Bệnh da do tác nhân sinh học

Bệnh Thủy đậu

THUỶ ĐẬU 

(Varicella)

 

           Thuỷ đậu là bệnh do virút (Varicella zoster virus - VZV) rất lây và lành tính, có đặc tính phát ban các đợt liên tiếp với những thành phần có tuổi khác nhau: dát, sẩn, mụn nước, mụn mủ, vẩy tiết tồn tại cùng nhau, sau thành sẹo, thường kèm triệu chứng toàn thân nhẹ. Nhiễm trùng tiên phát ở tuổi trưởng thành có thể có biến chứng viêm phổi và viêm não. Tác nhân gây bệnh là virus ecpec 3 (alpha) của người.

Từ đồng nghĩa: Chickenpox 

1. Dịch tễ học và căn nguyên 

- Tuổi: 90% số ca xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi, 5% ở lứa tuổi > 15 tuổi. 

- Căn nguyên: Varicella zoster virus một loại Herpes Virus 3 (alpha) của người. 

- Sự lây truyền: Do tiếp xúc trực tiếp, do hít phải các giọt nhỏ trong không khí từ mũi và miệng của người bệnh, lây do gián tiếp không thường gặp. Bênh nhân có tính lây truyền từ vài ngày trước khi nổi ban cho đến hết đợt mọc mụn nước cuối cùng. Vẩy tiết thì không lây. VZV còn có thể khí dung hoá từ da của bệnh nhân bị Herpes zoster và có thể gây nên thuỷ đậu. Bệnh thuỷ đậu rất hay lây như lây ở trường học, nhà trẻ và đa số người lớn ở thành thị đều đã mắc phải, miễn dịch bền vững. Bệnh nhân đã bị thuỷ đậu một lần vẫn có khả năng bị lại lần nữa, nhưng rất hiếm, tỷ lệ này khoảng 1/1000. Đại đa số các trường hợp đều có tính miễn dịch suốt đời, chỉ mắc bệnh một lần.

- Mùa: ở các vùng đô thị khí hậu điều hoà dịch thuỷ đậu thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân. 

- Địa lý: Bệnh phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới và hay gặp ở trẻ em, rất ít khi xảy ra ở trẻ < 6 tháng tuổi vì có miễn dịch truyền từ người mẹ. 

2. Sinh bệnh học: 

Virus thuỷ đậu xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên, miệng hầu tiếp đó nhân lên tại chỗ và gây nhiễm virus huyết tiên phát. Sau đó VZVnhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô rồi tiếp đến là gây nhiễm virus huyết thứ phát và lan tràn đến da và niêm mạc. 

VZV xâm nhập vào lớp tế bào đáy, lớp gai nhân lên hình thành các hốc nhỏ và gây thoái hoá hình cầu ở tế bào biểu mô, tích tụ dịch phù, thoái hoá mụn nước và tạo thành những chất vùi trong nhân. Cũng như tất cả các loại Herpes virus VZV trở thành pha tiềm ẩn, trú ngụ ở hạch cảm giác, tái hoạt của VZV gây nên bệnh zôna(Herpes zoster). 

Trong các thể có biến chứng virus có thể gây những ổ viêm phổi kẽ và những ổ huỷ myelin trong não. 

3. Lâm sàng: 

+Thời kỳ ủ bệnh: 14 ngày (thay đổi từ 10-23 ngày) 

+Tiền triệu: tiền triệu thì tuỳ trường hợp rõ nhiều hay ít: nhức đầu, khó ở, sổ mũi, đau mình ở trẻ em tiền triệu nhẹ hoặc không có, ở người lớn thường rõ hơn. 

+ Giai đoạn toàn phát: Sau 24- 36h khi có tiền triệu xuất hiện sốt vừa phải và phát ban. 

