quá cảm ứng của cơ thể với song cầu lậu.
+ Viêm quanh gan hoặc hội chứng Fitr- Hugh và Curtis.
+ Biến chứng ở tim: viêm nội tâm mạc do lậu cầu khuẩn.
+ Lậu mắt: viêm kết mạc có mủ ở trẻ sơ sinh do lậu (vi khuẩn được truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh đẻ). Có thể có biến chứng loét giác mạc, thủng giác mạc.
4.Biểu hiện ở một số dạng lậu
4.1. Lậu mắt trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc hai bên, ở những bà mẹ bị bệnh đẻ bằng đường dưới. Viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh do lậu xuất hiện sau sinh 3 ngày. Triệu chúng: mắt đỏ, sưng, đau và tiết dịch.
Thường xuất hiện cả hai mắt, mi mắt trẻ biến dạng, phù nề, dính vào nhau, tiết nhiều mủ vàng xanh, kết mạc đỏ cương tụ và xuất huyết.Nếu không được điều trị có thể gây biến chứng loét thủng kết mạc, giác mạc có thể dẫn đến mù.
4.2. Viêm họng do lậu:Do quan hệ tình dục lạc chỗ, trên 80% trường hợp không có triệu chứng rõ rệt. Triệu chứng đau họng, khám họng viêm đỏ, viêm mủ amygdales, một số trường hợp có sốt, rét run.Một số ít có hạt trắng dưới niêm mạc amygdales Một số trường hợp có mủ, loét nông niêm mạc họng, ban đầu ít sau tiết dịch nhiều, loét đến bờ bên lưỡi.
4.3. Viêm hậu môn- trực tràng do lậu:Gặp ở người quan hệ đồng giới hay khác giới, có khi tự lây truyền.Triệu chứng lâm sàng im lặng nhưng dễ lây.Thể bán cấp: có ít triệu chứng cơ năng, có thể có cảm giác ngứa và khó chịu ở hậu môn, tiết dịch hậu môn có khi có máu. Soi trực tràng thấy mủ thành đảo hoặc thành sợi trên niêm mạc trực tràng đỏ đều. Hậu môn viêm rõ, niêm mạc đỏ cương tụ giống trĩ.Thể cấp tính: đau, cảm giác nặng nóng rát ở hậu môn. Đau tăng lên khi ngồi lâu, đi nhiều hay đi đại tiện kèm theo cảm giác mót rặn và mủ vàng xanh ở hậu môn. Hậu môn cương tụ, các nếp gấp sưng to, có mủ trong các vết nứt loét.
4.4. Nhiễm trùng huyết do lậu (lậu lan tỏa): (Disseminated gonococcal infection - DGI): Xuất phát từ ổ nhiễm khuẩn tiên phát từ sinh dục, kết mạc họng, trực tràng, kết mạc, da. Những thể lâm sàng không triệu chứng, không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đối với phụ nữ có thai thường xảy ra 3 tháng cuối của thai kỳ gặp ở 1-3% bệnh nhân lậu, chủ yếu ở phụ nữ, biểu hiện chủ yếu ở da và khớp.
+ Sốt: thường dưới 39oC.
+ Da: sẩn, mụn nước, mụn mủ, dát hoại tử. Ngoài ra, còn có thể có những tổn thương xuất huyêt, hồng ban nút, mày đay và hồng ban đa dạng. Vị trí: hay gặp ở thân mình, chi, lòng bàn tay, bàn chân; thường không có ở: mặt, đầu, và niêm mạc miệng.
+ Khớp: hầu hết các bệnh nhân có viêm đa khớp.
+ Viêm bao hoạt dịch gân (Tenosynovitis).
+ Thần kinh: viêm màng não.
+ Tim mạch: viêm nội tâm mạc.
+ Cơ: áp xe cơ.
4.5. Viêm khớp do lậu:Có thể trực tiếp do lậu cầu vào khớp theo đường máu hoặc độc tố lậu cầu gâyphản ứngtại khớp. Có thể 1 hay nhiều khớp, khớp sưng nóng - đỏ- đau. Toàn thân sốt cao, rét run.
