Sinh lý móng
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đại cương da liễu
- Được đăng ngày 14 Tháng chín 2010
- Viết bởi Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
- Lượt xem: 7422
Móng là biến dạng của da, ở các đầu ngón tay, ngón chân. Móng là một tấm sừng mỏng nằm gọn trong một rãnh ở mặt lưng của đầu ngón. Móng có một bờ tự do, ba bờ còn lại được các nếp da phủ lên gọi là bờ sau và hai bờ bên.
Phần móng ở bờ sau có hình vát gọi là rễ móng. Phần còn lại dầy đều, hình khum gọi là thân móng. Thượng bì ở dưới móng tiếp với thượng bì da ở nếp gấp sau và các nếp gấp bên. Thượng bì ở dưới rễ móng gọi là mầm móng gồm lớp sinh sản và lớp gai. Các tế bào gai tiến dần lên và dẹt dần lại thành những lá sừng mà không có lớp hạt. Chân bì của rễ móng có nhiều mao mạch. Chân bì của thân móng là một mô xơ, ít mao mạch, nhiều sợi collagen, sợi chun song song với mặt móng, một số sợi có hướng vuông góc dính chặt vào màng xương nên chân bì vùng thân móng rất chắc chắn và cố định.
1-Cấu tạo móng Móng tay,chân cùng với răng và xương, là những bộ phận rắn chắc nhất trong cơ thể con người. Móng tay và móng chân có chức năng bảo vệ, giúp cho mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi khỏi bị thương tổn, đồng thời chúng còn có tác dụng làm tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, ngón chân. Ngoài việc làm tăng thêm vẻ đẹp cho những ngón tay ngón chân, móng còn là một thứ vũ khí để tự vệ, tấn công cào cấu, để gãi cho đã những cơn ngứa trên da, để bảo vệ đầu ngón tay ngón chân khỏi thương tích, đồng thời cũng có thể là chỉ dấu báo hiệu một vài khó khăn bệnh tật của cơ thể, khi cấu trúc của móng thay đổi. Móng mọc trực tiếp từ biểu bì (epidermis) và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Keratin cũng là thành phần căn bản của tóc và lớp ngoài cùng của da. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào (matrix) có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng (lunular). Quầng móng hình bán nguyệt, mầu trắng nhìn rất rõ ở ngón tay cái. Khi lớp gian bào bị hư hao thì móng không mọc ra được. Khác với xương, calcium không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng. Vào tháng thứ tư của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có móng trên đầu ngón chân ngón tay. Móng tăng trưởng liên tục suốt đời người chứ không giống như tóc, mọc ít năm, tạm ngưng một thời gian rồi mọc tiếp. Các móng ta y chân của chúng ta khu trú ở vị trí 40% tận cùng đốt xa mặt lưng ngón.
Chúng có một cấu tạo phức tạp gồm 3 lớp:
-Đĩa móng (nail plate): cấu tạo bởi lớp sừng, phát triển liên tục suốt đời, có màu hồng vì nằm trên giường móng có nhiều mạch máu nuôi dưỡng; Giường móng (nail bed)
- Mầm móng (ventral matrix, sterile matrix): tập trung các mạch máu, chịu trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng, nằm giữa liềm móng (lunula) -trăng lưỡi liềm- và phần dưới móng là phần sau của lớp thượng bì giường móng. Lớp biểu bì eponychium (cuticle) là lớp thượng bì nằm giữa nếp gấp gần của móng và mặt lưng của đĩa móng.
- Vai trò đầu tiên của móng là bảo vệ. Những biểu hiện bất thường của móng có thể cho thấy các tình trạng bệnh lý tại chỗ hay một số bệnh lý nội khoa tổng quát.
- Tình trạng của một móng tay bình thường: mềm, dẻo; màu hồng, vẻ trơn láng. Thời gian tăng trưởng trung bình của một móng từ lớp cuticle đến bờ tự do (free edge) của móng là 6 tháng. Khác với xương, calcium không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng. Vào tháng thứ tư của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có móng trên đầu ngón chân ngón tay. Móng tăng trưởng liên tục suốt đời người chứ không giống như tóc, mọc ít năm, tạm ngưng một thời gian rồi mọc tiếp.