- Vị trí, phân bố: tổn thương ban đầu mọc ở đầu và mặt, sau đó lan ra thân mình và các chi. Mọc nhiều ở vùng ít tỳ ép như: vùng liên bả, bên sườn, nách, kheo, có khi dầy đặc ở mặt và thân mình, ít hơn ở các chi. Bàn chân và bàn tay hiếm khi bị 

- Ngoại ban ban đầu dạng vết chấm, sẩn (thường không quan sát thấy), có khi là sẩn phù và nhanh chóng thành mun nước(trong 24h - 48h), mụn nước như " giọt nước" hoặc "giọt sương" trên cánh hoa hồng, nông, thành mỏng, có quầng viêm đỏ xung quanh. Thường kèm theo có ngứa. 

- Mụn nước chứa dịch màu vàng nhạt, trở nên lõm rốn và nhanh chóng trở thành mụn mủ, màu mủ trắng mịn, và thành vẩy tiết màu đỏ nâu trong vòng 8- 12h. Vẩy tiết rụng sau 1-3 tuần, khỏi để lại vết hồng, một số có nền hơi lõm, có thể thành sẹo một thời gian dài hay sẹo vĩnh viễn. 

-Tính chất nhiều lứa tuổi: Vì phát ban rải ra thành những đợt liên tiếp người ta thấy cùng một lúc đồng thời có tất cả các thành phần của ban có lứa tuổi khác nhau: sẩn, mụn nước, mụn mủ, vẩy tiết (dấu hiệu đặc trưng). 

- Niêm mạc: có mụn nước(thường không quan sát được) tiếp sau là trợt nông(2 -3 mm) thường gặp nhất ở vòm khẩu cái nhưng cũng có khi xuất hiện ở niêm mạc mũi, màng tiếp hợp, hầu họng, thanh quản, khí quản, đường tiêu hoá, đường tiết niệu, âm đạo, ban gây vết trợt khó chịu, mất đi trong 6 - 8 ngày. 

- Toàn thân: sốt nhẹ. mệt mỏi nhẹ. Nếu bội nhiễm có hạch sưng. 

4. Các thể lâm sàng: 

- Thuỷ đậu xuất huyết (Hemorrhagic varicella) xuất huyết trong mụn mủ, gặp ở trẻ em bị thuỷ đậu nhưng hiếm gặp. 

- Thuỷ đậu hoại tử (varicella gangrenosa) xuất hiện ở trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp hoặc các bệnh nặng khác, đặc tính là có tổn thương loét hoại tử. 

- Thuỷ đậu xuất huyết trong chứng đông máu rải rác nội mạch(xuất huyết bạo phát). 

5. Biến chứng: 

- Bội nhiễm tụ cầu và liên cầu. Chốc, nhọt, viêm mô tế bào và hoại tử. 

- Ở nguời lớn có thể thấy viêm phổi nặng do virus. 

- Viêm thận cấp tính (liên cầu khuẩn), nhiễm khuẩn huyết (liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn). 

- Viêm não vius hãn hữu hiếm gặp vào cuối thời kì bệnh. 

- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu. 

- Bệnh thuỷ đậu thì rất nặng ở trẻ em đã điều trị bằng thuốc giảm miễn dịch hay bằng Corticoid.

Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng. Biến chứng đầu tiên là bội nhiễm tổn thương ngoài da do tựu cầu trùng và liên cầu trùng viêm mô tế bào và hoại tử. Còn ở người có sức đề kháng kém hoặc đang dùng các loại thuốc điều trị ức chế miễn dịch thì có thể có những biến chứng rất nặng nề người lớn bị thủy đậu có thể bị viêm phổi nặng do virus, bị viêm thận, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huýêt, hoặc viêm não do virus.

Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh Zona.

6. Xét nghiệm: 

- Chẩn đoán Tzanck: lấy dịch hoặc cạo nền mụn nước, mụn mủ xét nghiệm tế bào học thấy tế bào khổng lồ và đa nhân (giống nhiễm HSV). 

- Kháng thể huỳnh quang đặc hiệu với kháng nguyên VZV, phát hiện và nhận dạng VZV trên phiến đồ dịch mụn nước hay nền mụn nước 

- Xét nghiệm công thức máu thường có giảm bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan. 

