Tăng tiết mồ hôi
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bệnh do rối loạn tổ chức da
- Được đăng ngày 10 Tháng mười 2012
- Viết bởi Bac Si Huynh Quang
- Lượt xem: 7441
TĂNG TIẾT MỒ HÔI - Bs. Lý Hữu Đức
1. TĂNG TIẾT MỒ HÔI (TTMH)
- Rối loạn thường gặp ở nhiều người.
- Lòng bàn tay (+ + +).
- Có thể:
. Lòng bàn chân
. Nách
. Mặt
Hoạt động thể lực (+ + +) Rối loạn thần kinh giao cảm
- Không kiểm soát được.
- Làm mất tự tin.
- Tiết mồ hôi bình thường -> điều hòa thân nhiệt
- Tăng tiết mồ hôi -> cần phải được điều chỉnh
- Có liên quan đến di truyền.
- Người bệnh thường khổ sở suốt đời do chứng
TTMH.
- TTMH đưa đến những hậu quả sinh lý nặng ở bàn tay, bàn chân như lạnh tay chân, khô da, nứt da -> nhiễm trùng da thứ phát.
- TTMH -> dễ xúc động, dễ hồi hộp.
- Bệnh nhân thường phải cố gắng để thích nghi với cuộc sống.
- Trở ngại và lúng túng trong công việc thường ngày.
- TTMH thường gây ra những hiệu ứng tâm lý âm
tính nghiêm trọng .
- Không may là bạn bè, người thân và ngay cả Bác sĩ thường không thấu hiểu tình trạng này đã tác động lên cuộc sống người bệnh như thế nào?
- May mắn là hiện đã có nhiều phương pháp điều trị chứng TTMH.
* Thuốc uống
* Thoa tại chỗ chống tiết mồ hôi
* Điện phân ion (Iontophoresis)
* Tiêm Botox
* Mổ nội soi cắt hạch giao cảm
- The California Institute For hyperhidrosis and
Facing Blushing -> website: hyperhidrosis.or
2. TĂNG TIẾT MỒ HÔI Ở BÀN TAY
- Thường gặp nhất.
- Bàn tay lạnh và ẩm do tiết nhiều mồ hôi
- Khởi đầu bằng rối loạn cảm xúc, căng thẳng thần
kinh, stress và lo âu.
- Có khi không thấy kích thích nào.
- Có thể kết hợp với TTMH ở nách, mặt hay bàn chân.
- Thường nhất: tay + chân kết hợp.
- Thường triệu chứng khởi đầu sớm ở khoảng 10 ‟ 15 tuổi và kéo dài suốt đời.
- Anh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt .
- Bệnh nhân rất nhạy cảm về vấn đề này và thường
có ý che giấuvới mọi người xung quanh.
- Bệnh nhân không thể kiểm soát được sự TTMH và
thường tăng khi hồi hộp lo âu.
- Bệnh nhân cảm thấy châm chích và có suy nghĩ lổ chân lông ở da đang nở to trước khi bắt đầu tiết mồ hôi.
Bệnh nhân thường đối mặt với những vấn đề sau đây:
- Thường xuyên cố gắng lau bàn tay cho khô.
- Tránh bắt tay.
- Gặp khó khăn khi đánh máy, khi viết hay khi cầm giấy tờ.
- Gặp khó khăn khi trang điểm và mặc quần áo.
- Gặp bất tiện trong quan hệ xã hội.
- Hay bận tâm, lo lắng và thiếu tập trung.
- Gặp trở ngại khi đếm tiền và chơi nhạc.
- Gặp khó khăn khi làm móng tay.
- “Bắt tay” -> đưa đến cảm nhận thân mật lần đầu tiên
gặp gỡ.
- Người bệnh: rất sợ hãi, lúng túng khi bắt tay nên bỏ
lỡ nhiều cơ hội làm ăn, hội nhập xã hội.
- Cái “Bắt tay” lạnh, khô, sần sùi là dấu hiệu mất tự tin, không chắc chắn khi xin việc -> đưa đến hậu quả là không thành công trong công việc.
- Vài người giấu 2 bàn tay dưới cánh tay, sau lưng hay
dưới đùi để tránh bắt tay.
Điều trị TTMH ở bàn tay:
- Thuốc uống.
- Điện phân Ion.
- Thuốc thoa tại chỗ chống tiết mồ hôi.
- Phẫu thuật xâm lấn nhỏ với những trường hợp nặng hay tái phát
3. TĂNG TIẾT MỒ HÔI Ở BÀN CHÂN
- Thường đi đôi với TTMH ở bàn tay.
- Mặc dù ít ảnh hưởng như ở bàn tay, TTMH ở bàn chân cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau đây:.
* Trượt bàn chân trong giày.
* Mùi hôi.
* Tránh làm móng chân.
* Nhiễm trùng và nhiễm nấm ngón chân, bàn chân
Điều trị:.
* Thuốc uống.
* Thuốc thoa tại chỗ chống tiết mồ hôi.
* Điện phân Ion.
* Phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm đưa đến kết quả tốt.
