Bệnh ngứa do côn trùng đốt

SẨN NGỨA DO CÔN TRÙNG ĐỐT

 

Do bị côn trùng đốt: ruồi vàng, bọ chét, đỉa, vắt, rệp, muỗi, thể địa mẫn cảm dị ứng.

1.Sẩn ngứa do côn trùng đốt

1.1. Vị trí

Thường ở vùng hở:

- Do Ruồi vàng: hai chân, hai tay.

- Bọ chét: Hai chân quanh thắt lưng.

1.2. Tổn thương cơ bản:

Sẩn phù: Lúc mới bị đốt là sẩn tịt ( sẩn phù) vài mm đường kính, giữa sẩn có điểm châm kín mớm dịch hay rớm máu, ngứa nhiều.

Sẩn chợt: Sau vài ngày do ngứa gãi, các sẩn chợt ra( sẩn chợt)màu đỏ, trên có vẩy tiết màu nâu, có khi nhiễm khuẩn có mủ, ( sẩn chợt nhiễm khuẩn) , ngứa Sẩn cục: Đa phần sẩn chợt khỏi, một số lâu ngày thành sẩn cục vài mm, 1-2 cm đường kính, côm cứng máu thâm đen, rất ngứa, tồn tại lâu dài, dai dẳng, khó điều trị.

1.3. Cơ năng: Ngứa từng cơn ngứa nhiều

1.4. Dịch tễ.

ở vùng có côn trùng ( ruồi vàng, bọ chét ve, dĩn).

1.5.Chẩn đoán phân biệt:

- Ghẻ nhiễm khuẩn: kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, sinh dục ngoài tổn thương là mụn nước, đường hang ngứa nhiều về đêm. Nhể khêu bắt được cái ghẻ.

- Viêm da dị ứng cỏ lá ngứa, cây cối, nước suối: vị trí vùng hở cókhi cả thân hình màu da đỏ viêm, có mụn nước rải rác vết gãi chợt.

- Viêm da mủ: Tổn thương là mụn mủ hay sẩn viêm khu trú nang lông.

1.6. Điều trị và phòng bệnh.

1.6.1.Tại chỗ:

- Sẩn tịt ban đầu nặn nhẹ máu ra, chấm cồn Iốt 1%.

- Sẩn chợt nhiễm khuẩn bôi thuốc màu (dd xanh metilen 1%, dd tím metin 1%) khi khô bôi mỡ kháng sinh + Corticoid ( Synalar - neomyin - celestoderum-neomycyn).

- Sẩn cục: dai dẳng khó điều trị chất acid trichloracetic 33% hoặc đôt điện. laser co 2, mỡ saliccylic 5-10% mỡ corticoid.

1.6.2.Toàn thân:

- Chống ngứa, kháng histamin tổng hợp chlophenirramin 4mg 2-4 viên/ ngày 0,501 ống và cloruacanxi 0.,50 tiêm mĩnh mạch chậm.

- Sẩn cục mức độ nhiều có thể cho uống 1 đợt Prednisolon liều trung bình nếu không có chống chỉ định.

- Phòng bệnh ở vùng có côn trùng hoặc hành quân cua vùng có côn trung mặc quần áo dài che kín, giầy tất xoa đầu Dep chống côn trùng đốt.

- Vitamin C, A, B1, B6, B12.

- An thần.

-Thuốc ức chế miễn dịch:

Methotrexa độc hại, chỉ dùng cho các ca 50 tuổi trở lên mà cở thể khoẻ mạnh.

Sandimmun (cyclosporine) A) độc hại, đắt tiền:

Retinnids ( Tigason) nhiều tác dụng phụ độc hại.

