Nốt ruồi (Melanocytic naevi – Moles)

 

 

Nốt ruồi

(Melanocytic naevi – Moles)

 

In

 


Tất cả mọi người đều có nốt ruồi trên cơ thể, đôi khi có đến 20-40 nốt hoặc nhiều hơn nữa. Thông thường, người ta hay nghĩ là nốt ruồi có màu đen hoặc nâu đậm, nhưng thật ra, nốt ruồi cũng có nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.

 

Có một thời gian, nốt ruồi trên khóe môi được xem như một nét duyên của các nàng. Một số người đã đi vẽ thêm nốt ruồi. Tuy nhiên, không phải tất cả các nốt ruồi đều đẹp. Chúng mọc lên từ trên da và rất đáng để lưu ý. Nốt ruồi đôi khi có kèm theo sợi lông và nốt ruồi cũng có thể rất nguy hiểm.


 Nốt ruồi là u tế bào hắc tố lành tính ở da, nằm ở lớp tế bào đáy và thượng bì, có màu nâu đồng nhất, có khi xanh sẫm như vết chàm (cần phân biệt với u mạch có màu đỏ, thường được gọi là nốt ruồi son). Nốt ruồi rất hiếm khi có từ lúc sơ sinh (nốt ruồi bẩm sinh) mà thường xuất hiện vào tuổi thiếu niên, dậy thì hay lúc có thai. Nốt ruồi có thể phẳng hoặc hơi vồng lên hình chỏm cầu, thường gặp ở mặt hay thân mình, nhiều khi có lông, giới hạn rất rõ rệt.
I. Định nghĩa

- Nốt ruồi là những sang thương da khá phổ biến. Tên gọi chính xác của nốt ruồi là  melanocytic naevi  vì chúng được cấu tạo bởi sự tăng sinh của các tế bào hắc tố (melanocytes). Các nốt ruồi có khởi đầu lành tính (vô hại) nhưng từ đó có thể phát sinh ung thư hắc tố.

- Naevi có thể được cấu tạo bởi các thành phần khác của da, ví dụ vascular naevi (từ mạch máu). Chỉ có những naevi xuất phát từ các tế bào hắc tố mới được gọi là Nốt ruồi.

II. Lâm sàng


 -Nốt ruồi có thể có dạng phẳng hay nhô lên với nhiều màu sắc: đỏ thịt tươi, nâu sậm hay đen. Các nốt ruồi màu nâu hay đen còn được gọi là các naevi sắc tố. Đa số nốt ruồi có hình tròn hay bầu dục nhưng đôi khi chúng cũng có những dạng bất thường. Kích thước các nốt ruồi thay đổi từ vài milli mét đến vài centi mét đường kính. Số lượng nốt ruồi hiện diện trên cơ thể một người tùy thuộc vào các yếu tố di truyền hay tình trạng phơi nắng mặt trời. Những người New Zealand da trắng thường có từ 20 đến 50 nốt ruồi mỗi người. 


- Một hay nhiều nốt ruồi có thể hiện diện ngay từ lúc mới sinh ( các vết bớt, vết chàm màu nâu - brown birthmarks) gọi là nốt ruồi bẩm sinh (congenital melanocytic naevi).


- Đa số nốt ruồi xuất hiện trong giai đoạn thơ ấu hay thanh thiếu niên, gọi là nốt ruồi mắc phải.

- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm nốt ruồi có màu sậm hơn và làm gia tăng số lượng nốt ruồi. Giai đoạn tuổi teen và lứa tuổi thanh niên có số lượng nốt ruồi xuất hiện nhiều nhất. Nốt ruồi ít xuất hiện hơn trong các giai đoạn trưởng thành sau này.

- Một chu kỳ “sống” của nốt ruồi thông thường là khoảng 50 năm.

III. Bảng phân loại nốt ruồi

 Bảng phân loại các nốt ruồi theo quy ước dựa vào vi thể. Chúng được sắp xếp theo vị trí của các tế bào naevus trong da.

a. Nốt ruồi tiếp giáp (Junctional naevi): Junctional naevi là các nốt ruồi có các nhóm hay tổ hợp các tế bào naevus nằm ở vị trí tiếp giáp của lớp bì và thượng bì. Chúng có khuynh hướng trở thành các nốt ruồi phẳng, dẹt có nhiều màu sắc. 

b. Nốt ruồi bì (Dermal naevi): Dermal naevi (intradermal naevi) có các tế bào naevus tập họp trong lớp bì. Các nốt ruồi loại này thì dầy và thường nhô lên khỏi bề mặt của da (papillomatous naevi).

c. Nốt ruồi hỗn hợp (Compound naevi): Compound naevi  vừa có các nhóm tế bào naevus ở nơi tiếp giáp bì-thượng bì, vừa có các nhóm tế bào naevus trong lớp bì. Các nốt ruồi này có phần giữa nhô lên và được bao quanh bởi một vùng sắc tố phẳng. 


