Sinh lý da

Da là hàng rào ngăn cách nội mô với môi trường và giữ cho cơ thể có một hình dạng nhất định. Bề mặt da có lớp phím mỡ với độ pH 4,5 – 5,6 làm hạn chế tác động các chất axít, kiềm và ngăn cản ngấm nước từ ngoài vào và ngược lại. Da chống lại sự va chạm, sang chấn và sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Bằng việc bài tiết mồ hôi và nhờ hệ mao mạch, da tham gia điều hoà thân nhiệt và đào thải một số chất cặn bã. Da còn có chức năng chuyển hoá giữ thăng bằng nước, điện giải và chức năng miễn dịch nhờ vai trò của tế bào Langerhang. Da có độ dày là 1,5 - 4mm. Diện tích da 1,5 - 2m2. Trọng lượng da khoảng 4kg (mỡ + da = 15 kg). Cấu tạo da gồm 3 phần: thượng bì, trung bì, hạ bì. Thượng bì có Lớp đáy là lớp sinh sản có vai trò đổi mới thượng bì. Trung bì có sợi keo, sợi chun, chất cơ bản, tế bào xơ, mạch máu, thần kinh. Hạ bì có tổ chức mỡ, có sợi đàn hồi. Phần phụ của da là lông, các tuyến mồ hôi, tuyến bã. Cơ thể có khoảng 2,5 triệu tuyến mồ hôi, lòng bàn, chân tay có 620 cái/cm2, đùi có 120 cái/1cm2.Tuyến bã nằm cạnh và thông ra cổ nang lông bằng ống tuyến, là tuyến có nhiều thuỳ, trong cùng là những tế bào sản xuất ra chất mỡ đào thải qua ống tuyến lên mặt da. ở nang lông dài tuyến bã không phát triển, nang lông tơ tuyến bã hoạt động mạnh. Mật độ tuyến bã khác nhau tuỳ vị trí: mặt, ngực, lưng, tầng sinh môn có 400 – 900 cái/cm2; vùng da khác có 100 cái/cm2. Sản xuất chất bã về đêm nhiều hơn ngày nhưng sự bài tiết ra ngoài về đêm ít hơn ngày. Khi nhiệt độ tăng 1oc thì sự bài tiết chất bã tăng 10 %.

 

Da là một cơ quan nhiều chức năng quan trọng, có liên quan mật thiết với các cơ quan khác bên trong cơ thể và có ý nghĩa quyết định đối với đời sống con người. Da có nhiệm vụ cách ly giữa nội môi và ngoại môi, giữ cho nội môi luôn luôn hằng định trong khi ngoại môi luôn biến đổi hàng ngày. Chính vì lẽ đó mà sự sự toàn vẹn,lành mạnh của da là yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe chung cho cơ thể. 1. Chức phận bảo vệ: Da là một hàng rào bảo vệ các cơ quan sâu như thần kinh, mạch máu, cơ xương, phủ tạng khỏi các tác hại của các yếu tố cơ học, lý học, hoá học, vi khuẩn có hại. Nhờ có cấu trúc rất chặt chẽ của lớp malpighi được tăng cường do các cầu nối giữa các tế bào, nhờ vùng tiếp giáp trung - thượng bì vững chắc, nhờ sự đàn hồi vừa dẻo vừa chắc của các sợi tạo keo, sợi liên kết ở trung bì, nhờ lớp mỡ đệm dưới da nên da có thể chống lại các chấn thương, sây xát từ ngoại cảnh (da chịu được một áp lực 1, 8 kg trên một mili mét vuông). Trên bề mặt thượng bì còn có lớp " phim mỡ " gồm chủ yếu là axít béo triglyxerit, cholesterol, chất bã, làm cho da không bị ẩm quá hoặc khô quá tạo khả năng chống đỡ với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ; đồng thời bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nấm ; có tác giả gọi đây là " khả năng tiệt trùng tự nhiên của da". Nấm ngoài da thường mọc ở các vùng không có tuyến bã; các nấm xén tóc trẻ em thường tự nhiên khỏi ở tuổi dậy thì là lúc tăng hoạt động của tuyến bã. Da có tác dụng ngăn cản sự tác dụng của ánh sáng. Lớp sừng không cho ánh sáng có bước sóng 200 nm xuyên qua. Lớp trung bì ngăn cản bức xạ ánh sáng có bước sóng 340 - 700 nm. Các bức xạ có bước sóng dài gây biến đổi nhiệt làm tăng