- Nuôi cấy virus: phân lập virus trên môi trường nuôi cấy virus (nguyên bào sợi đơn lớp của người) lấy dịch mụn nước nuôi cấy có khi phát hiện được nhưng rất khó. 

- Huyết thanh học: phản ứng huyết thanh đảo nghịch tăng mạnh 4 lần trong VZV. 

- Kính phết Tzanck: tế bào biểu mô ở thương tổn soi kính hiển vi thấy các chất vùi trong nhân, tế bào biểu mô đa nhân và khổng lồ.. 

7. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt: 

7.1. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng: 

- Chưa mắc thuỷ đậu bao giờ 

- Khái niệm bị lây 2 - 3 tuần trước 

- Triệu chứng toàn thân kín đáo ngay trước hay cùng lúc với phát ban 

- Có cùng một lúc những thành phần của ban có lứa tuổi khác nhau 

- Giảm bạch cầu 

- Kính phết tế bào 

- Nuôi cấy virus (ít làm) 

7.2. Chẩn đoán phân biệt với: 

- Chốc lây dạng bọng nước 

- Herpes simplex lan tràn 

- Eczema dạng ecpét 

- Eczema do vaccine 

- Nhiễm Ricketsia 

- Nhiễm enterovirus.

8. Tiến triển và tiên lượng: 

- Tiên lượng tốt, trừ những thể có biến chứng (rất hiếm), bệnh tự hạn chế lại rồi khỏi. 

- Nếu có biến chứng ở trẻ ≤ 5 tuổi thường gặp là bội nhiễm liên cầu, tụ cầu. ở trẻ em 5 - 11 tuổi biến chứng có thể gặp là viêm não thuỷ đậu và hội chứng Reye. 

- Ở người lớn tiền triệu rõ rệt hơn và thời gian hồi phục kéo dài, có thể gặp viêm phổi thuỷ đạu xuất hiện 1 - 6 ngày sau khi có ban, X quang phổi 16% có hình ảnh viêm phổi rõ, triệu chứng lâm sàng biểu hiện không rõ. Viêm não thuỷ đạu cũng có thể gặp. Biến chứng ít gặp là viêm khớp, viêm màng mạch nho, viêm màng tiếp hợp, viêm tim, viêm thận, viêm tinh hoàn. 

- Thuỷ đậu ở nguời mẹ trong thời kì có mang 3 tháng đàu có thể gây nên hội chứng thuỷ đậu bào thai (chi thiểu sản, hư hại mắt và não, tổn thưong da) gặp ở 2% bào thai phơi nhiễm. 

- Thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh có tỉ lệ viêm phổi và viêm não cao hơn trẻ lớn. 

- Các trường hợp bệnh nhân đang dùng Corticoid hay thuốc ức chế miễn dịch nễu bị thuỷ đậu dễ gặp biến chứng hơn, hoặc có thể biểu hiện thuỷ đậu lan tràn có viêm gan, viêm não, xuất huyết. 

- Bệnh nhân nhiễm HIV tái hoạt thuỷ đậu thì gây nên loại thuỷ đậu chốc loét, đau mạn tính. 

- ở bệnh nhân thiểu năng miễn dịch, viêm gan, thuỷ đậu thường gặp và có thể tử vong. 

- Tỉ lệ tử vong do bị thuỷ đậu có biến chứng thì thấp.

9. Điều trị dự phòng: 

9.1 Điều trị:

-Thuốc giảm đau: efferalgan codein (paracetamol + codein) 500mg x 3-4 lần/ ngày, có tác dụng giảm đau; hoặc giảm đau chống viêm non-steroides như aspirrin 1.000mg x 2 lần/ ngày, uống sau khi ăn no (chống chỉ định trong bệnh nhân loét dạ dày tá tràng và dị ứng với thành phần của thuốc);

-Corticoides (prednisolon): liều 1mg/kg/ ngày x 3 ngày đầu, sau đó giảm dần (giảm 10mg mỗi 3 ngày) rồi dừng, thường dùng trong 15 ngày;