2-Sinh lý bình thường móng Móng mọc trực tiếp từ biểu bì (epidermis) và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Keratin cũng là thành phần căn bản của tóc và lớp ngoài cùng của da. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào (matrix) có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng (lunular).
Quầng móng hình bán nguyệt, mầu trắng nhìn rất rõ ở ngón tay cái. Khi lớp gian bào bị hư hao thì móng không mọc ra được. Khác với xương, calcium không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng. Vào tháng thứ tư của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có móng trên đầu ngón chân ngón tay. Móng tăng trưởng liên tục suốt đời người chứ không giống như tóc, mọc ít năm, tạm ngưng một thời gian rồi mọc tiếp.
Sau đây là các đặc tính của sự mọc móng:
- Móng mọc hướng ra đầu ngón tay, ngón chân, chứ không mọc thẳng đứng như tóc. Nguyên do là có một lớp da bao quanh chân móng, khiến cho sự tăng trưởng giới hạn hướng về phía trước. Trong điều kiện bình thường móng tay, móng chân có màu đỏ hồng, do được mạng lưới mao mạch ở hạ bì nuôi dưỡng. Trong móng tay, móng chân có 10% nước. -Mỗi ngày móng tay dài ra khoảng 0,1mm tức là từ 3 đến 5 mm mỗi tháng. Móng tay mọc nhanh hơn móng chân tới 2 hoặc 3 lần.
- Móng mọc chậm ở cao tuổi, mọc nhanh hơn ở phụ nữ có thai, nam giới và người tuổi trẻ.
-Móng ở ngón tay dài mọc nhanh hơn hơn là ngón ngắn, có thể vì dễ bị chấn thương. Do đó móng ngón tay giữa mọc nhanh, trong khi đó móng ngón tay cái mọc chậm.
- Móng mọc nhanh ở bàn tay thuận, hay dùng, vì máu huyết dồn tới nhiều.
- Vào mùa hạ, móng mọc nhanh hơn so với mùa đông, vì mùa hạ tay chân cử động nhiều, máu tới nhiều
- Các chấn thương nhỏ vào móng, như cắn móng, kích thích móng mau lành, nên móng mọc dài ra nhanh hơn, tương tự như khi liên tục bị cọ xát, da sẽ tạo ra lớp tế bào chai rắn.
- Suy dinh dưỡng, nóng sốt, bệnh trầm trọng trì hoãn sự tăng trưởng của móng.
- Móng mọc nhanh ở người bị bệnh cường tuyến giáp.
- Ban ngày, móng mọc mau hơn ban đêm vì tay chân luôn cử động, máu tới nhiều
- Ngón tay gõ trên bàn phím máy vi tính, máy chữ, phím đàn dương cầm đều kích thích móng mọc nhanh. Trong một tuần lễ, móng tay dài thêm ra khoảng 0,5-1,2mm; móng tay mọc nhanh hơn móng chân khoảng 4 lần. Ngón tay càng dài thì móng mọc càng nhanh. Thời tiết càng ấm móng tay mọc càng nhanh, vì vậy mùa hè móng tay mọc nhanh hơn mùa đông, ban ngày mọc nhanh hơn ban đêm. Móng tay, móng chân của những người sống ở phương Nam mọc nhanh hơn những người ở phương Bắc. Tốc độ phát triển của móng tay còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng tay phải hay tay trái, người thuận tay phải thì móng tay bên phải mọc nhanh hơn móng tay bên trái, người thuận tay trái thì tình hình hoàn toàn ngược lại. Để cho móng phát triển bình thường, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ở những người bị mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc mắc chứng chán ăn, móng tay, móng chân sẽ phát triển chậm, đồng thời trên móng còn có thể hình thành những rãnh ngang. Móng tay, móng chân ở những người bị suy dinh dưỡng thường dễ gãy hoặc bị nứt, vỡ thành nhiều mảnh...
3-Một số biến dạng điển hình :
- Đầu móng tay quắp xuống giống như mỏ diều hâu: Có khả năng hệ nội tiết hoạt động không bình thường, tuần hoàn máu có một số rối loạn. Ngoài ra, ở người cao tuổi và những người đã từng mắc các chứng nghẽn tắc kinh mạch cũng có thể có móng tay hình dạng như vậy.
