Các rối loạn của mô liên kết

Ch. M. Lapière, M. de la Brassinne, Troubles du tissu conjonctif,
Dermatologie et sexuellement transmissible infectieux, 2004, p. 602-609.

Mô liên kết của bì và hạ bì là địa điểm của một số bệnh cảnh lớn, chủ yếu di truyền, gây ảnh hưởng đến các cấu trúc sợi, các chuỗi collagène hoặc các sợi đàn hồi, hoặc chất gian sợi (interfibrillaire). Hầu hết các bệnh cảnh này, đặc trưng bởi một rối loạn toàn bộ các mô liên kết của sinh vật, có các biểu hiện trên da mà nhà chuyên khoa Da phải định vị bằng bất cứ giá nào trong chẩn đoán.


CÁC THÀNH PHẦN SINH HỌC
1-Kiến trúc của bì và hạ bì
-Bì (derme) là một mô liên kết hình thành hai vùng khác biệt và cũng khác nhau chung vể kiến trúc của các cấu trúc sợi hợp thành.
+Bì nhú (derme adventiciel) nằm kế cận với màng đáy của thượng bì, các phần phụ của da và các mạch máu. Đó là một mạng lưới các sợi collagène kèm theo các sợi nhỏ chứa rất nhiều liềm đàn hồi dưới dạng các sợi oxytalan và élaunine. Các chuỗi này thì kết thúc và hướng về thẳng góc (perpendiculaire) với màng đáy. Chúng cho phép di động.
+Bì lưới (derme réticulaire) là mạng lưới các bó collagène dày, lượn sóng, nằm song song với màng đáy. Mạng lưới các sợi đàn hồi nằm bên dưới lều các nếp lượn sóng của các bó sợi collagène bao quanh phần cuối và neo dính trong các hốc của chúng. Bì lưới là phần rất dai của bì. Sự di động của chúng rất ít gây ra do sự mất đi các nếp của các nếp lượn sóng của các bó sợi collagène cho phép sự duỗi ra và co lại ở một vị trí xác định do các sợi đàn hồi.
-Hạ bì (hypoderme) chứa một mạng lưới các sợi collagène có nhiều lớp, chủ yếu thẳng đứng, bao quanh các nang của mô mỡ, neo dính vào nền của bì lưới và phát triển vào các mạc cơ hoặc màng xương lân cận. Sự chuyển động thẳng đứng của hạ bì thì ít hơn chuyển động bên. Chúng thay đổi theo chức năng của cơ quan hiện hữu, trong một số vùng của cơ thể, theo đặc trưng giới tính thứ phát.
Trong các phần khác nhau của bì và hạ bì này, mạng lưới các thành phần sợi thì được duy trì dưới dạng áp lực (tension) trong một gel của glycosamino- và của các protéoglycane hydrate hóa mạnh.
2-Các tế bào của mô liên kết da
-Nguyên bào sợi / tế bào sợi (fibroblastes/ fibrocytes) là tế bào chủ yếu. Sự khác nhau giữa « nguyên bào sợi », các tế bào in vitro, và « tế bào sợi », các tế bào in vivo của mô liên kết dựa vào khả năng sinh sản (capacité multiplication), sự phát triển trong giai đoạn đầu và yếu hoặc không có ở giai đoạn sau, trên hoạt tính sinh tổng hợp phát triển khi cấy và ít dần trong in vivo, trên tính thấm qua màng vào nơi khác. Sự khác nhau này có lẽ tự nhiên qua sự kích thích của nội tiết tố từ các yếu tố chồng chéo mà chúng gây sự nhiều lên của tế bào khi cấy và khả năng ít dần đi trên in vivo, cũng có thể tự nhiên từ sự tương tác trung gian bởi các intégrine của các tế bào khi cung cấp chúng, hình thể hoặc hình ảnh in vivo và một mạng lưới sợi phụ thuộc các kích thích qua cơ chế in vivo.
-Các tế bào đuôi gai (dendrocytes) là các tế bào có hình thoi ở bì mà đôi khi biểu hiện như chất đánh dấu (marqueur), yếu tố XIIIa trong đông máu, một men chuyển glutamine (transglutaminase), và như là một dòng tế bào đơn nhân. Rất nhiều dạng khác của các tế bào đuôi gai đã được xác định, như là dạng CD1a+ , có khả năng trình diện các kháng nguyên.
3-Các sản phẩm tổng hợp các tế bào của bì
Đó là các dạng collagène khác nhau hình thành dưới dạng chuỗi, sợi chứa các sợi nhỏ cung cấp các sợi đàn hồi, élastine, các dạng khác nhau của glycosamino- và của protéoglycane, các glycoprotéine như fibronectine và ténascine, các protéine tham dự vào trong sự kết dính tế bào và các men ly giải, các métalloprotéase của chất nền và các sérine-protéase, gây mất hạt của các phân tử lớn trong khoang gian bào.
-Chất tạo keo (collagènes), là thuật ngữ cấu tạo hóa học, bì chủ yếu chứa collagène type I (70-85%), collagène type III (15-20%), nhiều khi liên kết với một chất khác cho ra đặc tính ưa bạc (argentaffine) của các sợi lưới, và một lượng nhỏ collagène type V, VI, XII và XIV. Các sợi collagène là các đồng trùng hợp của các collagène I, III và V bao hàm cả các phân tử collagène XII và XIV. Collagène type VI làm chắc chắn cấu trúc khoảng gian sợi. Collagène type VII tạo thành các sợi nhỏ mà chúng làm chắc chắn cho sự neo dính màng đáy với bì nhú. Sự tổng hợp cũng tạo ra các tế bào biểu mô và các tế bào trung mô. Chúng tìm thấy chủ yếu ở phần rất nông của bì nhú.
-Các sợi đàn hồi (les fibres élastiques) được cấu trúc dưới dạng đầy đủ với tỷ lệ chất élastine cao nằm trong bì lưới. Chúng kéo dài đến nhú bì dưới dạng giống một cái cây có nhiều nhánh thẳng đứng trong da người trẻ. Tìm thấy các sợi này ở vùng kế cận màng đáy, nồng độ chất élastine trong các sợi nhỏ được làm nhỏ đi thành dạng các sợi élaunine và sợi oxytalan. Các chất cuối cùng này có hình cái cây và trộn lẫn các thành phần cấu thành màng đáy.