IV. Những thuật ngữ mô tả nốt ruồi

Các chuyên gia Da Liễu và Bệnh lý học có nhiều thuật ngữ để mô tả nốt ruồi như sau

1. Nốt ruồi sắc tố bẩm sinh (Congenital pigmented naevus)

 

Gồm các nốt ruồi

- Khổng lồ

- Dạng dát cà phê sữa

- Dạng đốm nhỏ lấm tấm (naevus spilus)

- Naevus of Ota, naevus of Ito

- Vết bớt Mông cổ (Mongolian spot)


2. Nốt ruồi hắc tố mắc phải (Acquired melanocytic naevus)

Các nốt ruồi hắc tố mắc phải cũng có nhiều biến thể: 

 


3. Tàn nhang (Freckles)

- Là những đốm nhỏ, phẳng, màu xanh-nâu nhạt, xuất hiện nơi vùng da phơi ra ánh nắng, sậm màu hơn và phát triển nhiều hơn vào mùa hè. Những người có làn da trắng sáng, đặc biệt có mắt xanh, tóc đỏ thường mắc phải dạng naevus này.

- Hầu hết các đốm tàn nhang xảy ra do hiện tượng tăng sản xuất hắc tố (melanin pigment) tại chỗ hơn là do gia tăng số lượng các tế bào hắc tố (melanocyte).

- Trường hợp đặc biệt, vị trí xuất hiện của tàn nhang là một trong những biểu hiện của tình trạng bệnh lý nội tạng đặc biệt, Hội chứng Peutz-Jeghers.


Hội chứng Peutz–Jeghers (rối loạn nhiễm sắc thể mang tính chủ), biểu hiện bởi sự phát triển nhiều polyp hamartomatous ở đường ruột, nhiều sang thương nhiễm sắc tố ở niêm mạc môi-miệng (tàn nhang) và nhiều nguy cơ mắc bệnh lý ác tính ở trong và ngoài hệ tiêu hóa.

IV. Sự biến đổi của nốt ruồi

Nốt ruồi có thể lành tính hoặc tiềm ẩn nguy cơ là một dấu hiệu của u hắc tố ác tính, là một dạng của ung thư da, phát triển từ các tế bào hắc tố (melanocytes). Dạng này chiếm khoảng chừng 10% số trường hợp ung thư da nhưng lại là loại ung thư nguy hiểm nhất, gây ra đến 75% các trường hợp tử vong. Chúng thường có khởi đầu từ một nốt ruồi bình thường.

Để sớm phát hiện ung thư tế bào hắc tố, chúng ta cần lưu ý các dấu hiệu thay đổi đột ngột sau đây ở một nốt ruồi theo trình tự ABCD:


Các triệu chứng cảnh báo

- Xuất hiện thêm một nốt ruồi mới bên cạnh nốt ruồi có sẵn

- Màu sắc nốt ruồi bắt đầu lan ra vùng da chung quanh


            + Nốt ruồi đang từ màu nâu đồng nhất, trở nên đa sắc (dấu hiệu báo động cao).
          + Đường viền nốt ruồi bình thường rõ và đối xứng, trở nên không đều, nham nhở, bất đối xứng.
          + Kích thước nốt ruồi bình thường nhỏ hơn 1 cm bỗng lớn lên nhanh chóng.
          + Bề mặt nốt ruồi mất các vân da bình thường.
- Nghi có thoái hoá ác tính: nốt ruồi loạn sản hay nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ.
- Nốt ruồi ở các vùng bị kích thích nhiều như ở gan bàn chân, gan bàn tay, cằm, vùng dưới nịt vú. Những u này rất dễ bị ác tính hoá..
- Nốt ruồi bỗng lớn nhanh, sưng đỏ, ngứa, đau, chảy máu, rịn nước, tróc vẩy

Nếu gia đình bạn từng có người bị ung thư tế bào hắc tố, đồng thời bạn đang có nhiều nốt ruồi trên người – đặc biệt là ở cổ, nơi bạn ít để ý nhất – bạn cần khám ở các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để kiểm tra chúng thường xuyên, theo lịch sau:

          + Từ 20 - 39 tuổi:  kiểm tra mỗi 3 năm

          + Từ 40 tuổi trở lên:  kiểm tra hàng năm.