chuyển hoá. Bức xạ có bước sóng ngắn (tử ngoại) gây ra hiệu ứng quang điện, thay đổi điện tử ở màng tế bào từ đó dẫn đến thay đổi tính thấm. Các sắc tố da cũng có tác dụng ngăn cản tác động của bức xạ ánh sáng bảo vệ các cơ quan dưới da. Độ toan kiềm (pH) của da là yếu tố quan trọng để chống đỡ với vi khuẩn và nấm, pH của da thay đổi tuỳ từng vùng, trung bình từ 4, 2 - 5, 6. Những vùng da bị kiềm hoá (vùng có nhiều mồ hôi ẩm ướt, các nếp bẹn, kẽ chân, nách...) dễ bị nấm và vi khuẩn tấn công. Thượng bì còn có nhiều khả năng trung hoà đối với các dung dịch toan hoặc kiềm loãng đặt trên da (khả năng đệm). Trong một số bệnh: nấm da, viêm da tiếp xúc, bệnh eczema và một số bệnh da nghề nghiệp khả năng đệm này bị giảm. 2. Chức phận điều hoà nhiệt độ: Nhờ hệ số dẫn nhiệt của tổ chức mỡ dưới da (k = 0, 00033) và của lớp sừng (k = 0, 000125) tương đối thấp, nên về mùa đông da thường giữ không cho toả nhiệt nhiều cũng như cản bớt lạnh ở ngoài vào. Da còn có vai trò chủ động trong điều hoà nhiệt độ, do một loạt phản xạ đi từ các cơ quan thụ cảm nhiệt ở trung bì đến trung tâm điều hoà nhiệt độ dưới ở đồi thị. Da tham gia điều hoà nhiệt độ bằng 2 cơ chế chính: ra mồ hôi và phản ứng vận mạch. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, cơ thể phản ứng bằng giãn mạch máu dưới da để tăng toả nhiệt, đồng thời tăng tiết mồ hôi và tăng bốc hơi, làm giảm nhiệt (trung bình tiết 1 lít mồ hôi làm tiêu hao 500 calo). Ngược lai khi nhiệt độ bên ngoài thấp cơ thể sẽ phản ứng bằng co mạch máu dưới da, giảm tiết mồ hôi, giảm toả nhiệt trên da. Tổn thương rộng trên da ảnh hưởng đến chức phận điều hoà nhiệt độ. Khi đó ngừng trệ tuần hoàn tĩnh mạch, vùng da tổn thương thường lạnh. Trong ban đỏ do viêm, có tăng nhiệt độ tại chỗ và tăng toả nhiệt, do đó bệnh nhân đỏ da toàn thân thường có cơn rét run biểu hiện sự điều hoà nhiệt độ kém của da và cơ thể. 3. Chức phận bài tiết: + Bài tiết mồ hôi: Trên mặt da toàn cơ thể có chừng 2- 5 triệu tuyến mồ hôi. Ngoài nhiệm vụ tham gia điều hoà thân nhiệt, mồ hôi còn có nhiệm vụ thải trừ các chất cặn bã, độc hại, chủ yếu là urê. ở đây, da có vai trò hỗ trợ cho thận. Thành phần của mồ hôi: Nước 98 - 99%. Chất hữu cơ 0, 6%. Muối 0, 5%. Sunfat, phốt phat: vết. Mồ hôi có tỷ trọng 1,001-1,008, có tính chất acid, độ pH 5-6 và mồ hôi do oi bức acid hơn mồ hôi do lao động. Mồ hôi giữ ẩm cho da được mịn màng mềm mại. Thành phần các chất trong mồ hôi phức tạp và thay đổi tùy loại mồ hôi, tùy nguyên nhân gây đổ mồ hôi -lao động nặng hay khi trời oi bức. Nói chung nó bao gồm nước 98-99%, còn lại 1-2% là urat, acid lactic, muối vô cơ… Các tuyến bài tiết mồ hôi: Mồ hôi được sản sinh từ các tuyến mồ hôi của cơ thể. Có đến 2- 5 triệu tuyến mồ hôi, trong đó khoảng 1,5-3 triệu là tuyến mồ hôi thông thường hay ngoại tiết (eccrine sweat glands) và số còn lại là các tuyến mồ hôi dầu hay tuyến đầu tiết (apocrine glands – endocrine glands).Cấu trúc của tuyến mồ hôi gồm có hai phần - Phần cuộn thành 1 khối hình cầu, bên trong có mao mạch xen lẫn những nhánh dây thần kinh thực vật, nằm sâu ở lớp bì của da. - Phần ống tiết gồm 2 đoạn: đoạn trung gian thẳng và đoạn xoắn ốc xuyên qua lớp sừng mở ra mặt da bằng lỗ tiết để đào thải mồ hôi ra ngoài.Các tuyến mồ hôi được chi phối bởi sợi cholinergic của hệ thần