-Acide hyaluronique, một glycosaminoglycane có kích thước rất lớn, hydrate hóa rộng, tìm thấy có nồng độ quan trọng trong bì. Chúng là các protéoglycane chủ yếu là « décorine » và « biglycan », các phân tử lớn trung bình kết hợp các sợi collagène có cùng kích cỡ. Các protéohéparansulfate kết hợp với màng tế bào của các tế bào trung mô.
-Các men (enzymes), kiến tạo các phân tử lớn tạo thành mô liên kết qua sự tổng hợp nhiều dạng polypeptide từ các gene thành các phần lớn hơn sau đó. Từ các sản phẩm tổng hợp như là các protéine, kiến tạo thành các dạng collagène khác nhau và chất élastine đòi hỏi các hệ thống men đặc hiệu mà chúng cho phép « hydroxy hóa » (hydroxylation) proline thành hydroxyproline và lysine thành hydroxylysine, « glycosyl hóa » hydroxylysine và « oxy hóa » một phần tạo ra lysyl và hydroxylysyl mà dạng aldéhyde của chúng tham dự vào sự hình thành sự liên kết giữa các phân tử. Trong ngoại bào, sự gia tăng các polypeptide là các tiền chất của tiền collagène được chia cắt (scinder) bởi các « procollagènes peptidases » (ADAMTS 2 và 14, BMP 1) cho phép trùng hợp thành collagène. 
-Métalloprotéonases matricielles (MMPs), là một gia đình của 20 men gây ra sự mất hạt của các thành phần cấu trúc các mô chống đỡ (soutien). Các collagénase (MMP1, 8 và 13) chỉ làm mất hạt chuỗi collagène, các gélatinase thì có tác động quan trọng trên mô đàn hồi (MMP2 và 9) cũng như métallo-élastase (MMP12), các stromélysine (MMP3, 10 và 11) gây mất hạt các glycoprotéine khác nhau và một số ptotéoglycane. Một số các protéase liên kết màng (MT-MMP) và có liên quan trong hoạt tính của các nhánh khác của gia đình này. Hoạt tính của MMPs biểu hiện bởi sự ức chế các mô đặc hiệu (les TIMPs) qua 4 hình thức khác nhau. MMPs giữ vai trò chính trong sinh bệnh học các bệnh cảnh viêm (túi phình, loét chân…), trong tiến trình tân sinh và lão hóa do ánh sáng. 
-Intégrines, các tế bào của mô liên kết liên kết với nhau qua trung gian các protéine chuyển màng (transmembranaire), các intégrine và các protéohéparansulfate. Sự liên kết này, qua thông điệp từ chất hóa học tự nhiên quanh chúng nhưng cũng từ nhiều cơ chế thông tin khác. Các intégrine, chứa một chuỗi α kết hợp với một chuỗi β, là một gia đình có 40 protéine, tất cả các dạng đã được xác định trong phạm vi ngoại bào là các phân tử lớn ngoại bào, một đoạn màng và một vùng nội bào. Cho phép sự chuyển đổi thông tin từ trong tế bào và cho ra các tín hiệu qua trung gian các ổ kết dính và cấu trúc của khung tế bào, qua kiểu tác động của các kinase và phosphatase. Chất nền tham dự trong sự điều chỉnh dạng các tế bào và số lượng tế bào được thực hiện bởi chúng, trong sự quyết định phân chia hoặc chết theo chương trình và trong sự cân bằng sinh tổng hợp để tạo thành các phân tử chất nền và các men gây mất hạt. Tín hiệu do các intégrine cộng tác với các dấu hiệu truyền bởi các phân tử hòa tan (các cytokine và các yếu tố chồng chéo), hợp với các thụ thể đặc hiệu trong sự kiểm soát các chức năng tế bào qua trung gian các GTPase trong gia đình Ras hoặc Rho. 
CÁC BỆNH CỦA MÔ LIÊN KẾT 
Gene mã hóa sự tổng hợp các dạng khác nhau của collagène được xác định tại các vùng chức năng đặc trưng bởi sự sao chép nhiều lần ở đơn vị số 9, được giải thích rõ ràng bởi sự sao chép bộ mã thông tin 3 nucléotide của các acide amine tại phần tinh thể các polypeptide của collagène, dẫn đến hiện diện bắt buộc glycine tại toàn bộ 3 bản sao này. Tại nơi khác, nhiều thành phần được điều chỉnh bởi phần 5, của chuỗi ADN nhưng cũng tương tự như đã nói trên. Hệ gene (génome) của các bệnh lý di truyền khác nhau của mô liên kết đã được phân tích và có rất nhiều kiểu biến đổi đã được nhận thấy : các đột biến đứng mức (ponctuelle), khuyết đoạn thể nhiễm sắc (délétion), sự sao chép các « vùng mã ADN của gene » (exons). Các bệnh cảnh khác nhau tùy thuộc vào « sự biến đổi của các men » tạo thành các dạng sau chuyển mã của các polypeptide, do sự rối loạn của cấu trúc các gene kiến tạo nên các men này hoặc do tác động cơ năng của các đồng yếu tố. Chẳng hạn như không có vitamine C, được đòi hỏi bởi chức năng các hydroxylase, thì gây ra bệnh « scorbut » (thiếu vitamine C) do giòn các màng đáy chứa các collagène type IV, do xuất huyết và do thiếu hụt sự kiến tạo các mô liên kết trong sự tạo thành mô sẹo do mất các sợi collagène (I, III, V).
Các bệnh mô liên kết biểu hiện ở DaBiến chất các sợi collagène 
Di truyền
-Hội chứng Ehlers-Danlos (09 types)
-Bệnh tạo xương bất toàn (ostéogenèse imparfaite) (04 types)
-Bệnh da xám nâu (ochronose)
-Ly thượng bì bóng nước loạn dưỡng tính lặn
-Thiếu hụt men prolidase
Mắc phải
-Bệnh scorbut
-Xơ cứng bì
-Tiểu đường
-Tăng sản lợi răng do thuốc 
-Viêm đa sụn teo mạn tính 
Biến chất các sợi đàn hồi
Di truyền
-Bệnh Marfan (02 types)
-Bệnh homocystine niệu
-Chứng da nhão (cutis laxa) (03 types)
-Giả u vàng mô đàn hồi (04 types)
-Hội chứng Menkes 
Mắc phải
Chứng da nhão