4. TĂNG TIẾT MỒ HÔI Ở NÁCH
- Thường kết hợp với TTMH bàn tay ‟ bàn chân.
- Tăng tiết mồ hôi nhiều ở nách thường kết hợp với hoạt động cường giao cảm đưa đến kích thích tuyến mồ hôi.
- Có thể không đi đôi với stress hay lo âu.
- TTMH ở nách ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt xã
hội.
- Cơ chế TTMH ở nách hoàn toàn không tự ý và không
thể tự kiểm soát.
-Tiêm Botox hay phẫu thuật lấy bỏ tuyến mồ hôi bằng hút mỡ ở nách đã được áp dụng.
- Phẫu thuật cắt thần kinh hệ giao cảm nhất là khi có kết hợp với bàn tay ‟ bàn chân.
5. TĂNG TIẾT MỒ HÔI Ở MẶT
- Là biểu hiện đặc biệt của TTMH.
- Ở mặt, da đầu, cổ.
- Tóc bóng lưỡng (có dầu) -> không đẹp, gặp trở ngại khi phải sấy khô tóc.
nói chuyện hoặc khi chen chúc trong chỗ đông người.
- Không thể trang điểm được.
- Có thể xuất hiện một mình hay kết hợp với đỏ mặt.
- Thuốc (Robinul) có hiệu quả trong điều trị.
- Phẫu thuật cắt bỏ thần kinh giao cảm.
6. ĐỎ MẶT (Facial blushing)
- Đỏ mặt (Facial blushing Erythro phobia) là hiện tượng thình lình mặt bị đỏ tự nhiên hay do tác động của kích thích thần kinh (stress …).
- Có thể lan ra cổ, trán, vành tai và ngực.
- Phát triển nhanh nhưng giảm đỏ thì rất chậm.
- Khi đứng giữa đám đông.
- Khi được chú ý.
- Thấy “nóng mặt” trước khi đỏ mặt.
- Có cảm giác bỏng, châm chích, nóng mặt.
- Xuất hiện đơn độc hay kết hợp với các dạng TTMH
khác, thường kết hợp TTMH bàn tay.
- Có tính cách gia đình.
- Do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.
- Không thể kiểm soát hay chấm dứt được.
- Khi một mình, xem tivi, hay nói chuyện qua điện thoại,
nhất là giao tiếp, nói chuyện trước công chúng.
- Anh hưởng đến hoạt động trong xã hội và khó gặt hái
thành công.
- Trường hợp nặng, có thể gây hội chứng lo âu, sợ giao tiếp trong xã hội, ức chế tâm lý và lệ thuộc thuốc..
- Người bệnh phải đối phó với stress hàng ngày trong cuộc
sống.
Điều trị:
- Thuốc uống.
- Tâm lý điều trị.
- Phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm (rất hiệu quả với trường hợp đột ngột đỏ mặt)
7. NGUYÊN NHÂN GÂY TTMH
- TTMH: tiết nhiều mồ hôi so với nhu cầu sinh lý của
cơ thể.
- Tiết mồ hôi -> điều hòa thân nhiệt.
- Mồ hôi được sản xuất từ những tuyến mồ hôi dưới da
- Tuyến mồ hôi có nhiều ở lòng bàn tay.
- Tuyến mồ hôi hoạt động do sự điều khiển của hệ TK
giao cảm và không tự kiểm soát được.
- Khi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gia tăng ->
TTMH .
Hai nhóm nguyên nhân
TTMH nguyên phát
- Thường không rõ nguyên nhân.
- Vị trí khu trú ở lòng bàn tay, mặt, nách, lòng bàn chân.
- Điều trị: thuốc uống, thuốc dùng tại chỗ chống tiết
mồ hôi, điện phân ion và cắt bỏ thần kinh giao cảm.
TTMH thứ phát
- Thường do nguyên nhân tổng quát.
- Gây TTMH toàn thân.
- Các nguyên nhân: cường giáp, nhiễm trùng, ung thư, rối loạn miễn dịch, béo phì, mãn kinh, tiểu đường, rối loạn tâm thần.
- Điều trị: điều trị căn nguyên.
8. NGUYÊN NHÂN TTMH BAN ĐÊM
- TTMH bàn tay do gia tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và kích thích bởi hồi hộp, lo âu -> không có tăng tiết mồ hôi ban đêm.
- Tiết mồ hôi về đêm, trong lúc ngủ -> tiết mồ hôi do thời tiết nóng nực.
- Được xếp vào TTMH thứ phát với nguyên nhân cần phải được điều trị đúng cách.
9. NGUYÊN NHÂN ĐỔ MỒ HÔI NHIỀU (Excessive perspiration)
- TTMH -> tiết nhiều mồ hôi.
- TTMH: 100mg mồ hôi ở nách sau hơn 15 phút.
- Cơ thể có 2 ‟ 4 triệu tuyến mồ hôi, nước có nhiệm vụ làm mát cơ thể bằng đổ mồ hôi.
- TTMH: do hệ thần kinh giao cảm gia tăng hoạt động.
- Đổ mồ hôi hay ra mồ hôi có thể được kích thích bởi hồi hộp hay nóng nực.