- Đầu móng tay nở to ra như dùi trống: Do các đầu chi bị thiếu ôxy lâu dài, thường thấy ở những người bị mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như lao phổi, thũng khí phổi, các bệnh tim mạch, viêm loét đường tiêu hóa, xơ gan...
- Móng tay hình cái thìa: Phần giữa lõm xuống, phần bao quanh vênh lên, giống như cái thìa. Dạng này có thể xuất hiện ở những người bị mắc bệnh tủy sống, chức năng tuyến giáp trạng bị trục trặc, trúng độc rượu hoặc bệnh phong thấp. Một số chuyên gia còn cho rằng, hiện tượng móng tay bị vênh lên như vậy có liên quan đến tình trạng cơ thể bị thiếu chất sắt, hằng ngày cần chú ý bổ sung thêm các thức ăn hàm lượng sắt cao.
- Móng tay có rãnh: Trên móng tay xuất hiện những vệt lõm theo chiều ngang giống như lòng máng. Có thể do dinh dưỡng thiếu hụt hoặc một số căn bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của móng tay như sởi, bệnh tim, thần kinh suy nhược.
- Móng tay nổi gờ: Trên móng có những đường gờ nổi lên theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Gờ dọc thường do hay bị mất ngủ hoặc thức đêm liên tục. Móng tay người già cũng thường có gờ dọc. Nếu trên móng tay người trẻ tuổi có gờ dọc nổi lên, thì cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe. Gờ ngang thường thấy ở những người mắc các bệnh nhiệt cấp tính, bị trúng độc thuốc hoặc một số bệnh mạn tính như urê niệu, tiểu đường. Ngoài ra, bệnh thấp chẩn (eczema), viêm da, nấm da, hoặc gốc móng tay bị tổn thương cũng có thể khiến cho trên móng tay có những đường gờ.
- Móng tay dày: Móng tay dày lên rõ ràng, khô, nhợt nhạt và dễ gãy là hiện tượng thường thấy ở người già; cũng thường xuất hiện trong những trường hợp như nấm móng tay, viêm móng tay, thiếu canxi, bệnh phong thấp, phù niêm mạc, các bệnh ở tủy sống hoặc bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Móng tay mỏng: Móng tay mỏng hơn bình thường và ấn vào thấy đau, thường gặp ở những người cơ thể bị suy nhược nặng, bị rối nhiễu thần kinh và khi mắc phải một số bệnh mạn tính có tính tiêu hao.
- Mảng trắng hình bán nguyệt ở gốc móng tay: Thường gọi là “móng bán nguyệt”. Những mảng loại này ở nam giới có kích thước lớn hơn nữ giới; “bán nguyệt” trên ngón cái lớn nhất, sau đó nhỏ dần theo trình tự ngón trỏ - ngón giữa - ngón đeo nhẫn (vô danh). Thông thường chỉ có hai ngón út là không có bán nguyệt.
- Móng tay giòn: Móng tay mỏng đi, giòn, dễ gãy, có những vết nứt theo chiều dọc hoặc các lớp móng tay bị tách rời. Là dạng thường thấy ở những người bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi, thiếu ôxy, khí thũng phổi, nang lông bị hóa sừng, thiếu vitamin. Loại móng tay này còn rất dễ bị nứt vỡ khi ngâm lâu trong nước xà phòng hoặc nước muối.
- Móng tay bị bong ra: Thường thấy ở những người bị mắc một số bệnh toàn thân như cường năng tuyến giáp (Basedow), thiếu máu, rối loạn tuần hoàn ngoại vi...
- Móng tay trắng bệch: Đại bộ phận da dưới móng trắng bệch, chỉ còn lại phần cuối móng tay là vẫn còn màu hồng như thường. Dạng này thường thấy ở những trường hợp mất máu cấp tính, thiếu máu, có thể là triệu chứng sớm của bệnh xơ gan.
- Móng tay bị vàng: Móng tay trở nên dày và cứng, mọc chậm, có màu vàng hoặc vàng lục. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là các bệnh thuộc hệ hô hấp hoặc bệnh tuyến giáp trạng. Ngoài ra, bệnh viêm gan vàng da cũng có thể khiến cho móng tay bị vàng.