Biến chất các protéoglycosaminoglycane
Di truyền
Thoái hóa mucopolysaccharide (12 types)
Mắc phải
-Phù niêm (myxoedème)
-Bệnh tích mucine trước xương chày
-Bệnh tích mucine dạng sẩn (sẩn xơ)

A-Biến chất các sợi collagène (altérations des fibres de collagène)
Bệnh cảnh này có thể do biến chất của collagène hoặc các phân tử khác tham dự vào trong các chức năng của chúng.
1-Hội chứng EHLER-DANLOS
*Lâm sàng
Các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của hội chứng Ehler-Danlos được tìm thấy ở những mức độ khác nhau trong các dạng bệnh cảnh khác nhau.

Phân loại và các bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng Ehler-Danlos(Bảng phân loại của Beighton 1998)

Dạng (type)

Kiểu di truyền

Đặc trưng trên da

Khớp tăng vận động

Ảnh hưởng cơ quan khác

Dạng nặng (type I)

AD

-Da mịn như nhung ----Rất giãn +++
-Đụng giập ++
-Sẹo như giấy 
-Giả u dạng u mềm lây

G +++
P +++

-Phá vỡ các màng thai tiền trưởng thành
-Dãn tĩnh mạch và thoát vị +++
-Bệnh lý âm hộ
-Vẹo cột sống mềm

Dạng nhẹ (type II)

AD

-Da mịn như nhung
-Rất giãn +
-Đụng giập +
-Sẹo như giấy
-Giả u dạng u mềm lây

G ++
P ++

-Dãn tĩnh mạch và thoát vị +
-Xuất huyết trong cơ

Dạng quá tầm vận động (type III)

AD

Da mịn như nhung

G +++
P ++

Thường bị sai khớp

Dạng mạch máu (type IV)

AD
AR

-Da mịn
-Trong suốt 
-Bầm máu +++

G (-)
P +

-Vỡ động mạch
-Vỡ ruột
-Bệnh lý quanh răng rất nhiều

Dạng liên kết giới tính (type V)

XR

-Da mịn như nhung
-Rất giãn +
-Đụng giập ++

G +
P +

Không thấy

Dạng mắt-vẹo cột sống (type VI)

AR

-Da mịn như nhung
-Rât giãn +++

G ++
P ++

-Vẹo cột sống
-Dể vỡ ở mắt
-Giác mạc nhỏ, giác mạc hình chóp (keratocône)

Dạng hư khớp (type VII A và B)

AD

Da mịn như nhung

G +++
P +++

-Sai khớp háng
-Tầm vóc nhỏ

Dạng da cận trục (dermatosparaxie) (type VII C)

AR

-Da mịn như nhung bóng
-Rất giòn

G (-)
P ++

-Thoát vị
-Bệnh xơ hoá tim mạch (sclérotique bleues)

Dạng quanh răng (type VIII)

AD

-Da mịn như nhung
-Rất giãn +
-Dòn
-Bầm máu ++

G +
P +

-Bệnh lý quanh răng nặng và đến sớm

Dạng thiếu hụt fibronectine 
(type X)

AR

-Da mịn
-Rất giãn ++
-Các sẹo như giấy

G +
P +

Không thấy

G : khớp lớn (grosses articulations) ; P : khớp nhỏ (petites articulations)
AD : nhiễm sắc thể thương thể trội (autosomique dominant) 
AR : nhiễm sắc thể thường thể lặn (autosomique regressive)
XR : liên kết giới tính X thể lặn (X regressive)