kinh giao cảm. Chức năng cơ bản của chúng là bài tiết mồ hôi - một chất dịch trong, không mùi, có chức năng điều hòa thân nhiệt - mà tốc độ bài tiết chịu ảnh hưởng của các kích thích xúc cảm và vị giác. Toàn bộ tuyến mồ hôi của cơ thể mỗi ngày có thể tiết ra 500-700 ml dịch, tùy thuộc vào thời tiết, trạng thái hoạt động hay nghỉ ngơi... Tuyến mồ hôi ngoại tiết, là nguyên nhân biểu hiện của tăng tiết mồ hôi khu trú, nằm rải rác khắp nơi trên cơ thể ngoại trừ vùng niêm mạc. Chúng tập trung nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, trán, da đầu, lòng bàn tay, gò má, quanh bụng, lưng. Loại tuyến này có chức năng làm mát cơ thể, khi cơ thể nóng bức, mồ hôi sẽ được tiết ra và bay hơi làm hạ nhiệt độ cơ thể. Trong thành phần của nó có nước, và các chất điện giải . Tuyến mồ hôi dầu hay đầu tiết chỉ có ở nách, quanh núm vú, quanh rốn, ống tai ngoài, vùng niệu- sinh dục, bắt đầu tăng tiết từ tuổi dậy thì, hoạt động mạnh trong độ tuổi sinh đẻ, giảm tiết khi về già. Miệng ống đổ vào phần trên của tuyến bã rồi ra ngoài, mồ hôi tiết ra đặc hơn. Chức năng của tuyến mồ hôi dầu ở người chưa rõ ràng. Ở động vật có vú nó có hai chức năng: thứ nhất một số động vật tiết ra mùi để xua đuổi các loài khác, thứ hai tiết ra các mùi đặc biệt để hấp dẫn bạn tình.Ví dụ: con cầy hương. Trong thành phần mồ hôi dầu của người có các hợp chất amoniac, acid béo chưa no... và bản thân các chất này khi vừa mới ra khỏi ống tuyến chưa có mùi hôi.Các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da phân huỷ các acid béo tạo ra mùi rất khó ngửi và được gọi là hôi nách, hôi vùng cơ quan sinh dục.Các tuyến mồ hôi loại này không có liên hệ đến tăng tiết mồ hôi khu trú và chức năng của chúng được điều hòa bởi các tiến trình nội tiết. Cũng có những tuyến mồ hôi hỗn hợp gọi là tuyến đầu-ngoại tiết (apo-eccrine glands), chủ yếu được tìm thấy ở nách và vùng quanh hậu môn. Vai trò của chúng trong sinh lý bệnh của tăng tiết mồ hôi khu trú hiện chưa rõ, dù vậy trên một số người, chúng chiếm đến 45% số tuyến mồ hôi được tìm thấy trong vùng nách. Các yếu tố kích thích sự bài tiết mồ hôi Do nhiệt độ: có liên quan đến số lượng tuyến mồ hôi bị kích thích và sự gia tăng kích thước của mỗi tuyến. Thân mình chiếm 50% lượng mồ hôi bài tiết bởi nhiệt, chi dưới chiếm 25%, và 25% còn lại là do chi trên và đầu. Một số vùng đặc biệt tuyến mồ hôi hoạt động rất mạnh như : trán, lưng và giữa ngực. Do đó, thân mình tham gia trước tiên vào sự đáp ứng bài tiết mồ hôi do nhiệt Do tâm lý: chỉ xuất hiện khi bị stress do cảm xúc, còn gọi là “lạnh toát mồ hôi”. Sư bài tiết mồ hôi này có nguồn gốc trung ương, xảy ra rất nhanh (dưới 20 giây), liên quan đến sự co thắt của các tuyến bài tiết mồ hôi. Vị trí xuất hiện cũng rất đặc biệt, thường là lòng bàn tay, háng, nách. Tuy nhiên, khi nhiệt độ môi trường cao trên 310C thì có thể toát mồ hôi khắp người. Do vị giác: thường xảy ra ở người bình thường khi ăn ớt cay. Mồ hôi đầu tiên bài tiết ở mặt, lan ra cổ, đôi lúc lan đến phần trên thân mình, phụ thuộc vào cung phản xạ tủy.Ở một số người có thể không có mồ hôi, là hiện tượng tuyến mồ hôi tiết ra ít hoặc cơ thể không sinh ra mồ hôi. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như vảy cá, khô da, xơ cứng bì, bệnh phong... hoặc dị ứng thuốc (như các thuốc ngăn cản thần kinh giao cảm). + Bài tiết chất bã (sebum): . Trên bề mặt thượng bì còn có lớp " phim mỡ " gồm chủ yếu là axít béo triglyxerit, cholesterol, chất bã, làm cho da không bị ẩm quá hoặc khô quá tạo khả năng chống đỡ với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ; đồng thời bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nấm ; có tác giả gọi đây là " khả năng tiệt trùng tự nhiên của da". Nấm ngoài da thường mọc ở các vùng không có tuyến bã; các nấm xén tóc trẻ em thường tự nhiên khỏi ở tuổi dậy thì là lúc tăng hoạt động của tuyến bã. Tuyến bã thường tập trung nhiều nhất ở mặt, lưng, ngực. Chất bã làm cho da không ngấm nước, lớp sừng mềm mại, lông tóc trơn mượt, giúp cho da chống đỡ với vi khuẩn và nấm. Thành phần chất bã gồm 2/3 là nước, còn 1/3 là a xít béo, squalen, cholesteron Caáu taïo, phaân boá, sinh lyù cuûa heä thoáng nang loâng – tuyeán baõ: Tuyến bã có ở hầu khắp các vùng da của cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt mu ngón chân và môi dưới, tuyến bã thường tập trung nhiều ở vùng mặt, ngực, lưng, phần trên cánh tay. Tuyến bã chế tiết ra chất bã (Sebrum) đổ vào phần trên nang lông, bài tiết ra da có tác dụng làm da mềm mại, chống ngấm nước và có tác dụng phần nào chống vi khuẩn, nấm.Theo Rlewg & Kligmann có 2 lọai nang lông – tuyến bã: - Thể địa da dầu, tăng tiết chất bã (có tính chất tố bẩm di truyền, gia đình).Testosterone, là một hóc môn có cả ở nam và nữ, tăng trong suốt giai đoạn dậy thì và kích thích những tuyến bã lớn ra, sinh nhiều chất nhờn. Chất nhờn nhiều trở nên dày dính và hình thành nút chặn lỗ chân lông. Vi khuẩn sống trong nang lông hoặc 4. Chức phận dự trữ chuyển hoá: + Nước: trong cơ thể, nước chiếm 64%, riêng ở da 9%. Sau khi tiêm nước vào tĩnh mạch cho một con chó có tác giả thấy 17, 7% được giữ lại trong da và 67, 8% trong bắp thịt. Nếu điều trị bằng thuốc lợi tiểu thì nước ở da sẽ giảm đi từ 8- 10%; nước ở các bộ phận khác không thay đổi. Như vậy da giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng nước. + NaCl: da dự trữ NaCl khá nhiều. Khi lao động, tiết nhiều mồ hôi thì nước ở da cũng giảm. Khi thận bị tổn thương, chức phận lọc NaCl sút kém, muối giữ lại nhiều trong máu và bị đưa ra da. NaCl ứ đọng ở da sẽ kéo theo nước, gây phù nề ở da. Nếu tiêm tĩnh mạch một dung dịch NaCl ưu trương thì da sẽ giữ từ 20- 77% số lượng NaCl. Ăn nhạt, da sẽ mất 60 - 90% số lượng NaCl. Như vậy da giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng chất NaCl trong cơ thể. + Dưới tác dụng của tia cực tím cholesteron dưới da được chuyển hoá thành vitamin D, cần thiết cho sự hấp thu chất Ca ở xương. + Ở da còn có các chất điện giải khác như Ca, K, Mg. + Tỷ lệ glucose tự do trong da thường bằng 2/3 đường huyết. Khi tỷ lệ này tăng cao, thường dễ bị ngứa, nhiễm vi khuẩn, nấm men (moniliase), glycogen dưới da tham gia trong quá trình keratin hoá, glycogen thường tăng trong một số trạng thái viêm. Da chứa rất nhiều loại men như oxydaza, proteaza, hyaluronidaza các men này tham gia vào sự chuyển hoá chất trong cơ thể hoặc ngăn cản tác động của vi sinh vật hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể Các chất chalone, chất kháng chalone liên quan đến việc lành sẹo hay tạo sẹo lồi của da. 5. Chức phận tạo keratin và tạo