- Corticoids không dùng vì làm bệnh tái phát, vượng bệnh nặng hơn, chỉ dùng cho vẩy nến thể đỏ do toàn thân và vẩy nến mụn mủ

2. Một số dạng sẩn do côn trùng đốt

2.1. Sẩn ngứa do bọ chét

2.1.1 Giới thiệu về bọ chét (puces).

 Bọ chét là tên chung để gọi loài Siphonaptera, không có cánh. Bọ chét sống kí sinh bên ngoài nhờ hút máu của những động vật máu nóng có vú và loài chim. Có tới trên 2.200 loài bọ chét. Bọ chét gây bệnh  còn gọi là bọ nhảy thuộc họ Aphaniptere dài 2 -3 mm mình dẹt, có vòi hút, không có cánh, có 3 đôi chân, đôi chân sau dài để nhảy, nhảy xa được 8 mét. 

Sinh sản vào 4- 10 (tháng dương lịch) nhất là cuối xuân đầu hạ, mùa hoa xoan nở. 

- Ký sinh trên chó mèo, chim chuột, đống rơm rạ cạnh bếp, đống mùn rác, chuồng trâu, gà, chăn chiếu nhà sàn hay đốt lúc chập tối.

Trong đó có những loài thường gặp là:

·                     Bọ chét mèo: Ctenocephalides felis.

·                     Bọ chét chó : Ctenocephalides canis.

·                     Bọ chét người: Pulex irrtans.

·                     Bọ chét chuột miền Bắc: Nosospsyllus fasciatus.

·                     Bọ chét phương Đông: Xenopsylla cheopis.

 Việc hiểu biết về các loài bọ chét là rất quan trọng, giúp chúng ta nắm được sự phân bố của chúng trên thể giới, mật độ, khả năng gây bệnh và truyền bệnh của chúng.

Nhận dạng:

- Bọ chét có kích thứớc 0,5 x3.5mm

- Màu đen hoặc hơi nâu đỏ (bọ chét chó hoạc mèo).

- Không có cánh, người có nhiều gai suôi về phía sau.

- Hai càng sau mập và dài, dùng để nhảy.

Chu kỳ và môi trường sống của bọ chét:

Bọ chét là loài ký sinh trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời của bọ chét khoảng 20 đến 35 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Bọ chét phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm70- 85%. Gặp điều kiện không thuận lợi, khi nhiệt độ đột ngột hạ thấp thì bọ chét ngừng phát triển và tồn tại kéo dài vài tháng đến một năm. Ở môi trường trong nhà bọ chét sinh sản quanh năm, ngoài trời chỉ phát triển vào những tháng ấm. Ở miền Bắc nước ta thì bọ chét phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.  Vòng đời của bọ chét có làm 03 giai đoạn: Giai đoạn ấu trùng, giai đoạn nhộng và giai đoạn trưởng thành.

Vòng đời được bắt đầu từ bọ chét cái đẻ trứng. Điểm đặc biệt của bọ chét cái trưởng thành là khi có khả năng sinh sản chúng mới hút máu và chỉ đẻ trứng sau khi đã hút máu. Sau mỗi lần hút máu, mỗi bọ chét cái đẻ từ 2-20 trứng. Suốt cuộc đời một bọ chét cái đẻ khoảng trên 800 trứng. Trứng có thể dính trên da, lông của vật chủ hoặc rơi xuống đất. Vì vậy, thường những vùng đất mà vật chủ ngủ hoặc trú ngụ là môi trường sống đầu tiên của trứng để phát triển thành ấu trùng bọ chét.

Khoảng 2-14 ngày, tuỳ theo điều kiện môi trường, trứng nở thành ấu trùng không có chân. Ấu trùng sống ở đất, phát triển bằng cách thay lông và lột xác 3 lần trong vòng 8 đến 24 ngày. Ấu trùng có thể kéo dài thời gian phát triển trên 6 tháng trong điều kiện không thuận lợi. Ấu trùng bọ chét sống ở các kẽ sàn nhà, ga trải giường, thảm và ở chỗ ngủ của động vật. Chúng không có chân nhưng chuyển động nhờ lông cứng trên cơ thể. Ấu trùng thích chỗ tối, ẩm uớt, ở đó chúng ăn những mảnh chất hữu cơ như phân của bọ chét trưởng thành, phân và những mảnh thức ăn thừa của vật chủ.