-Biểu hiện đầu tiên của bệnh với « sự chắc như cao su » (consistance caoutchouteuse) của bàn tay là một đặc trưng. Da « mịn như nhung » (velouté), có thể « rất giãn » (hyperextensible), khi kéo da để lại một nếp bất thường biến mất chậm, khác với sa giãn da (cutis laxa). Sự rất giãn này lan đến các phần mềm khác và có thể gây ra sự cử động có một ít ấn tượng như: che kín một điểm trên mũi, xoay tròn không khó khăn gì các phần trên mi mắt. Các « đụng giập » (contusions) và « bầm máu » (ecchymoses) có thể thường gặp, nhất là ở mặt trước cẳng chân.
-Có sự hiện diện « các sẹo như giấy » (cicatrices papyracées) là bằng chứng của sự rất giãn trên da xảy ra sau các chấn thương, gây nên các vết thương lớn với sẹo trãi rộng hơn bình thường. Các « giả bướu dạng u mềm lây » (pseudotumeurs molluscoides) xuất hiện là các u sợi (fibrome) khu trú chủ yếu ở gáy và trán. Trong type IV, da thì mịn, trong suốt (transparente) và có sự dòn da bất thường. Dựa trên sự khác nhau về lâm sàng của các dấu hiệu da trong các dạng bất thường này, rất thường gặp, có thể xác định được loại bệnh, nhưng chỉ có tính tương đối.
-Trong một tổng kê lâm sàng, cần thiết phải phát hiện sự hiện diện của « sự quá tầm vận động các khớp nhỏ » (hypermobilité des petites articulations), thường ở các ngón, dễ thấy ở người lớn nhiều hơn trẻ em. « Sự quá tầm vận động các khớp lớn » (hypermobilité des grosses articulations) gây ra sự giãn mặt trước của đầu gối hoặc gáy và vẹo cột sống (scolioses). Sai khớp (luxation) rất thường gặp trong một số dạng. Đau ít và mất đi hoàn toàn. Sự quá tầm vận động khớp này có thể cũng thấy ở sự vận hành (manœuvre), như sự xoay khuỷu tay tiếp xúc với cánh tay hoặc dang các ngón theo chiều dọc. Người ta dùng hình ảnh « người cao su » (hommes caoutchouc) gặp trong các rạp xiếc và hội chợ để chỉ tình trạng này.
-Sự dòn các mô liên kết khác là một đặc trưng trong một số dạng, gây ra dòn các động mạch và vỡ ra hoàn toàn (type IV), gây dãn tĩnh mạch (varice) và thoát vị (type I và II), dòn các màng của thai nhi. « Bệnh lý quanh răng » (paradontophathie) xuất hiện sớm và là một đặc trưng của type VIII.
-Các dấu hiệu lâm sàng ở da và khớp khác : xuất huyết trong cơ, bệnh lý âm hộ, mắt dễ vỡ, giác mạc mắt nhỏ, giác mạc hình chóp, tầm vóc nhỏ…
*Mô học 
Sinh thiết da không có vai trò trong chẩn đoán hội chứng Ehler-Danlos, chỉ thấy trên kính hiển vi điện tử các chuỗi polymer hiéroglyphe trong type VII C hoặc sự dòn da quá mức (dermatosparactique). Các sợi collagène thì bất thường về mặt chức năng, nhưng bề ngoài thì bình thường, đôi khi có đường kính không đều về mặt hình thái trong các dạng khác của bệnh.
*Di truyền học 
Trong đa số các bệnh nhân (80%) có một trong các dạng của hội chứng Ehler-Danlos, sự di truyền có thể được xác định. Đó là dạng di truyền nhiễm sắc thể thường thể trội, gặp trong type I, II, III có nguyên nhân sinh học chưa rõ. Sự đột biến trong collagène V đã được mô tả, cũng như sự biến chất của một protéine khác, chất ténascine. Sự thay đổi bệnh cảnh do sự vô tổ chức của các bó sợi collagène và chủ yếu là sự giảm mật độ với sự chuyển dạng của mạng lưới các sợi đàn hồi, đáp ứng từ một sự biến đổi tính đàn hồi của mô liên kết. 
Sự di truyền có thể khác nhau trong các dạng khác. Cơ chế sinh học thì được biết rõ trong một số bệnh dưới đây :
-Type IV, xuất huyết hoặc mạch máu thì rất nặng ; do khiếm khuyết ở mô collagène type III. Bệnh xảy ra dưới dạng đầu chi nếu hầu hết là nhiễm sắc thể thường thể trội và dạng bầm máu nếu là thể trội hoàn toàn. Sự khiếm khuyết collagène type III là nguy cơ gây phá vỡ các tạng rỗng (organes creux), các mạch máu hoặc đường dạ dày-ruột. Các thử nghiệm có tính xâm lấn trên bệnh cảnh này không nên thực hiện.
-Type V liên kết giới tính X thể lặn thì hiếm gặp, cơ chế sinh học chưa rõ.
-Type VI, là sự thiếu hụt hoạt tính của lysylhydroxylase do nhân đôi các vùng mã ADN của gene (dublication d, exons). Dạng này di truyền kiểu nhiễm sắc thể thường thể lặn. Các tổn thương mắt, thường nặng do dòn các nhãn cầu không thay đổi. Các biến dạng ở da là bệnh cảnh rối loạn đặc trưng bởi vẹo vột sống quan trọng xuất hiện ngay khi mới sanh.
-Type VII, di truyền nhiễm sắc thể thường thể trội được xác định lâm sàng bởi các biến dạng quan trọng của các khớp háng và cột sống lưng-thắt lưng. Trên tổng kê sinh học, là sự gia tăng quá mức tiền chất collagène, do bị cắt đoạn làm khuyết đoạn nhiễm sắc thể tại vị trí khoảng tách của chuỗi α1 (VII A) hoặc α2 (VII B). Dạng thứ ba (VII C), đặc trưng bởi sự tích tụ các tiền chất collagène type α1 và α2, gây ra một dạng hình thái khác biệt rất đặc trưng bởi sự dòn quá mức trên da (dermatosparaxie). Bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể thường thể lặn và do thiếu hụt men chia cắt.
-Type VIII, liên quan với các thay đổi như trong nhóm II với bệnh lý quanh răng quan trọng và xuất hiện sớm trong giai đoạn mọc răng ban đầu. Bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể thường thể trội và do thiếu hụt một đoạn phân tử chưa rõ.
-Type IX, là một trong các dạng của hội chứng Ehler-Danlos nhưng như là một rối loạn vận chuyển chất đồng (cuivre).
-Type X, theo Armeson và cộng sự, kết hợp các tổn thương da và khớp gần giống như type II, nhưng có biểu hiện của sự rối loạn kết tập tiếu cầu trên sự sửa chửa collagène tử các fibronectine ngoại sinh.
Type XI, mô tả hiện nay trong hội chứng tăng động các khớp có tính gia đình. 
2-Các biến chất của sợi collagène khác : 
*Chứng tạo xương bất toàn (ostéogenèse imparfaite), là một bệnh lý di truyền rất thường gặp của mô liên kết. Có các triệu chứng của sự dòn các xương gây nên « gãy xương » nhiều nơi, « da mịn » (peau fine) với có hoặc không sự « biến chất của răng » (răng màu trắng đục), quá tầm vận động các khớp, xơ hoá ở tai và xơ hoá tim mạch. Đây là một hội chứng được phân loại dựa vào sự tiến triển từ khi mới sanh và các rối loạn sinh học. Các nghiên cứu sinh ọc phân tử cho thấy gene của collagène type I bi biến đổi ở một só đạon khác nhau. Chẩn đoán tiền thai cần được đặt ra, có một số lớn các đột biến khác nhau có thể xảy ra trong hội chứng này.