-Thuốc kháng virus (Acyclovir, Valacyclovir, Famyclovir) Acyclovir viên nén 200mg, 400mg, 800mg. Liều 800mg x 5 lần / ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày. Thuốc được dùng ngay khi bệnh mới biểu hiện rõ và mụn nước xuất hiện. Thuốc có tác dụng làm giảm cường độ và thời gian đau sau zona, điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao;

-Thuốc bôi tại chỗ: trong thời gian mụn nước xuất hiện, vệ sinh nơi tổn thương sạch sẽ rồi thoa, mặc quần áo thoáng mát tránh trầy vết phỏng rạ. Khi mụn nước vỡ, có thể chấm bằng thuốcxanh methylène.

-Thuốc kháng histamine: thuốc này không có tác dụng chống virus nhưng có tác dụng làm giảm ngứa tại chỗ và an thần nhẹ;

-Thuốc bôi chống bội nhiễm: bôi thuốc màu, hồ nước, mỡ kháng sinh (mỡ Bactroban, Fucidin), mỡ chống virus acyclovir. 

        - Kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn: uống Erythromycin, Cephalexin 

        -  Nằm nghỉ trong thời kì có sốt. Tránh gãi vì có thể gây sẹo vĩnh viễn 

        - Trong các thể nặng tuyệt đối tránh sử dụng Corticoid, chú ý cân bằng nước, điện giải. Tuyệt đối không nên dùng aspirin để hạ sốt cho bệnh nhân thuỷ đậu. Điều này có thể gây ra hội chứng Reyes, tổn thương gan và não.

   - Điều trị thuỷ đạu lan tràn dùng Acyclovir đưòng tĩnh mạch hoặc Vidarabin cho các ca thuỷ đậu nặng, viêm phổi thuỷ đậu, viêm não thuỷ đậu và thuỷ đậu ở người thiếu hụt miễn dịch.

Về chăm sóc da tại chỗ

Khi có biểu hiện tổn th­ơng cần phải tuân thủ nguyên tắc sau: tuyệt đối không cào, gãi, xát chanh, xát muối, đắp đậu xanh, gạo nếp. Vì nếu làm như­ vậy, sẽ làm cho tổn thư­ơng sâu hơn, lan rộng hơn và đặc biệt gây nhiễm trùng, loét và việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân vẫn có thể tắm rửa hàng ngày như­ng không đ­ược xát xà phòng trực tiếp lên vùng da bệnh, cần kiêng uống rư­ợu bia và thức ăn nhiều gia vị cay, nóng.

Về điều trị viêm da

Nếu chảy nứớc, tiết dịch nhiều thì bôi các dung dịch làm dịu da, hút dịch như­ dalibour, Jarisk, xanh methylene, castelani,... nếu tổn th­ơng ít tiết dịch thì có thể dùng hồ nư­ớc hoặc hồ khác, Tổn th­ương da khô thì bôi 1 trong các chế phẩm có steroides như­: pesancort, flucinar, gentrison, diproson, fobancort, ngày một lần trong 1-2 tuần. Nếu tổn th­ương có mủ thì phải uống amoxicilline hoặc erythromycine, uống sau ăn. Một đợt dùng kháng sinh là 5-7 ngày. Để giảm phù nề, ngứa và rát, có thể uống một trong các thuốc kháng histamine, phénergan hoặc loratidine trong 5-10 ngày.Hết đợt điều trị, phần lớn các tổn thương khỏi hoàn toàn không để lại sẹo nhưng có một số trường hơp để lại vết thâm do tăng sắc tố sau viêm, các vết thâm này nhạt màu dần và mất đi trong vòng 3-6 tháng hoặc 1 năm.

Về ăn uống

   -Nước đậu xanh:đậu xanh 100g nấu với 500ml nước, uống thay nước hàng ngày trong suốt thời gian bệnh, có thể thêm ít đường phèn hoặc đường đỏ, hoặc nấu cháo đậu xanh loãng, có thể dùng các loại đậu khác như đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng.