Trước khi chuyển sang giai đoạn nhộng bất hoạt, ấu trùng bọ chét phát triển đầy đủ các bộ phận rồi tự nhả tơ quấn xung quanh mình để tạo thành kén. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 5- 7 ngày nhưng có thể tới một năm trong những điều kiện không thuận lợi.

Bọ chét trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 1,5-3,3mm, màu đỏ thẫm hoặc đen, đôi chân sau thay đổi, dài, to mập để nhảy. Bọ chét trưởng thành có thể nhảy cao đến 18 cm và xa đến 33cm. Thân chúng dẹt ở hai bên, lưng có những gai hướng về phía sau làm hoạt động của chúng chỉ tiến về phía trước xuyên vào lông, tóc của vật chủ và giúp chúng không bị tuột ra ngoài. Bọ chét trưởng thành tồn tại ở trong kén cho đến khi gặp vật chủ thích hợp. Tuỳ theo điều kiện của môi trường, bọ chét trưởng thành có thể ở trong kén tới 5 tháng để chờ vật chủ. Trong kén, bọ chét trưởng thành nhận biết được sự có mặt của vật chủ thích hợp bằng cảm nhận hơi nóng, mùi của cơ thể vật chủ, luồng khí, dung động của sàn và môi trường xung quanh. Khi phát hiện được vật chủ thích hợp, bọ chét chui ngay ra khỏi kén và tìm đến vật chủ. Đặc điểm sinh thái này chính là lý do mà người ta thấy bọ chét trưởng thành xuất hiện nhiều khi người ta trở về nhà sau chuyến du lịch hoặc khi dọn đến nhà mới.

2.1.2. Lâm sàng.

Bọ chét đốt người, để hút máu ngây bệnh sẩn ngứa, ở Việt Nam thường gặp bọ chét chó và bọ chét mèo (Ctenocephalides felis, Ctenocephalides canis). Thương tổn là các sẩn huyết thanh, kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Những trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn. Thương tổn thường gặp ở phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp súc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng. Ngoài ra bọ chét có thể là vật chủ trung gian truyền một số bệnh. Bọ chét phương Đông (Xenopsylla cheopis) truyền một số bệnh dịch, bệnh sốt kéo dài từ chuột sang người. Bọ chét mèo và chó truyền bệnh sán dây từ vật chủ này sang vật chủ khác…

Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2-3 mm hoặc 1-2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu. 

Sau 3- 4 ngày lặn để lại vết xẫm màu, khỏi, một số gãi ra nhiễm khuẩn có mủ, chợt loét một số lâu ngày thành sẩn cục cộm cứng, liken hoá, trung tâm sẩn cục có khi do gãi chợt da màu đỏ có vảy máu. 

Có khi nhiều sẩn chi chít cụm lại thành đám hằn cổ trâu nhất là ở cổ chân. 

Vị trí: Cổ chân, cẳng chân, quanh thắt lưng, mông, ít gặp ở cẳng tay, mặt. 

Trên một bệnh nhân tổn thương có nhiều giai đoạn do bị đốt nhiều lần.

2.1.2.Điều trị:

Khống chế được sự phát triển của bọ chét là hết sức phức tạp. Bởi vì vòng đời của bọ chét có nhiều giai đoạn phát triển ngoài vật chủ.

- Trước hết phải cắt nguồn lây. Vật nuôi trong nhà là nguồn lây đầu tiên và là nguồn dự trữ mầm bệnh. Vì vậy, phải xác định con vật nào có bọ chét (chó, mèo…) để loại bỏ hoặc điều trị cho chúng, đồng thời phải vệ sinh nơi ở của chúng bằng cách phun hoặc xịt thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng để tiêu diệt trứng, ấu trùng, nhộng và bọ chét trưởng thành.

- Điều trị sẩn ngứa ở người do bọ chét đốt.

+ Chủ yếu điều trị tại chỗ: Bôi kem kháng histamin hoặc kem corticoid hoặc DEP, nếu có viêm tấy, bội nhiễm dùng thuốc sát khuẩn hoặc kem kháng sinh.