Chứng tạo xương bất toàn

Dạng

Di truyền

Lâm sàng

Thể trội với xơ hoá tim mạch

AD

-Khởi phát với các loại gãy xương khác nhau
-Xơ hoá tim mạch
-Điếc ngẫu nhiên (surdité occasionnelle)

Chết chu sinh 
(létal prénatal)

AR

-Gãy xương trong tử cung
-Xơ hoá tim mạch
-Chết trước sanh hoặc chết chu sinh

Thể lặn với xơ hoá tim mạch

AR

-Gãy xương sớm
-Xơ hoá tim mạch lúc tuổi trẻ
-Chứng tạo răng bất toàn
-Điếc hiếm gặp

Thể trội với sự xơ hoá bình thường

AD

-Khởi phát với các loại gãy xương khác nhau
-Chứng tạo răng bất toàn
-Điếc hiếm gặp

AD : nhiễm sắc thể thương thể trội (autosomique dominant) 
AR : nhiễm sắc thể thường thể lặn (autosomique regressive)

*Bệnh da xám nâu (ochronose), bệnh di truyền nhiễm sắc thể thường thể lặn do không có oxydase của acide homogentisique, gây nên sự tích tụ sắc tố không đều trong mô liên kết. Sắc tố thường thấy chủ yếu ở các sụn vành tai, kết mạc. Bệnh cũng biểu hiện sự biến đổi thoái hoá các sụn ở tai và mạng lưới mạch máu.
*Thiếu hụt men prolidase , di truyền nhiễm sắc thể thường thể lặn, hiếm gặp, do không có một men đáp ứng với sự gia tăng lạ thường « sự mất các peptides qua đường niệu » (perte urinaire de peptides) của proline hoặc hydroxyproline thấy ở các đầu tận carboxyl. Sự khiếm khuyết men mạn tính này dưới dạng đồng hợp tử biểu hiện bằng các loét mạn tính ở chi dưới trong giai đoạn tuổi trẻ. Đột biến tự nhiên đã được xác định trong một nhóm lớn của bệnh.
*Ly thượng bì bóng nước thể loạn dưỡng thể lặn (xem bài riêng)
B- Các biến chất của sợi đàn hồi (alt érations des fibres élastiques)
Các bệnh cảnh tuỳ thuộc vào các bất thường có thể gây ra sự biến chất các vi sợi của sợi hoặc sợi đàn hồi. 
1-Giả u vàng sợi đàn hồi (pseudoxanthome élastique) 
Còn gọi là « đứt mô đàn hồi hệ thống » (elastorrhexie systématisée), là một hội chứng gồm có 4 dạng di truyền teo kiểu trội hoặc lặn. Sự biến đổi sinh học đáp ứng của bệnh do đột biến gene ABBC6 mã hoá một protéine vận chuyển qua màng được xác định trong các dạng thể lặn của bệnh.