- Móng bị đen: Móng tay hoặc móng chân biến thành màu đen hoặc màu nâu, có thể là do bị ung thư hắc tố (melanoma). Bệnh tình càng nghiêm trọng khi phần đầu móng bị biến thành màu đen hoặc màu nâu. Móng có thể bị biến sắc theo từng điểm hoặc từng mảng; các móng tay cái và móng chân cái là những vị trí dễ bị biến sắc nhất.
- Móng tay có chấm đỏ: Dưới móng tay xuất hiện những điểm đỏ, có thể do bị xuất huyết mao mạch, có thể do tăng huyết áp, bệnh ngoài da hoặc cơ thể tiềm tàng một số bệnh nghiêm trọng.
- Móng tay có đốm trắng: Dưới móng tay xuất hiện những điểm hoặc những đốm màu trắng, có thể do giun đũa hoặc trước đó ít lâu đã bị cúm. Những người dễ mệt mỏi, thiếu canxi... trên móng tay cũng có thể xuất hiện những điểm trắng.
- Móng tay tím: Móng tay biến thành màu tím thường là do ứ huyết và thiếu ôxy; dạng này thường thấy ở những người mắc các bệnh tim mạch. Khi bị tổn thương, tất nhiên móng tay cũng có thể biến đổi khác thường. Tuy nhiên, đó là điều rất dễ nhận biết. Trong những trường hợp không bị ngoại thương mà móng tay biến đổi dị thường, cần phải thận trọng, nên đến bệnh viện kiểm tra để có thể chữa trị kịp thời. 4-Bệnh lý các thay đổi bất thường của móng Cả móng tay lẫn móng chân đều chịu ảnh hưởng của sức khỏe tổng quát cơ thể. Mọi thay đổi bất thường đáng kể nào về hình dạng, mầu sắc, cấu trúc của móng đều có thể là dấu hiệu một bệnh nào đó. Trước khi giải phẫu, bác sĩ thường yêu cầu chùi hết thuốc đánh bóng trên móng tay để nhân viên tê mê có thể nhìn mầu da dưới móng tay coi xem bệnh nhân có hít thở đầy đủ dưỡng khí không.
1. Móng giòn, dễ gẫy là một trong những vấn đề thường gặp của móng. Móng tay mỏng đi, giòn, dễ gãy, có những vết nứt theo chiều dọc hoặc các lớp móng tay bị tách rời thường thấy ở những người bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi, thiếu ôxy, khí thũng phổi, nang lông bị hóa sừng, thiếu vitamin. Loại móng tay này còn rất dễ bị nứt vỡ khi ngâm lâu trong nước xà phòng hoặc nước muối. Có nhiều nguyên nhân đưa tới sự giòn của móng:
a-Cơ thể thiếu khoáng chất sắt. Kết quả một nghiên cứu tại Anh cho thấy móng tay rất nhậy cảm với sự suy giảm chất sắt. Họ quan sát móng của một số phụ nữ thiếu sắt, móng của các phụ nữ này rất dễ gẫy, hồng cầu giảm. Sau khi bổ sung sắt, thì các móng đều trở lại bình thường với đủ thành phần sắt trong móng và số huyết cầu cũng tăng lên. Thiếu sắt cũng gây ra thay đổi hình dạng của móng: móng trở nên phẳng hoặc có hình cong ngược lên, như một cái thìa (spoon nails).
b-Móng tay phẳng, dẹp là một trong nhiều dấu hiệu của bệnh Raynaud. Trong bệnh này, các động mạch ngón tay không biết tại sao lại có phản ứng co thắt quá mức với lạnh, cảm xúc mạnh, rung động liên tiếp của bàn hai tay, dưới tác dụng của hóa chất nicotine... Hậu quả là các ngón tay bị những cơn xanh tái, tê tê rất khó chịu vì giảm máu lưu thông.
c-Móng tay tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, chất hòa tan, sơn móng tay ...cũng dễ trở nên giòn, gẫy. d- Trong các bệnh của thận, bệnh nấm móng, móng cũng hay bị giòn.
2. Vết trắng trên móng có thể là dấu hiệu thiếu kẽm vì thực phẩm không cung cấp đầy đủ. Nhu cầu kẽm mỗi ngày khoảng 15mg. Trong bệnh gan hoặc bệnh thân, móng cũng có mầu trắng.