Việc cắt bỏ sớm nốt ruồi trong các trường hợp này (kèm theo làm xét nghiệm tổ chức học của khối u bị cắt bỏ) là giải pháp duy nhất cho người bệnh. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ đầu tiên

V. Cắt bỏ nốt ruồi

Mặc dù các nốt ruồi thường an toàn và vô hại nhưng người ta vẫn đặt vấn đề phải điều trị nốt ruồi khi gặp phải một số các điều kiện sau:

- Khả năng hóa ung thư của nốt ruồi như đã đề cập trên.

- Các nốt ruồi gây trở ngại cho sinh hoạt: thường xuyên bị phơi nắng, bị ẩm ướt, bị cọ sát bởi quần áo, lược, dao cạo râu ( Ví dụ các nốt ruồi ở mặt, lòng bàn chân, lòng bàn tay, da đầu, cằm, dưới nịt vú…)

- Lý do thẩm mỹ: nốt ruồi không đẹp hay ở những vị trí không phù hợp tùy theo quan niệm cá nhân.

 VI.Phương pháp Tẩy nốt ruồi hiệu quả và thẩm mỹ hiện nay

Nốt ruồi (Nevus Spi'lus) là một loại bướu da thường gặp nhất trong các loại bướu. Nó được hình thành do nghịch tạo, có ranh giới rõ ràng và đa dạng, mang tính chất phôi hoặc đã trưởng thành. Một điều đáng nói ở đây là bướu da này thường có nguy cơ thoái hoá ác tính. Vì vậy hướng điều trị của loại bướu này là cần thiết phải loại bỏ khỏi cơ thể. Khi một nốt ruồi có khả nghi ác tính hoá thì cần thiết phải làm sinh thiết.

-Nếu một nốt ruồi nguyên vẹn thì chỉ cần loại bỏ tận gốc.

-Các nốt ruồi dễ bị chấn thương cũng cần loại bỏ gấp.

-Các nốt ruồi nghi có ác tính hoặc đã ác tính hoá thì cần thiết phải cắt bỏ rộng và phải có chế độ theo dõi kỹ.

Tẩy nốt ruồi là một kỹ thuật đơn giản, nhưng cần thực hiện  đúng chỉ định và đúng kỹ thuật chuyên môn.

1. Với các nốt ruồi lớn, diện tích >1cm2:  BSCK sẽ phẫu thuật cắt bỏ, khâu thẩm mỹ.  Phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi sau đó khâu thẩm mỹ là phương pháp tối ưu, triệt để điều trị nốt ruồi vì nó sẽ đảm bảo cắt hết tổn thương tổn thương, đảm bảo thẩm mỹ, khó nhìn thấy sẹo, đồng thời có thể làm xét nghiệm tế bào học tổn thương đã cắt bỏ để loại trừ các trường hợp ác tính.

2. Với các nốt ruồi nhỏ hơn:  BS có thể dùng sóng điện cao tần hay tia laser CO2 để đốt nốt ruồi, sau đó chấm thuốc sát khuẩn và chỉ định dùng kháng sinh chống bội nhiễm vi trùng. Tổn thương sẽ lành sau 7-10 ngày, để lại vết nhạt màu mất dần sau khoảng 2 tháng. Nếu nốt ruồi sâu đến lớp bì hay kỹ thuật thực hiện không tốt thì có thể để lại sẹo lõm.

- Với các nốt ruồi phẳng so với mặt da, đôi khi người ta có thể dùng các loại laser màu như  Lazer Q_Swtched Nd – YAG, Ruby để điều trị giống như các bớt sắc tố, hạn chế được sẹo nhưng phải thực hiện từ  7 – 10 lần (tùy trường hợp), mỗi lần cách nhau hai tháng. 

- Tóm lại nốt ruồi mọc ở da màu đen hay đỏ… hầu như là vô hại, chỉ một số rất nhỏ có thể biến thành ung thư. Do đó, các bạn cứ yên tâm, và chỉ khi nào thấy nốt ruồi trên người to ra khác thường, gây ngứa ngáy khó chịu, hoặc đau, rịn nước, rỉ máu…thì nên đi khám bệnh tại bác sĩ chuyên khoa ngay, không nên tự ý "xử lý" sẽ gặp nhiều nguy hiểm.

Từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng những người có nhiều nốt ruồi thì sẽ có nguy cơ cao về ung thư da. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vừa được công bố gần đây, những người có nhiều nốt ruồi có thể có ít nhất một niềm vui: càng có nhiều nốt ruồi thì quá trình lão hóa sẽ chậm lại, tức là người đó sẽ trẻ lâu hơn.

 

 

 

 

Trực tuyến

Đang có 216 khách và không thành viên đang online

Bạn đang ở: Home Bệnh học Bệnh học về da Bệnh do rối loạn tổ chức da Nốt ruồi (Melanocytic naevi – Moles)