Dạng

Di truyền

Lâm sàng

D I

AD

-Da có màu đỏ cam
-Các biến đổi mạch máu thường xuyên
-Viêm hắc mạc thường xuyên
-Các đường vân dạng u mạch ngẫu nhiên

D II

AD

-Da có màu đỏ cam ngẫu nhiên và tăng đàn hồi
-Cận thị (myopie)
-Xơ hoá tim mạch thường xuyên

R I

AR

-Da có màu đỏ cam
-Viêm hắc mạc và các đường vân dạng u mạch thường xuyên

R II

AR

Da có màu đỏ cam toàn thân

AD : nhiễm sắc thể thương thể trội (autosomique dominant) 
AR : nhiễm sắc thể thường thể lặn (autosomique regressive)

*Các dấu hiệu da , rất thay đổi : sự mất thị lực nặng và có các đường vân dạng u mạch đặc trưng trong võng mạc, có các sẩn màu vàng nhạt dạng giả u vàng ở các nếp, cũng ghi nhận một trường hợp có tính gia đình khác, đột ngột nôn ra máu (hématémèses), một tai biến nặng do vỡ mạch.
-Triệu chứng da cũng hay gặp là có nhiều các mảng màu vàng nhạt, trên đó có các sẩn rời rạc sắp xếp thành đường, nhìn rõ trên bề mặt da. Các mảng này khu trú ở cổ, vai, nách và các nếp của gáy. Da bên trên có tính đàn hổi. Khi các tổn thương này xảy ra ở cổ của người trẻ hoặc trẻ em, chúng định hướng cho chẩn đoán. Ở người trẻ, rất khó khăn để phân biệt với da của bệnh mô đàn hồi do ánh sáng ở cổ.
-Các mảng và các sẩn này có thể liên quan với các phản ứng viêm, gây ra các u hạt do tái hấp thu các sợi đàn hồi bị biến chất. Các chuỗi phản ứng viêm đột ngột trong các vùng bên của cổ, trong vùng quanh rốn kích thích sinh các tổn thương mụn trứng cá. 
*Các dấu hiệu bên ngoài da :
-Tổn thương mắt, gây giảm thị lực do phá vỡ màng đàn hồi của võng mạc hoặc màng Bruch. Có chỗ bị rách ở mắt khi soi đáy mắt và được mô tả dưới tên gọi là các đường vân dạng u mạch. Tiến triển có thể gây mù loà (cécité).
-Tổn thương mạch máu, hình thành các túi phình, có thể gây vỡ động mạch, một triệu chứng viêm động mạch xuất hiện sớm ở chi dưới. Trong trường hợp nghi ngờ các tổn thương động mạch do giả u hạt vàng mô đàn hồi, việc tiến hành chụp động mạch có xâm lấn là nguy cơ gây ra sự vỡ mạch hoặc cắt đứt động mạch. Việc phát hiện về hình thái và chức năng nên thực hiện bằng siêu âm Doppler.
-Tổn thương đường tiêu hoá, giới hạn ở sự rách đột ngột ở phần cao của ống tiêu hoá, gây ra xuất huyết.
*Mô học : hình ảnh mô học của tổn thương da là dấu hiệu đặc trưng. Các sợi đàn hồi ở bì lưới dày lên, co rút lại và cắt thành các mãnh nhỏ (hachées). Sự rách mô đàn hôi này nhấn mạnh mối liên quan với sự cố định của các muối calcium, có thể nhìn thấy bằng nhuộm Von Kossa. Trong các tổn thương viêm, các tế bào khổng lồ của các thể ngoại lai thì trộn lẫn với các sợi đàn hồi biến chất. Các sợi đàn hồi mịn ở bì nhú thì bình thường.
*Di truyền học, trong type I thể trội (D I), các tổn thương da được phân bố trong các nếp gấp và có các biến đổi ở mạch máu thì nặng. Trong type II thể trội (D II), các tổn thương da thì ít hơn các tổn thương mạch máu và các biến đổi ở võng mạc. Chúng có thể gây tăng dãn da và xơ hoá tim mạch.
Trong type I thể lặn (R I), các tổn thương giống như ở type I thể trội, thường là các tổn thương quan trọng ở mạch máu và võng mạc. Nôn ra máu rất thường gặp, chủ yếu ở phụ nữ (hội chứng Grönblad-Strandberg). Trog type II thể lặn (R II), chỉ có 3 gia đình đã được mô tả, không có bệnh cảnh toàn thân, da rất nhão (hyperlaxité), tích tụ rất nhiều giả u vàng. 
*Chẩn đoán phân biệt : 
-Sẩn trắng ở cổ (papulose cervicale blanche), hoặc sẩn tan mô sợi-mô đàn hồi ở cổ (papulose fibro-élastolytique du cou). Là các sẩn ở mặt bên và mặt sau cổ, kích thước 1-3mm, xuất hiện sau 30 tuổi, đặc trưng bởi sự biến mất từng ổ các sợi đàn hồi ở lớp bì nông, không có sự rách mô đàn hồi ;
-Lắng đọng citréine ở da cổ (peau citréine du cou), là các sẩn vàng nhạt, phân bố theo đường, xảy ra ở mọi tuổi, thường có bệnh mô đàn hồi do ánh sáng ; da nhão, tăng giãn và có các dấu hiệu lan toả của bệnh da do ánh sáng (héliodermie) này ở mặt. Xét nghiệm mô học cho phép phân biệt bệnh mô đàn hồi có rách mô đàn hồi.
-Giả u vàng mô đàn hồi ngoại sinh, là một tình trạng ngoại lệ của các sợi đàn hồi ở da bị biến chất do tiếp xúc với các chất hoá học (salpâtre, các muối làm tan tuyết) và cố định calcium giống như sự rách mô đàn hồi trong giả u vàng mô đàn hồi.
2-Các biến chất của sợi đàn hồi khác :
2.1.Chứng sa dãn da (cutis laxa)
Là các sa dãn da bẩm sinh xác định trên một kiểu di truyền, và các sa dãn da mắc phải, toàn thân hoặc khu trú. Chúng có các đặc điểm như sau :
-Sự lỏng lẻo của da (sa dãn da [chalazodermie], da bị dãn [dermatochalazie]) và không phục hồi trở lại khi kéo căng da (mất tính đàn hồi) ;
-Sự giảm thiểu các sợi đàn hồi làm ảnh hưởng đến sự mịn và chắc (ly giải mô đàn hồi) hoặc không có hoàn toàn sợi đàn hồi trên mô học.
*Chứng sa dãn da bẩm sinh, bệnh cảnh hiếm, đặc trưng bởi hình ảnh « lão hoá » (sénescence) xuất hiện sớm như là một sự suy sụp ở da và tạo thành các nếp rất nhiều ở má, mi mắt và tứ chi. Bệnh di truyền với các dạng khác nhau, theo nhiễm sắc thể thường thể trội hoặc thể lặn và liên quan giới tính. Hội chứng thì quan trọng do có các biến đổi hệ thống, có tiên lượng cuộc sống khó khăn : khí thủng phổi, hẹp động mạch phổi, túi phình mạch máu, túi thừa ở đường tiêu hoá, thoát vị và sa các cơ quan, sai khớp, các rối loạn ở mắt, khàn tiếng…Chứng sa dãn da

