Bệnh đốm teo bì

 

BỆNH ĐỐM TEO BÌ

(Anétodermie)

oooOOOooo

P.Y. Venencie, Anétodermie,
Dermatologie et sexuellement transmissible infectieux, 2004, p. 610.

1-Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào lâm sàng.
Bệnh đốm teo bì là sự mất mô đàn hồi khu trú, có hình tròn không tập trung ở một nang lông ; là nơi của hiện tượng thoát vị sờ thấy được. Những teo da dạng dát không có hiện tượng thoát vị đặc trưng ngày càng có nhiều.

Xem tiếp...

Bệnh Bowen

BỆNH BOWEN.

Giáo trình Bệnh da - Hoa liễu HVQY

1. Đại cương : là một bệnh hiếm do Bowen mô tả từ 1912 coi như một loạn sừng tiền ung thư.

2. Triệu chứng lâm sàng : bệnh gặp ở người trung niên hoặc ở người cao tuổi, ở bất cứ vùng nào trên da hoặc niêm mạc (sinh dục và miệng) . Tổn thương trên da là những đám hình đĩa đứng đơn độc hoặc hình cụm 10- 20 đám. Các đám mầu nâu sẫm hoặc hồng hơi gờ cao, phẳng, nhỏ như bèo tấm hoặc thành mảng rộng, bờ vòng cung khá rõ. Các đám tổn thương còn có đặc điểm lõm ở trung tâm , xung quanh xù xì có gai như hạt cơm, trên phủ vẩy da và vẩy tiết.

Xem tiếp...

Bớt sắc tố

 

 

BỚT SẮC TỐ

 

 

 

I- Đại cương:

 

Bớt sắc tố thuộc vào nhóm bệnh tăng sắc tố ở da. Nhóm tổn thương này thường được chia làm 3 loại. Tổn thương ở thượng bì gồm: nốt ruồi, dát cà phê sữa, tàn nhang, nám má thể thượng bì, hạt cơm da dầu, dày sừng do ánh nắng... Tổn thương ở trung bì gồm bớt xanh, bớt ota, bớt ito, xăm mình... Tổn thương tăng sắc tố hỗn hợp có cả ở trung bì và thượng bì như bớt becker, tăng sắc tố sau viêm, nám má thể trung bì.

Xem tiếp...

Bớt Ota và tình trạng liên quan

 

 

 

 

 

Bớt Ota và tình trạng liên quan


Bớt Ota được mô tả tác giả Ota và Tanino đầu tiên năm 1939. Bệnh được cho là biến đổi bẩm sinh của tế bào hắc tố ở trung bì gây nên. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là dát hoặc mảng dát màu xanh lam hoặc xám ở vùng mặt, xuất hiện bẩm sinh hoặc mắc phải tại vùng mắt hoặc vùng hàm trên tương ứng với phân chia của dây thần kinh sinh ba.

Xem tiếp...

Bạch sản niêm mạc miệng

 

BẠCH SẢN NIÊM MẠC MIỆNG

(Oral leukoplakia)


Trước đây, Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: bạch sản niêm mạc miệng là dát hoặc mảng màu trắng không có đặc trưng lâm sàng và bệnh lý học giống như các bệnh khác, vì thế phải loại trừ liken phẳng, candida, white sponge nevus. Năm 1983, tại cuộc hội thảo quốc tế đã đưa ra định nghĩa: Bạch sản là dát hoặc mảng trắng không có đặc trưng về lâm sàng và bệnh lý học giống như các bệnh khác và không liên quan đến bất kỳ nguyên nhân hoá, lý học trừ thuốc lá.
Tổn thương trắng ở miệng gồm bạch sản, dày sừng, do nhiễm khuẩn (Candida, giang mai, virus Epstein-Barr), liken phẳng, xơ hoá dưới niêm mạc miệng (oral submucous fibrosis), lupus ban đỏ, loạn sừng bẩm sinh, ung thư…

Dịch tễ học
Tần số: bạch sản niêm mạc miệng là bệnh ít gặp, dưới 1% ở người lớn.
Chủng tộc: tỷ lệ mắc bệnh tăng ở những cộng đồng và chủng tộc có tỷ lệ huát thuốc lá cao, như ở Đông Nam Á.
Giới: nam giới mắc bệnh cao hơn nữ.
Tuổi: bạch sản niêm mạc miệng thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi.
Nguyên nhân:
Tổn thương.
Thuốc lá.
Rượu.
Nhiễm khuẩn: Candida, giang mai, virus Epstein-Barr.
Hoá chất.
Thiếu hụt miễn dịch: bạch sản niêm xuất hiện nhiều ở những bệnh nhân ghép tạng.

Lâm sàng
Tổn thương là những mảng trắng đồng nhất, bề mặt mềm mịn, không loại bỏ được bằng gạc.
Một số trường hợp trắng sùi (verrucous leukoplakia); một số có những đám đỏ và trắng xen kẽ nhau (erythroleukoplakias hoặc speckled leukoplakias).
Triệu chứng cơ năng thường không có.

Cận lâm sàng
Mô bệnh học.

Điều trị
Mục đích là phát hiện và ngăn chặn chuyển ác tính.
Theo dõi khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần.
Thuốc: Retinoid
Phẫu thuật loại bỏ tổn thương (như nạo, laser, đốt điện,…).
Tránh các yếu tố được cho là nguyên nhân: thuốc lá, rượu.
Một số trường hợp có thể tự thoái lui.



















 

Các bài khác...

Trực tuyến

Đang có 719 khách và không thành viên đang online

Bạn đang ở: Home Bệnh học Bệnh học về da Bệnh do rối loạn tổ chức da