- Ra mồ hôi do hồi hộp thường xảy ra ở bàn tay, nách và chân.
- Ra mồ hôi do hồi hộp hay đổ mồ hôi thường chấm dứt khi ngủ
nhưng ra mồ hôi do nóng nực có thể xảy ra khi ngủ.
10. PHẪU THUẬT THẦN KINH GIAO CẢM
- TTMH thường do gia tăng hoạt động của hệ thần kinh giao
cảm -> cắt ngang, làm gián đoạn thần kinh giao cảm.
- 12 đoạn thần kinh giao cảm trong lồng ngực từ T1 -> T12.
- “Cắt TK giao cảm bằng phương pháp nội soi” -> Endoscopic thoracic sympathectomy: ETS.
- Mức độ điều trị:
* Đỏ mặt -> T2
* Ra mồ hôi mặt -> T2 hay T3
* TTMH bàn tay -> T3 hay T4
* TTMH nách -> T4 hay T5
Tác dụng phụ: Tăng TTMH bù trừ
11. THUỐC CHỐNG TIẾT MỒ HÔI
- Thuốc chống tiết mồ hôi ức chế sự sản xuất mồ hôi
từ tuyến mồ hôi.
- Thường thì rất khó tìm thuốc loại này trên thị trường .
- Alumimin Chloride (+++).
- DRYSOL® : dung dịch 20% Alumimin Chloride/cồn
ethylic
- Điều trị TTMH bàn tay ‟ nách.
- Có thể đưa đến viêm da kích thích.
- Thoa lên vùng da bệnh và để trong 6 giờ.
- Nên thoa về đêm trước khi đi ngủ.
- Rửa sạch vào buổi sáng.
- Thường hiệu quả ngay nhưng kết quả không kéo dài lâu.
- XERTAC AC® : không hiệu quả bằng DRYSOL.
- Acid Tannic pha với Ethanol và formalin: thường gây dị ứng.
- ODAPAN® , MAXIM ®.
- Thường nên thoa về đêm trước khi ngủ và băng kín để đạt hiệu quả cao nhất.
12. ĐIỆN PHÂN ION
- Nguyên tắc: đưa vào cơ thể dòng điện để thay đổi điện thế trong tuyến mồ hôi -> phá hủy sản xuất mồ hôi.
- Dòng điện một chiều, cường độ nhỏ, chạy xuyên qua
da đi vào cơ thể.
- Trị được tốt dạng TTMH nhẹ và trung bình.
- Bất lợi là tốn thời gian để điều trị, phải tiếp tục điều trị lâu dài, vô hạn định.
- Trị liệu bắt đầu với 20phút/lần và thay đổi tùy theo tình trạng từng người bệnh.
- Tác dụng phụ: hiếm.
- Da có thể khô, hay nứt, hay bong tróc.
- Nếu có tác dụng phụ nên giảm dần số lần điều trị.
- Nhiều bệnh nhân có cảm giác châm chích và hơi đau ít, đặc biệt khi bắt đầu điều trị.
13. THUỐC UỐNG
- Thuốc kháng cholin có một số ít tác dụng.
- Glycopyrolate (Robinul®) khởi đầu 1mg ‟ 2mg uống từ 1 đến 3 lần trong ngày
- Thường người bệnh cần liều cao hơn để đạt hiệu quả.
- Nhưng ở liều cao thường có các tác dụng phụ sau đây: khô miệng, bón, ứ nước tiểu, mắt mờ, giảm trí nhớ, nhịp tim nhanh …
- Propentheline Bromide (Probanthine®) .
- Oxybutynin (Ditropan®) dùng đường uống .
- Các loại kháng cholin thường không dùng thoa được vì hấp thu yếu.
- Propanolol: thường ức chế bêta có tác dụng đối kháng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.
- Dùng trong trường hợp TTMH do stress.
- Tác dụng phụ: mệt mỏi, nhịp tim chậm và huyết áp thấp.
- Dược phẩm thiên nhiên (cây cỏ), phản hồi sinh học (biofeedback), châm cứu, thôi miên có tác dụng hạn chế.
14. BOTOX
- Botrilinum toxin type A (BTX ‟ A) tiêm dưới da để trị
TTMH.
- Botox tác dụng bằng cách ức chế tạm thời sự dẫn truyền thần kin (kích thích sự tiết mồ hôi).
- Tác dụng tốt: TTMH ở nách.
- Tiêm 15 ‟ 20 điểm ở nách.
- Thuyên giảm TTMH được ghi nhận ngay sau khi tiêm.
- Điều trị lại mỗi 4 ‟ 6 tháng.
- Tiêm Botox gây đau nhưng nếu người bệnh chịu được thì rất tốt cho điều trị mồ hôi ở nách.
- Rất tốn tiền, không kinh tế vì thuốc mắc.
- Và phải lập lại mỗi 4 ‟ 6 tháng.
- Botox cũng được áp dụng trong điều trị TTMH ở mặt và nách.
- Người bệnh miễn cưỡng phải chấp nhận chích nhiều điểm ở mặt và bàn tay.