Dạng

Di truyền

Lâm sàng

I (MIM 123700)

-AD
-Gène : élastine

-Da lão hoá (có nếp nhăn và rủ xuống)
-Lão hoá xuất hiện sớm

IIa (MIM 219100)

-AR
-Gène : fibuline

-Da rủ xuống, không đàn hồi
-Khí thủng phổi
-Biến đổi mạch máu tiến triển

IIb (MIM 219200)

-AR
-Géne : chưa rõ

-Da rủ xuống, không đàn hồi
-Chậm phát triển tâm thần-vận động
-Sai khớp

III (MIM 304150)

XR

-Da rủ xuống
-Khí thủng phổi
-Biến đổi mạch máu

IV

Mắc phải

-Da rủ xuống
-Biến chứng của một nhiễm trùng cấp tính


Trong type III, bệnh đã được biết do sự khiếm khuyết chức năng của lysyloxydase, một men đáp ứng với sự tạo thành các tiền chất của những đoạn nối giữa các phân tử collagène và élastine cần thiết với chất đồng là một đồng yếu tố : men này định vị ở nhiễm sắc thể số 5. Mất hoạt tính của men này gây sự rối loạn vận chuyển chất đồng khác với hội chứng Menkes. Hội chứng Debarsy di truyền theo nhiễm sắc thể thường thể lặn mang các dấu hiệu da của chứng sa dãn da kết hợp với chậm phát triển tâm thần, tật lùn (nanisme) và các biến đổi ở mắt, đục thuỷ tinh thể và đục giác mạc. Đây là các bệnh hiếm gặp, mang các dấu hiệu lâm sàng và các rối loạn sinh học như là chứng sa dãn da bẩm sinh và hội chứng Ehler-Danlos.
*Chứng sa dãn da mắc phải, rất thường gặp, biểu hiện toàn thân hoặc khu trú.
-Dạng toàn thân, thường sau viêm, da bị sa dãn, mang hình ảnh như bị lão hoá và mềm nhão ở tất cả các vùng da ; có thể có suy hô hấp do sự ly giải mô đàn hồi của tiểu phế quản-phế nang. Tiên lượng của sự ly giải mô đàn hồi toàn thân mắc phải này sau viêm thì rất thảm khốc (catastrophique). Nguyên nhân chưa rõ. Người ta mô tả các trường hợp xảy ra do trúng độc da do thuốc hoặc kết hợp với các thoas1i hoá dạng tinh bột AL, hoặc xảy ra sau một bệnh nhiễm trùng.
-Dạng khu trú, có 3 bệnh cảnh :
+Bệnh mô đàn hồi mắc phải ở tầng bì giữa (élastose acquise en nappe du derme moyen), bệnh thường gặp ở người lớn với một hoặc nhiều mảng da mềm nhão và mỏng, mô học thấy sự biến mất các sợi đàn hồi (do ly giải mô đàn hồi) trong tầng giữa của bì lưới. Các tổn thương xảy ra đối xứng trên thân mình và tứ chi và gây các rối loạn chức năng. Hầu hết các mảng ở da nhăn nheo và có nhiều sân nhỏ ở nang lông. Nguyên nhân chưa rõ ;
+Sa dãn da dạng u hạt (chalazodermie granulomateuse), tạo thành các khối sa dãn da khỗng lồ ở các nếp ; sự ly giải mô đàn hồi kết hợp với các u hạt mô đàn hồi và thâm nhiễm bướu lympho bào. Đây là dạng hiếm gặp của u lympho tế bào T ;
+Hội chứng múp ngón tay như lớp lót (la syndrome des pulpes digitales déshabitées) là dạng ly giải mô đàn hồi giới hạn ở các múp ngón tay gây ra mềm, nhão và trống rỗng ; chứng sa dãn da đầu chi này là một hiện tượng không có rối loạn chức năng.
Các dạng sa dãn da khu trú cũng được quan sát thấy ở mặt và tai. Các giáp biên với bệnh đốm teo bì (anétodermie) dạng dát thì đôi khi không rõ ràng. Cuối cùng, có sự xuất hiện sa dãn da mà không do bất thường tiên phát của các sợi đàn hồi (các bướu sa dãn da của bệnh u xơ nguyên bào thần kinh) với các tổn thương có sự ly giải mô đàn hồi, nhưng không xếp vào chứng da dãn da (viêm da đầu chi teo mạn tính).
2.2. Bệnh Marfan 