-Cháo rễ lau: rễ lau tươi 10-20g, gạo 50g, hai loại nấu cùng rồi cho trẻ ăn; cháo lá sen: lá sen tươi 100g, gạo 100g, nấu lá sen và lấy nước nấu cháo, thêm ít đường phèn hoặc đường đỏ; cháo lá tre: lá tre tươi 30g, gáo 100g. Nấu lá tre khoảng 20 phút rồi lấy nước nấu cháo.

-Cháo ý dĩ (hạt bo bo): hạt bo bo 30g, nấu cháo với 60g gạo. Ngày ăn 2 lần trong vài ngày; cháo rễ lau (sinh địa): rễ lau 20g, sinh địa 10g, thạch cao 10g, gạo 100g, nấu thuốc trước rồi lấy nước nấu cháo nhừ.

-Cháo phục linh: phục linh 15g, hoa mai vàng 15g, gọa tẻ 50g. Nấu kỹ phục linh với hoa mai vàng, lấy nước để nấu cháo, ăn nóng; cháo bách hợp: bách hợp 10g, đậu đỏ 20g, hanh nhân 6g (bóc vỏ bỏ mầm), gạo 30g, nấu cùng cho nhừ, dùng vào thời kỳ khỏi bệnh.

    Nước để tắm: dùng một trong các thứ lá sau để tắm lá cây tầm bóp leo, cỏ chân vịt, lá hòa vò lấy nước cốt rồi thêm nước đun sôi để âm ấm hoặc nấu lấy nước, lá khổ qua, lá bạch đàn, lá trầu. Tắm ngày một lần, nước còn ấm và tắm nơi kín gió, hạn chế làm vỡ nốt đậu.

9.2. Phòng bệnh: 

- Tạo miễn dịch: dùng Varivax ,Varilrix có hiệu lực 80% phòng nhiễm VZV tiên phát nhất là chỉ định cho các bệnh nhân có nguy cơ cao mắc thuỷ đậu như trẻ sơ sinh, trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp, bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch (điều trị nhiễm HIV, ung thư) vaccine VZV gây cả miễn dịch trung gian tế bào và tạo kháng thể chống lại virus. 

-Trong thời kỳ bệnh đang phát mạnh nên cách ly tránh lây lan. 

       Varilrix đã được thử nghiệm trên 10.000 nguồn gốc khỏe mạnh cho thấy vaccin có hiệu quả chuyển đổi huyết thanh 95% sau một liều tiêm. Vaccin được dung nạp tốt, ít, phản ứng phụ (5% có ban sẩn với số lượng ít khoảng 10-50 nốt). Thời gian có hiệu lực ít nhất 10 năm tương đương miễn dịch do nhiễm trùng tự nhiên. Ở Mỹ vaccin cũng đã đã được phép lưu hành với hiệu quả bảo vệ 70-90% trong thời gian 3-6 năm, các trường hợp đã tiêm mà vẫn mắc thì cũng nhẹ (khoảng 50% bị 50 nốt ban sẩn). Liều miễn dịch cơ bản một mũi duy nhất cho trẻ 12 tháng đến 12 tuổi, tiêm dưới da 0,5ml. Người lớn và trẻ từ 13 tuổi trở lên phải tiêm 2 mũi cách 6-10 tuần có thể đạt hiệu quả bảo vệ 100%.

 Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần. 

- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. 

- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.

- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần. 

- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. 

- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

So với các loại vaccine phòng bệnh khác, vaccine ngừa thuỷ đậu hiện nay tương đối đắt tiền vì không được sản xuất trong nước mà phải nhập từ nước ngoài. Gía của mỗi liều chích khoảng 320 ngàn đồng Việt Nam/ lần. Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Do đó, sau khi tiếp xúc với người bệnh, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu. Ở trường học hay các môi trường có nguy cơ lan truyền thủy đậu, để bùng phát ra những trận dịch lớn thường mất từ 3-6 tháng. Cho nên, khi phát hiện bệnh nhân bị thuỷ đậu thì các đôí tượng còn lại nên đi chích ngừa ngay, vẫn còn kịp.