4.6. Viêm quanh gan (hội chứng Fitz- Hugh - Curtis).Gặp ở phụ nữnhiễm khuẩn từ dưới lan lên vòi trứng, rồi đến rãnh giữa thành bụng và kết tràng lan đến vùng gan. Ở nam giới, vi khuẩn theo đường máu qua hạch bạch huyết sau màng bụng.
4.7. Biến chứng ở tim:Viêm nội tâm mạc do lậu có thể gây ra sau viêm niệu đạo kéo dài. Có trường hợp nhiễm khuẩn huyết do lậu xuất hiện viêm cầu thận , viêm nội tâm mạc, thương tổn van tim, suy tim.
5. Chẩn đoán:
5.1.Chẩn đoán lâm sàng dựa vào.
- Tiền sử: hỏi bệnh, hoàn cảnh mắc bệnh, thời gian mắc bệnh.
-Thăm khám lâm sàng:
- Nam giới: hội chứng viêm niệu đạo cấp, mạn và tiết dịch niệu đạo.
- Nữ giới: hội chứng đau bụng dưới và ra khí hư.
5.2. Chẩn đoán xét nghiệm:
- Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: nhuộm bệnh phẩm, soi thấy vi khuẩn lậu bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân.
- Phương pháp nuôi cấy, phân lập:
Môi trường thích hợp nhất là môi C, CO2 3%-°trường chọn lọc Thayer- martin hoặc thạch sôcola, nhiệt độ 35- 36 10%. Xác định sự có mặt các khuẩn lạc nghi ngờ lậu từ 24 giờ đến 48 giờ.
5.3.Chẩn đoán phân biệt Chẩn đoán phân biệt :
+ Với các viêm niệu đạo không phải do vi khuẩn lậu .
- Do nấm Candida.
- Do ký sinh trùng Trichomonat.
- Do tụ cầu, liên cầu.Cần xác định bằng lâm sàng và xét nghiệm tìm căn nguyên.+
Lưu ý phát hiện các bệnh LTQĐTD khác như giang mai, nhiễm HIV/AIDS, xét nghiệm kiểm tra để loại trừ.
Nữ:
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis: nhiều khí hư mùi hôi, có bọt; đôi khi có viêm niệu đạo. Soi với nước muối sinh lý dưới kính hiển vi để xác định chẩn đoán.
Viêm âm đạo do Candida albicans: khí hư dạng kem hoặc vón cục, ngứa.
Viêm âm đạo vi khuẩn.
Nam: chẩn đoán phân biệt với viêm niệu đạo không do lậu (nongonococcal urethritis - NGU) hay còn gọi là viêm niệu đạo sau lậu (postgonococcal urethritis - PGU).
Đây là viêm niệu đạo với biểu hiện đái khó, tiết dịch niệu đạo và xét nghiệm không có vi khuẩn lậu. So với viêm niệu đạo do lậu thì NGU có thời gian ủ bệnh dài hơn, ít cấp tính hơn, tiết dịch ít hơn. Các tác nhân gây bệnh NGU thường là đồng tác nhân gây viêm niệu đạo cùng với vi khuẩn lậu; sau một đợt kháng sinh điều trị lậu vẫn còn biểu hiện viêm niệu đạo, nên người ta còn gọi là viêm niệu đạo sau lậu. Từ năm 1970, người ta đã xác định được ít nhất 2 tác nhân gây NGU là C. trachomatis và Ureaplasma urealyticum
6. Điều trị và dự phòng.
6.1. Nguyên tắc chung.
+ Điều trị theo phác đồ qui định trên cơ sở dựa vào tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn địa phương.
+ Điều trị cả vợ chồng và bạn tình của bệnh nhân.
+ Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, tránh đi xe đạp, đi ngựa, chạy nhảy gây sang chấn bộ phận sinh dục - tiết niệu.
+ Kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn sau lậu (C. trachomatis, liên cầu, tạp khuẩn...).
+ Định kỳ khám lâm sàng và xét nghiệm lại.