3. Móng tay mầu vàng có thể là dấu hiệu của viêm phế quản kinh niên, và thường thấy ở người nghiền thuốc lá. Móng tay trở nên dày và cứng, mọc chậm, có màu vàng hoặc vàng lục. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là các bệnh thuộc hệ hô hấp hoặc bệnh tuyến giáp trạng. Ngoài ra, bệnh viêm gan vàng da cũng có thể khiến cho móng tay bị vàng.
4. Nhiều rãnh nằm ngang trên mặt móng có thể là dấu hiệu của một bệnh trầm trọng với nóng sốt hoặc người đó đã trải qua một cuộc giải phẫu. Trên móng tay xuất hiện những vệt lõm theo chiều ngang giống như lòng máng. Có thể do dinh dưỡng thiếu hụt hoặc một số căn bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của móng tay như sởi, bệnh tim, thần kinh suy nhược.
5. Trong bệnh xơ cứng gan, móng có mầu trắng đục, thay vì mầu hồng của các mạch máu nẳm ở dưới móng.
6. Móng có mầu xanh trong trường hợp cơ thể trúng độc kim loại đồng hoặc bạc.
7. Cường tuyến giáp có thể làm móng tách khỏi lớp da ở dưới.
8. Cơ thể thiếu dưỡng khí lâu ngày vì các bệnh tim, phổi có thể làm cho móng tỏe phình ra.
9. Hội chứng móng tay vàng”- Yellow nail syndrome- là một bệnh gồm có ba dấu hiệu xuất hiện với nhau. Ðó là tụ nước ở màng phổi, móng tay có mầu vàng và sưng phù các hạch bạch huyết ở chân tay.
10. Hội chứng móng tay - xương bánh chè (nail-patella syndrome) là một bệnh bẩm sinh. Trẻ có rối loạn chức năng thận, móng tay móng chân kém phát triển hoặc không có, xương bánh chè đổi hình dạng...
11. Một số dược phẩm làm thay đổi mầu của móng. Thuốc quinacrine trị sốt rét làm móng có mầu xanh vàng, thuốc tetracycline, phenothiazine làm móng có mầu nâu, thuốc chặn sự tăng sinh các tế bào ung thư tạo ra các vệt trắng nằm ngang trên mặt móng....
12. Móng tách rời khỏi da do ảnh hưởng của tia nắng ở những người đang điều trị với một vài loại dược phẩm như tetracycline, isoniazid, indomethacin..
13.Đầu móng tay quắp xuống giống như mỏ diều hâu: Có khả năng hệ nội tiết hoạt động không bình thường, tuần hoàn máu có một số rối loạn. Ngoài ra, ở người cao tuổi và những người đã từng mắc các chứng nghẽn tắc kinh mạch cũng có thể có móng tay hình dạng như vậy.
14.Đầu móng tay nở to ra như dùi trống: Do các đầu chi bị thiếu ôxy lâu dài, thường thấy ở những người bị mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như lao phổi, thũng khí phổi, các bệnh tim mạch, viêm loét đường tiêu hóa, xơ gan...
15.Móng tay hình cái thìa: Phần giữa lõm xuống, phần bao quanh vênh lên, giống như cái thìa. Dạng này có thể xuất hiện ở những người bị mắc bệnh tủy sống, chức năng tuyến giáp trạng bị trục trặc, trúng độc rượu hoặc bệnh phong thấp. Một số chuyên gia còn cho rằng, hiện tượng móng tay bị vênh lên như vậy có liên quan đến tình trạng cơ thể bị thiếu chất sắt, hằng ngày cần chú ý bổ sung thêm các thức ăn hàm lượng sắt cao.
16.Móng tay nổi gờ: Trên móng có những đường gờ nổi lên theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Gờ dọc thường do hay bị mất ngủ hoặc thức đêm liên tục. Móng tay người già cũng thường có gờ dọc. Nếu trên móng tay người trẻ tuổi có gờ dọc nổi lên, thì cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe. Gờ ngang thường thấy ở những người mắc các bệnh nhiệt cấp tính, bị trúng độc thuốc hoặc một số bệnh mạn tính như urê niệu, tiểu đường. Ngoài ra, bệnh thấp chẩn (eczema), viêm da, nấm da, hoặc gốc móng tay bị tổn thương cũng có thể khiến cho trên móng tay có những đường gờ.