Chuyên mục phụ

  • Viêm da do Demodex

    Viêm da do Demodex là bệnh gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp, ký sinh tạm thời ở nang lông, tuyến bã ở người và súc vật. Demodex trở thành tác nhân gây bệnh khi tập trung với số lượng lớn trên vảy da, nang lông. Có hai loài Demodex ngoại ký sinh gây bệnh trên người đó là Demodex và Demodex brevis. Bệnh viêm da do Demodex đã được y văn trên thế giới đề cập từ khá lâu (thập niên 50 của thế kỉ 20). Năm 1840 Tulk là người đầu tiên công bố Demodex ở chó. Demodex flliculorum được mô tả bởi Berger năm 1842 và Demodex brevis đã tìm được trên da người năm 1963 do Akbulatova

  • Bệnh da mủ

    Bình thường trên da có nhiều tạp khuẩn, phần lớn là tụ cầu và liên cầu, nhiều nhất là ở những vùng lắm lông và lắm mồ hôi, các nếp kẽ, lỗ chân lông. Nơi tập trung mồ hôi, chất bã nhờn, bụi bẩn cũng là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào da. 

    Trong những điều kiện thuận lợi như cơ thể suy yếu, vệ sinh kém, ngứa gãi, sây xát da,... tạp khuẩn trên da tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnh ngoài da gọi chung là viêm da mủ.

    Người ta thường phân thành viêm bì mủ do tụ cầu và viêm bì mủ liên cầu, nhưng ít khi hai loại cầu khuẩn đó hoạt động riêng rẽ mà phần nhiều cùng phối hợp gây bệnh. 

    Điều trị viêm bì mủ không những chỉ điều trị chứng nhiễm khuẩn tại chỗ ngoài da, mà còn phải chú ý nâng cao sức đề kháng, thay đổi phản ứng của cơ thể, nhất là đối với viêm bì mủ mãn tính, tái phát dai dẳng.

  • Các bệnh nấm nông

    Khái quát chung

    1. Tình hình: Nước ta ở vùng nhiệt đới thích hợp cho bệnh nấm da phát triển. Bệnh thường đứng hàng thứ hai sau bệnh eczema (nhưng trong quân đội bệnh nấm da thường đứng hàng đầu). 

  • Bệnh Herpes sinh duc

    iêu vi Herpes simplex týp 1 (HSV-1) Siêu vi Herpes simplex týp 1 gây tổn thương ở da mặt (nổi mụn nước ở quanh môi, quanh mắt), loét niêm mạc miệng, tổn thương mắt: viêm loét giác mạc, viêm kết mạc (mắt đỏ).

  • Các bệnh nấm sâu

    Nấm cryptococcus neoformans, là loài nấm men có nang (capsule) dày. Bệnh còn được mang tên bệnh nấm blastomycose châu Âu. Cryptococcus neoformans có hai chủng là C. neoformans var. neoformans với các typ huyết thanh A và D, C. neoformans var. gattii với các typ huyết thanh B và C. 

  • Vảy phấn hồng

    Là một bệnh giới hạn ở da, với thương tổn lâm sàng là mảng da đỏ hồng có vảy phấn, kèm theo ngứa. Vẩy phấn hồng là bệnh có ngoại ban cấp tính, hay gặp ở trẻ em và người trẻ, ban đầu tổn thương da tiên phát là đám mảng hình huy hiệu thường ở thân mình, sau 1-2 tuần nổi nhiều đám tổn thương thứ phát lan tràn, diễn biến trong khoảng 6 tuần nhiều khi bệnh thuyên giảm ngẫu nhiên, còn toàn trạng ít ảnh hưởng. 

  • Bệnh ngứa do côn trùng đốt

    Do bị côn trùng đốt: ruồi vàng, bọ chét, đỉa, vắt, rệp, muỗi, thể địa mẫn cảm dị ứng.

    1.Sẩn ngứa do côn trùng đốt

    1.1. Vị trí

    Thường ở vùng hở:

    - Do Ruồi vàng: hai chân, hai tay.