melanin: Có thể coi là 2 chức phận đặc hiệu của tế bào thượng bì, đồng thời cũng là 2 chức phận sơ đẳng đảm bảo cho sự toàn vẹn và lành mạnh của da. Trong quá trình sừng hoá các protein hình cầu của tế bào gai chuyển thành protein hình lá, hình sợi. Quá trình sừng hoá có thể gặp tăng sừng, dầy sừng (hyperkeratose) là sừng hoá mạnh quá; hoặc loạn sừng(dyskeratose): các tế bào sừng còn nhân và chứa đầy các lá sừng. Năng lượng cần thiết cho sự chuyển hoá này là do hoá giáng của glycogen ở tế bào gai. Cu (đồng) đóng vai trò xúc tác. Melanin là một protein phức hợp, màu xẫm được hình thành chủ yếu từ tyrosin. Dưới tác động của men tyrosinaza, qua nhiều giai đoạn trung gian chất dopa chuyển thành melanin. Sự sản sinh ra melanin được tiến hành trong các tế bào tua nằm xen kẽ ở lớp đáy. Tuỳ thuộc chủng tộc, tuổi tác, địa lý sự phân bố các sắc tố khác nhau tạo mầu da khác nhau. Melanin là một chất protein phức hợp, màu đen, do các chất axit amin trong đó chủ yếu là tyrosin chuyển thành. Theo Bruno Bloch (1916- 1921) Tyrosin hoặc một chất gần giống sinh ra một chất tạo sắc không màu phân lập được trên các thực vật đó là chất Di-oxy-phényl- alanine mà Bloch gọi là Dopa. Dưới ảnh hưởng của men Dopa-oxy-dase chất Dopa được oxy hoá trở thành Melanine. Nhưng ở người cho tới nay chưa phân lập được Dopa cũng như Dopa. Oxydase... Nhưng với chất Dopa một chất hoá học đã tổng hợp được, có thể giúp phát hiện khả năng tạo sắc tố của một số tế bào bằng" phản ứng Dopa". Phản ứng Dopa được tiến hành như sau: để phiến đồ da được cắt bằng đông lạnh tiếp súc với dung dịch Dopa 1-2% trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Nếu sau đó soi kính hiển vi thấy tế bào bắt màu nâu xẫm, đó là phản ứng Dopa dương tính. Những tế bào Dopa (+) có khả năng tạo sắc tố có lẽ dưới ảnh hưởng một oxydaza trong tế bào là những nguyên bào melanin: có mặt ở lớp đáy thượng bì và củ lông còn gọi là các " tế bào tua". Có những tế bào khác, mặc dù nhiễm sắc nhưng không tạo sắc tố mà nhận sắc tố từ nguyên bào melanin, đó là các tế bào mang melanin có thể gặp trong trung bì. Trong trung bì sâu còn có thể có các nguyên bào melanin nhu mô. Là những tế bào lớn hình thoi " Dopa+" (trong các bớt xanh, bớt sắc tố...). Về sau các thực nghiệm của một số tác giả (Lignac 1922) cho thấy các mảnh da đun sôi 10 phút để huỷ sắc tố vẫn có thể nhiễm sắc dưới ảnh hưởng của tia cực tím trong môi trường có oxy, nhưng chậm và nhạt hơn là trước khi đun sôi. Kéo dài bức xạ tia cực tím da lại bạc màu do quá oxy hoá. Những công trình gần đây của các tác giả Mỹ cho biết trong giai đoạn đầu Tyrosin chuyển thành Dopa, dưới ảnh hưởng của một tyrosinaza với sự có mặt của oxy và đến giai đoạn 2 qua một số chất trung gian chuyển thành melanin giai đoan này cũng vẫn có vai trò của Tyrosinaza chứ không phải Dopa-oxy-daza. Các tác giả Mỹ nhấn mạnh: vai trò của đồng (Cu). Cuprotein kích thích Tyrosinaza tạo điều kiện cho hình thành melanine. Vai trò của các nhóm SH đã ức chế Tyrosinaza và hãm quá trình tạo thành melanin. Như vậy Cu là kích thích và lưu huỳnh (soufre) là ức chế đối với tạo melanin. 