17.Móng tay dày: Móng tay dày lên rõ ràng, khô, nhợt nhạt và dễ gãy là hiện tượng thường thấy ở người già; cũng thường xuất hiện trong những trường hợp như nấm móng tay, viêm móng tay, thiếu canxi, bệnh phong thấp, phù niêm mạc, các bệnh ở tủy sống hoặc bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Móng tay mỏng: Móng tay mỏng hơn bình thường và ấn vào thấy đau thường gặp ở những người cơ thể bị suy nhược nặng, bị rối nhiễu thần kinh và khi mắc phải một số bệnh mạn tính có tính tiêu hao.
18.Mảng trắng hình bán nguyệt ở gốc móng tay: Thường gọi là “móng bán nguyệt”. Những mảng loại này ở nam giới có kích thước lớn hơn nữ giới; “bán nguyệt” trên ngón cái lớn nhất, sau đó nhỏ dần theo trình tự ngón trỏ - ngón giữa - ngón đeo nhẫn (vô danh). Thông thường chỉ có hai ngón út là không có bán nguyệt.
19.Móng bị đen: Móng tay hoặc móng chân biến thành màu đen hoặc màu nâu, có thể là do bị ung thư hắc tố (melanoma). Bệnh tình càng nghiêm trọng khi phần đầu móng bị biến thành màu đen hoặc màu nâu. Móng có thể bị biến sắc theo từng điểm hoặc từng mảng; các móng tay cái và móng chân cái là những vị trí dễ bị biến sắc nhất.
20.Móng tay có chấm đỏ: Dưới móng tay xuất hiện những điểm đỏ, có thể do bị xuất huyết mao mạch, có thể do tăng huyết áp, bệnh ngoài da hoặc cơ thể tiềm tàng một số bệnh nghiêm trọng.
21.Móng tay có đốm trắng: Dưới móng tay xuất hiện những điểm hoặc những đốm màu trắng, có thể do giun đũa hoặc trước đó ít lâu đã bị cúm. Những người dễ mệt mỏi, thiếu canxi... trên móng tay cũng có thể xuất hiện những điểm trắng.
22.Móng tay tím: Móng tay biến thành màu tím thường là do ứ huyết và thiếu ôxy; dạng này thường thấy ở những người mắc các bệnh tim mạch.
Các bệnh của móng Móng có thể bị một số bệnh gây ra do các tác nhân từ trong hoặc ngoài cơ thể.
1.Bệnh móng do thường xuên tiếp xúc nước:Mặc dù móng do chất keratin cứng tạo ra, nhưng khi ngâm móng vào nước quá lâu, móng trở nên giòn. Lý do là móng có những lỗ nhỏ li ti, nên nước ngấm qua móng nhanh hơn là qua biểu bì. Nước làm cho móng căng tấy ra. Khi đựơc mang ra khỏi nước, móng khô và teo lại. Trường hợp này thường thấy ở người làm bếp nấu ăn, bơi lội, đánh bắt cá, rửa chén bát... Mỹ phẩm làm bóng móng và chất hòa tan lau sơn móng cũng làm móng giòn, nứt, dễ gẫy.
2.Bệnh nấm móng: Đây là bệnh rất phổ biến và cũng khó chữa lành. Bào tử nấm bám trên móng, hủy hoại lớp keratin và sinh sôi nẩy nở rất nhanh. Móng trở nên gồ ghề, dầy, nứt, đôi khi tách rời khỏi đầu ngón tay. Bệnh thường xảy ra ở những người thường xuyên làm công việc mà bàn tay luôn bị ẩm ướt như bán nước giải khát, bán tôm cá, đầu bếp. Một đặc điểm dễ nhận ra bệnh là trên một bàn tay, tổn thương không luôn luôn xảy ra trên tất cả các móng.
Có 2 dạng nấm móng:
- Do nấm hạt men (Candida albicans): tổn thương là những biến dạng trên bề mặt của móng, bề mặt trở nên sần sùi, gồ ghề mất đi vẽ trơn láng bình thường, có thể có nhiều chất bẩn đóng phủ lên. Một đặc điểm quan trọng là tổn thương từ phía trong mầm móng tiến ra ngoài bờ tự do và quanh móng cũng bị sưng đỏ, có mủ, bóp rất đau.