    - Bọ chét: Hai chân quanh thắt lưng.

  • Bệnh Rubella

    Bệnh Rubella (hay còn gọi là Ru-bê-on, bệnh sởi Đức) là một bệnh truyền nhiễm, do vi rút Rubella gây nên.

    Bệnh Rubella do vi-rút thuộc nhóm Rubivirus họ Togaviridae, nhưng không cần côn trùng làm véc-tơ truyền bệnh. Bệnh có ở trên toàn cầu và thường thành dịch ở các thành phố lớn. Người ta nhận thấy dịch xảy ra với khoảng cách 5-7 năm. 

  • Bệnh Giang mai

    Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đ­ường tình dục như­ng  có thể lây qua đư­ờng máu, đ­ường  mẹ sang con và đ­ường tiếp xúc trực tiếp với các thư­ơng tổn giang mai có loét. Bệnh diễn biến nhiều năm (10, 20, 30) năm có khi cả đời, có lúc rầm rộ, có những thời kỳ ngấm ngầm không có triệu chứng gì làm cho ngư­ời bệnh lầm t­ưởng là đã khỏi và  thể lây truyền cho thế hệ sau.

  • Bệnh Zona

    Bệnh zona là bệnh do virus thuộc nhóm Herpesvirus có ái tính với thần kinh gây ra. Bệnh hay gặp ở những người già, những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là ở bệnh nhân HIV/AIDS… Biến chứng thường gặp nhất là đau thần kinh sau zona, là một trong biến chứng khó điều trị. Tuy nhiên ở các thể zona đặc biệt như zona mắt, zona hạch gối, zona vùng cùng cụt gây nên biến chứng nghiêm trọng như liệt mặt hoặc tàn tật không hồi phục nếu như không điều trị kịp thời

  • Hạt cơm

    Đại cươngTên khác: hạt cơm thường, mụn cơm, mụn cóc.

    Hạt cơm là sự tăng sinh lành tính của da do virus gây khối u ở người (human papilloma virus - HPV).

  • Bệnh Chlamydia

    Năm 1907 Halberstacdter và Von Prowacek phát hiện và mô tả những hạt vùi trong tế bào kết mạc bệnh nhân đau mắt hột. Các tác giả này đặt tên chúng là Chlamydozoa.Năm 1945 Moskowsky gọi các vật thể này là Mygagawanlla, Chlamydozoom mắt và sinh dục.Cùng với các phát hiện tương tự, năm 1950 Zhdanov và Konerblit gọi chúng là Rickettsia formis, còn Levaditi lại đặt tên chúng là Rakeria.Đến năm 1970 hội nghị quốc tế về mắt hột ở Mỹ mới thống nhất gọi nhóm vi sinh vật này là Chlamydia theo nghĩa tiếng la tinh là: “áo choàng”.

  • Bệnh lậu

    Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh LTQĐTD), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ, nhưng phần lớn lại găp là lậu mạn tính với các triệu chứng không điển hình, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng cho bệnh nhân.Lậu là một trong những bệnh được biết sớm nhất của loài người.

  • Hạt cơm sinh dục(Sùi mào gà)

    Hạt cơm sinh dục là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất, do human papiloma virus (HPV) gây nên và là virus có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật. Tổn thương xuất hiện ở những vị trí ẩm ướt của vùng sinh dục, tổn thương cơ bản là các sẩn nhỏ màu hồng nhạt hoặc bề ngoài trông giống như súp lơ, các sẩn có thể chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc có thể tiến triển thành đám lớn.

  • Bệnh nấm móng

    Móng mọc trực tiếp từ biểu bì (epidermis) và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Keratin cũng là thành phần căn bản của tóc và lớp ngoài cùng của da. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào (matrix) có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng (lunular). Quầng móng hình bán nguyệt, mầu trắng, nhìn rất rõ ở ngón tay cái. Khi lớp gian bào bị hư hao thì móng không mọc ra được. Khác với xương, calcium không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng.

Bạn đang ở: Home Bệnh học Bệnh học về da Bệnh da do tác nhân sinh học