Đặc trưng của bệnh cảnh này là sự phát triển kích thước rất nhiều kết hợp với dài quá mức chi trên, các ngón tay rất dài (chứng tay nhện, arachnodactylie) và các bất thường khác của bộ xương. Lệch thuỷ tinh tể (luxation criatallins), dãn màng cứng của não (ectasie de la dure-mère), các biến đổi về tim mạch, chủ yếu là túi phình động mạch chủ ngực rất thường gặp. Các tổn thương da thì ít và là các vết rạn da (vergetures), chủ yếu ở phần ngang của lưng, các u sợi đàn hồi thủng lỗ (élasomes perforants). Các đột biến trong bệnh Marfan do ảnh hưởng trên fibrilline 1, gène định vị trên nhiễm sắc thể số 15, mang chủ yếu các vi sợi của mô sợi đàn hồi quan trọng cho chức năng các mạch máu lớn, các dây chằng thuỷ tinh thể và các mô liên kết khác. Một hội chứng khác đôi khi lẫn lộn với bệnh Marfan là « chứng tay nhện » với sự co cứng bẩm sinh ; do đột biến gène fibrilline 2 định vị trên nhiễm sắc thể số 5. 
2.3.Bệnh homocystine niệu (homocystinurie)
Là phenotype lân cận với bệnh Marfan với ngoại lệ là các biến đổi ở da gồm mạng tím xanh viêm (livedo), da mỏng kèm theo các mãnh sợi đàn hồi và hồng ban ở gò má. Bệnh rất thường gặp, cũng kèm theo chậm phát triển tâm thần như bệnh Marfan. Khiếm khuyết men và gây tích tụ homocystéine là một chất hoá học cho phép chelate hoá các aldéhyde của collagène và élastine can thiệp vào sự hình thành các đoạn kết nối giữa các phân tử gây nên sự khiếm khuyết tính bền vững của các chuỗi polymer. Điều trị gồm ức chế sự đưa vào thức ăn có chứa méthionine ; cung cấp pyridoxine, acide folique.
2.4.Các hội chứng do rối loạn vận chuyển chất đồng (syndromes liés à un désordre du transport du cuivre)
*Bệnh Menkes , còn gọi là « bệnh lông tóc dị thường » (kinky hair disease), di truyền dưới dạng liên kết giới tính X thể lặn. Các bệnh cảnh lâm sàng do rối loạn vận chuyển chất đồng gây ra từ một biến đổi di truyền protéine vận chuyển, protéine MNK. Tất cả các men dùng cho vận chuyển chất đồng như là đồng yếu tố tạo ra các biến đổi như : các rối loạn hệ thần kinh trung ương (sự hư hỏng tiến triển), các rối loạn sừng hoá và rối loạn sắc tố (tóc đỏ hoe và dễ gãy), cuối cùng là khiếm khuyết sự hình thành các đoạn kết nối giữa các phân tử collagène và élastine bởi thay đổi chức năng của lysyloxydase. Thay đổi chức năng lysyloxydase là đáp ứng gây các tổn thương động mạch, da và xương. Da thì xanh xao và chắc.
*Hội chứng sừng chẩm (syndrome des cornes occipitales), lúc trước xếp loại như là chứng sa dãn da nhóm 1, X hoặc hội chứng Ehler-Danlos type IX, đặc trưng bởi sự dãn da, các lồi xương và các túi thừa bàng quang. Có sự giảm hoạt tính của lysyloxydase, do thiếu sự sẵn có chất đồng bởi đột biến ảnh hưởng trên sự vận chuyển chất đồng. Bệnh có tổn thương protéine nhưng khác với loại protéine gây sự khiếm khuyết vận chuyển chất đồng của hội chứng Menkes. 
2.5.Bệnh da gây thủng lỗ (dermatoses perforantes) 
U mô đàn hồi gây thủng lỗ 
(élastomes perforants)
*Kết hợp với các bệnh lý di truyền :
-Hội chứng Rothmund-Thomson
-Bệnh tạo xương bất toàn
-Giả u vàng mô đàn hồi
-Hội chứng Marfan
-Hội chứng Ehler-Danlos (chủ yếu type IV)
-Ba nhiễm sắc thể số 21 (trisomie 21)
*Đơn dạng :
Do thuốc, D-pénicillamine (thường trong bệnh Wilson)
U chất tạo keo gây thủng lỗ
(collagénomes perforants)
-Di truyền
-Thẩm phân máu trong suy thận
-Mắc phải sau chấn thương (u chất tạo keo gây thủng lỗ phản ứng)
*U mô đàn hồi gây thủng lỗ ngoằn ngoèo (élastome perforant serpigineux), kết hợp với các bệnh cảnh của mô liên kết (25%). Thường thấy ở người lớn trẻ, chủ yếu ở cổ với các sẩn cứng sắp xếp thành hình vòng cung. Mô học thấy tích tụ chất mô đàn hồi quanh một phản ứng viêm dạng giả carcinome.
*Các u chất tạo keo gây thủng lỗ (les collagénomes perforants), bệnh cảnh do chấn thương đặc trưng có tính gia đình không rõ ràng, kèm theo các bệnh lý di truyền của bệnh mô liên kết đã mô tả trong bài này. Bệnh có thể quan sát thấy ở các bệnh nhân thẩm phân trong suy thận.