6. Chức phận cảm giác: - Tiểu thể Water Pacini có nhiều ở lòng ngón tay cho biết cảm giác sờ mó. - Tiểu thể Golgi- Mazzoni giống loại trên nhưng nhỏ hơn. - Tiểu thể Ruffini cho biết cảm giác nóng. - Đĩa Meckel- Ranvier và tiểu thể Meissner cho cảm giác tiếp xúc. - Tiểu thể Krause cho cảm giác lạnh. + Có bốn loại cảm giác được tiếp nhận da: - Cảm giác sờ mó, tỳ ép, đụng chạm được tiếp thu do các hạt Meissner và Pacini. - Hạt Golgi và Mazzoni tiếp nhận tỳ đè. - Cảm giác nóng do hạt Ruffini và cảm giác lạnh do hạt Krause tiếp thu hoặc thụ cảm nội tạng tiếp nhận. - Cảm giác đau do tận cùng các dây thần kinh đảm nhận. Nhờ có chức phận cảm giác mà cơ thể có thể thích ứng được với ngoại cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại. Thụ cảm thể ngứa ngoại biên rất giống thụ cảm thể đau. Trước đây người ta cho rằng đau và ngứa cùng dẫn truyền trên cùng một đường thần kinh, nhưng đến nay thì người ta công nhận đau và ngứa dẫn truyền theo 2 con đường riêng rẽ. Cơ sở minh chứng điều này dựa trên 3 lý do là: (1) đau và ngứa có bản chất khác nhau, đòi hỏi đáp ứng khác nhau (đau cần loại bỏ, ngứa cần gãi); (2) Morphin và các sản phẩm chuyển hoá của nó làm giảm đau nhưng gây ra ngứa; (3) Dùng các vi điện cực kiểm tra dựa vào tốc độ dẫn truyền mà chia tách thành nhiều loại thần kinh ngoại biên, các sợi C không có myelin. Các sợi lớn dẫn truyền cảm giác đau, các sợi nhỏ riêng lẻ dẫn truyền cảm giác ngứa. Các yếu tố lý, hoá có thể tác động trực tiếp vào các đầu mút thần kinh tự do hoặc gián tiếp thông qua giải phóng các hoá chất trung gian. Các hoá chất trung gian gây giải phóng Histamin hoặc Proteases hoặc các neuropeptide phụ thuộc Histamin. Chất P và tiền hormone Pro-opiomelacortin là chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu tham gia quá trình dẫn truyền cảm giác ngứa. Các chất Opiates có thể gây ngứa bằng cách gắn vào các thụ cảm thể trung ương và ngoại vi, giống như tác động của endophins và enkephalins.Ở những chỗ mất cảm giác đau hoặc những bệnh nhân bị mất cảm giác bẩm sinh thì không có cảm giác ngứa. Histamin là hoá chất trung gian chính của cảm giác ngứa, tuy nhiên không phải chỉ riêng có Histamin. Nhiều loại ngứa không thấy có dấu hiệu của việc giải phóng Histamin như ban đỏ và sẩn phù, và không phải kháng Histamin lúc nào cũng có thể làm giảm ngứa. Nhiều loại Proteases, peptides, Prostaglandin, chất P,serotonin cũng là các hoá chất trung gian sơ cấp gây ngứa.Nhờ có chức phận cảm giác mà cơ thể có thể thích ứng được với ngoại cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại. 8. Chức phận ngoại hình: Tạo hình thái cơ thể con người. 9. Sự liên quan giữa da và nội tạng: +Da là nơi phản ánh nhiều rối loạn hoặc tổn thương nội tạng, nội tiết. -Bệnh gan, mật biểu hiện vàng da và niêm mạc. - Táo bón, giun sán có thể gây sẩn ngứa, eczema. - Lao thận bệnh addision có thể gây xạm da. - Rối loạn thiểu năng tuyến yên, giáp trạng có thể gây biến đổi ở da, lông, tóc, móng. - Thiếu sinh tố có thể gây nhiều biến đổi đặc hiệu trên da. thiếu B1 gây bệnh beri – beri, thiếu vitamin PP gây bệnh Pellegra… + Rối loạn thiểu năng tuyến yên, giáp trạng có thể gây biến đổi da, lông, tóc, móng. + Tổn thương da có thể ảnh hưởng sâu sắc đến nội tạng đến sức khoẻ chung. - Bệnh da ngứa mạn tính có thể ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây suy nhược thần kinh. - Mụn nhọt, nhiễm trùng da có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận cấp nguy hiểm.