+ Trường hợp ngứa nhiều có thể kết hợp dùng kháng histamin toàn thân.

+ Chú ý vệ sinh quần, áo, chăn chiếu và nơi ở.

2.2. Sẩn do ruồi vàng đốt. 

2.2.1. Giới thiệu về ruồi vàng. 

Ruồi vàng là côn trùng nhìn thoáng như con ruồi thuộc họ Simulides ở xứ ta là loại Simulium damnosum dài 2-5 mm có 2 cánh, 3 đôi chân, 2 râu, 1 vòi ngắn, mắt kép, đầu đen ngực vàng, bụng đen, có điểm lông vàng óng ánh. 

Sinh sản hàng năm từ tháng 4-10, đẻ trứng dọc khe suối, dưới mặt lá rụnghay hòn đá có rêu nhô trên mặt nước, trứng nở thành ấu trùng sau thành nhộng, cuối cùng thành ruồi. 

Sống trong rừng cây rậm rạp ẩm ướt, khe suối, bay ra nhiều vào lúc 6-10 giờ sáng, 4-6 giờ chiều bay rất em, đốt không đau, bay là là mặt đất 50- 60 cm, chỉ đốt vùng da hở, tầm hoạt động bay xa 50 km. 

Có độc tố làm tan huyết, gây tê, gây Histamine. 

2.2.2. Lâm sàng. 

Vị trí: vùng hở nhất là chi dưới, cẳng tay, mặt khi tắm bị đốt cả lưng, ngực. 

Sau khi bị đốt để lại điểm châm kim rớm máu sau 5-30 phút nốt sẩn tịt như nốt muỗi đốt, cá biệt sưng vù như bị ong đốt, ngứa. 

Sẩn tịt tồn tại 3-6 giờ có khi 7-10 ngày càng gãi càng ngứa, càng nổi lên, do gãi trợt ra nhiễm khuẩn có mủ vảy tiết, lành để lại sẹo sẫm màu. Khoảng 10% sẩn tịt dần dần cứng cộm, dày cứng thành sẩn cục bằng hạt đỗ, hạt ngô. Có khi các sẩn cục chi chít thành đám cộm liken hoá, ngứa dữ dội, tiến triển dai dẳng. 

2.2.3. Điều trị, dự phòng bệnh sẩn ngứa cục do côn trùng. 

2.2.3.1 Tại chỗ: 

- Sẩn tịt ban đầu: nặn nhẹ ra máu, chấm cồn I ốt 1%, dầu cao sao vàng, xát lá ngải cứu, tránh gãi nhiễm khuẩn. 

- Sẩn tịt lở loét nhiễm khuẩn: chấm dung dịch yarish, nitrat bạc 0, 25%, bôi thuốc màu, mỡ kháng sinh. 

- Sẩn cục cứng: khó điều trị. Chấm axit tricloracctic 33%, đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ, áp tuyết cacbonic (CO2), Laser CO2. 

- Tiêm 0, 2 ml triamcinolon acetonid dưới sẩn cục. 

- Bôi mỡ Salisilic 5-10%, mỡ kháng sinh, mỡ Corticoid. 

2.2.3.2. Toàn thân: 

Chống ngứa kháng Histamine tổng hợp. 

Vitamin C, Cloruacanxi tiêm tĩnh mạch chậm. 

Nivaquin trong một số trường hợp giảm bệnh rõ rệt. 

-Một số trường hợp sẩn ngứa nặng cho uống một đợt corticoid 

2.2.3.3. Phòng bệnh: Tổng vệ sinh dọn dẹp nhà ở doanh trại, phun DDT, diệt chuột, phơi nắng quần áo, chăn chiếu. mặc quần áo chăn chiếu. Bôi thuốc chống côn trùng đốt, mặc quần áo dài tay chít ống tránh côn trùng đốt.

Bạn đang ở: Home Bệnh học Bệnh học về da Bệnh da do tác nhân sinh học Sần ngứa do côn trùng đốt