6.2. Điều trị theo phác đồ
6.2.1.Người lớn:
Lậu niệu đạo, cổ tử cung không biến chứng; viêm mào tinh hoàn
Một trong những thuốc sau: Rocephine tiêm bắp.Trobicin tiêm bắp. Điều trị tác nhân gây bệnh kết hợp: Doxycyclin .
Lậu miệng họng
Ceftriaxon 250mg tiêm bắp.
Spectinomycin hiệu quả kém.
Điều trị tác nhân gây bệnh kết hợp: Doxycyclin .
Viêm kết mạc
Ceftriaxon 1g, tiêm bắp, liều duy nhất
Nhiễm khuẩn lậu lan tỏa: điều trị nội trú, chọn một trong các thuốc sau:
Ceftriaxon 1g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 24giờ/lần.
Cefotaxim 1g tiêm tĩnh mạch 8giờ/lần.
Ceftizoxim 1g tiêm tĩnh mạch 8giờ/lần.
Spectinomycin 2g tiêm bắp 12giờ/lần.
Các phương pháp điều trị phải tiếp tục 24-48h sau khi bệnh cải thiện. Sau đó chuyển sang 1 trong các kháng sinh sau ít nhất 1 tuần:
Cefixim 400mg, uống 2lần/ngày.
Cefpodoxim 400mg uống 2lần/ngày.
Viêm màng não và viêm nội tâm mạc do lậu
Ceftriaxon 1–2g, tiêm tĩnh mạch 12giờ một lần.
6.2.2.Trẻ sơ sinh:
Lậu mắt
Ceftriaxon 25–50mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, liều duy nhất, tổng liều không quá 125mg
Nhiễm khuẩn lậu lan tỏa và áp xe da đầu do lậu
Ceftriaxone 25–50 mg/kg/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1lần trong ngày trong 7ngày; 10-14ngày nếu viêm màng não.
Hoặc
Cefotaxim 25 mg/kg, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 12giờ một lần trong 7ngày, 10–14ngày nếu viêm màng não.
Điều trị dự phòng lậu mắt ở TSS: tra một lần một trong các thuốc tra mắt sau:
Mỡ tra mắt Erythromycin 0.5%.
Mỡ tra mắt Tetracyclin 1%.
6.2.3.Trẻ em
Trẻ em >45kg: điều trị như người lớn.
Trẻ em ≤45kg bị lậu không biến chứng (viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo, viêm họng, viêm trức tràng do lậu)
Ceftriaxon 125mg, tiêm bắp liều duy nhất
Hoặc Spectinomycin40mg/kg tiêm bắp, liều duy nhất.
Trẻ em <45kg có nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm khớp
Ceftriaxon 50 mg/kg (liều lớn nhất 1g) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, một lần trong 1ngày trong vòng 7ngày.Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia trachomatis, rất thường gặp cùng với bệnh lậu. Doxycyclin,Tetraxyclin, Erythromycin, Clarythromycin, Azithromycin (zithromax) (Không dùng doxycyclin và tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, và trẻ dưới 7 tuổi)
5.4. Phòng bệnh.
+ Chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu.
+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế lây bệnh lậu
+ Giáo dục, thông tin về các bệnh STD, tình dục an toàn.
+ Khi có các biểu hiện nghi ngờ bị viêm niệu đạo phải đi khám bệnh ngay.
Sự đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh.
Tình hình nhạy cảm, trung gian và đề kháng của lậu cầu khuẩn với các kháng sinh tại TP.HCM năm 2004.
R |
I |
S |
%S |
|
Tetracycline |
199 |
11 |
0 |
0 |
Penicilline |
150 |
60 |
0 |
0 |
Nalidixic acid |
206 |
3 |
1 |
0,48 |
Ciprofloxacin |
140 |
67 |
3 |
1,43 |
Bactrim |
59 |
20 |
131 |
62,38 |
Ceftriaxon |
0 |
33 |
177 |
84,29 |
Cefixime |
26 |
0 |
184 |
87,62 |
Chloramphenicol |
0 |
1 |
209 |
99,52 |
Spectinomycin |
0 |
1 |
209 |
99,52 |