- Do nấm sợi tơ (Dermatophytes): thương tổn trên bề mặt của móng cũng giống như do nấm hạt men nhưng bắt đầu từ bờ tự do và tiến vào phía trong mầm móng và thường là không có viêm quanh móng. Phòng ngừa và điều trị: giử bàn tay khô, nếu cần phải đổi nghề. Bôi và uống các thuốc kháng nấm như : Ketokonazole, Lamisil, Sporal. Riêng griseofulvine chỉ có tác dụng đối với nấm sợi tơ. Các loại thuốc bôi thoa đều ít công hiệu để tiêu diệt nấm. Loại thuốc uống (như itraconazole, terbinafine) có tác dụng tốt.. Bệnh nấm có thể tái phát. Bệnh nấm móng chân thường xảy ra khi đi chân dất ở nơi công cộng hoặc do chân ẩm ướt, hấp hơi. Nấm gây bệnh thông thường nhất là nhóm Trichophyton rubrun.
3-Móng mọc vào da (ingrrown toenail) thường xẩy ra ở ngón chân cái. Mép của móng cong lại và mọc lẹm vào phần mềm quanh móng, gây ra đau đầu ngón chân. Bệnh thường xẩy ra khi giầy quá chật, ép cạnh móng lẹm vào tế ở xung quanh, khi mang giày cao gót, đi trên đầu ngón chân, hoặc khi cắt móng quá sát da...Nhiễm vi khuẩn có thể xẩy ra nếu không điều trị ngay. Trong trường hợp nhẹ, có thể tự chữa bằng cách ngâm chân trong nước ấm khoảng 30 phút rồi nâng nhẹ cạnh móng lên, lau chùi mủ và nếu có thể được, cắt móng. Khi móng đâm ngang nhiều hơn và đã làm mủ, nên đi bác sĩ để được cắt bớt một phần móng hư và cạo bỏ phần da nhiễm độc.
4.Viêm nhiễm chung quanh móng do các vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Proteus..Bệnh có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh (như cephalexin, clindamycin...) và phẫu thuật loại bỏ mủ tích tụ quanh móng.
5.Trong bệnh vẩy nến, bệnh rụng tóc từng vùng (alopecia areata), móng có mầu đục, biến dạng, gồ ghề rất khó điều trị...
6. Chàm móng. Ngoài thương tổn ở da, bệnh chàm cũng có thể gây tổn thương ở móng, đôi khi cũng có một vài trường hợp bị chàm ở móng mà không có thương tổn da. Trong chàm móng, thường tất cả các móng đều bị. Bề mặt móng sần sùi có sọc ngang, có nhửng lỗ nhỏ như bị mối ăn, quanh móng cũng có thương tổn chàm và ngứa. Điều trị: như điều trị bệnh chàm.
7. Vẫy nến móng. Trong vẫy nến tổn thương móng rất thường gặp có thể trong 90% trường hợp. Móng bị biến dạng, tróc lên, bề mặt có những lổ nhỏ, những đốm thay đổi màu, có những sọc ngang và quanh móng bị sần sùi do tăng sừng.
8. Biến dạng móng do thuốc: khi dùng Fluorouracil trị ung thư có thể làm tróc móng (onycholyse). Đây là biểu hiện của nhạy cảm ánh nắng do thuốc. Dùng thuốc kháng sốt rét tổng hợp và zidovudine để điều trị AIDS có thể làm móng có màu nâu.
9. Bệnh móng do bệnh hệ thống.
- Hội chứng vàng móng: móng bị cong vẹo, móng có màu vàng. Nguyên nhân: tuổi già ở đàn ông, phù hệ bạch huyết, nhiễm trùng hô hấp mãn tính, viêm xoang.
- Móng có những làn sọc dọc, mõng, lỏm trong các bệnh thiếu máu.
- Bệnh tuyến giáp: móng bị tróc, dầy lên.
- Móng lỏm xuống trong bệnh thiếu sắt. Khi bị một biến dạng ở móng là do rất nhiều nguyên nhân phức tạp, nhưng cũng đừng quá lo lắng. Để có thái độ xử trí đúng đắn, cần đến khám ngay các thầy thuốc.