Vảy phấn hồng

 

 2. Căn nguyên:

Cho đến nay vẫn chưa xác định rõ, chắc chắn. Có nhiều giả thuyết của phần nhiều tác giả cho rằng bệnh có liên quan đến bệnh toàn thân như Lao, Nấm mốc, Côn trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, tự nhiễm độc. Người ta cho rằng có vai trò của sự nhiễm một vài chủng herpes virus như HHV6, HHV7. Tuy nhiên, người ta cũng không cho rằng bệnh có thể truyền nhiễm.

Bệnh nhân được khuyến cáo nên đi khám bệnh khi có các triệu chứng đặc biệt sau:

- Xuất hiện mảng hồng ban rộng lớn, tróc vẩy ở vùng ngực, lưng, bụng.

- Có nhiều hồng ban xuất hiện tiếp theo khắp ngực, lưng, bụng hay có thể có thêm ở mặt, tứ chi.

Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị vẩy phấn hồng mà sang thương vẫn  không khỏi sau 3 tháng, cần phải đến tái khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu ngay.

3. Dịch tễ:

Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, có tần suất mắc nhiều về mùa đông và mùa xuân. Về dịch tễ học và hình ảnh lâm sàng có thể nói rằng nó là bệnh truyền nhiễm, ở vùng Transvaal có một thời kỳ kéo dài từ 2- 4 năm, có một " dịch" tự nhiên bệnh nhân tăng vọt (có từ 2-4 cá thể bị bệnh ở một gia đình hoặc ở trường học) nhưng không có một báo cáo chính thức nào nói về sự lây truyền của bệnh. 

Từ 1892 Lassar quan sát thấy bệnh có liên quan đến mặc quần áo mới hoặc quần áo đã cất đi một thơì gian rồi mặc lại. Sự truyền nhiễm qua quần áo hoặc qua côn trùng cư trú trong quần áo cũng chưa được chứng minh. 

Có nhiều tác giả cho rằng bệnh do một loài virus nhưng chưa chứng minh được và cả nấm, vi khuẩn, xoắn khuẩn cũng như vậy,. Có tác giả đã sơ bộ xác định là do virut Epstein - Barr (là một loại virut ADN thuộc họ Herpes virus) (thông thường thì vi rus E-B gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân). Một số tác giả đã làm lây truyền được bệnh qua vảy da và qua thanh dịch của mụn nước ở tổn thương. 

          4. Triệu chứng:

Tổn thương tiên phát ban đầu thường hay ở cánh, cẳng tay, vùng ngực gần nách và là đám màu hồng hình tròn hay hình oval như "hình huy hiệu ", có viền vẩy ở xung quanh ở giữa đám thấy nhạt màu có vẻ như da hơi nhăn. 

. Vị trí tổn thương chủ yếu ở nửa người phía trên. Có thể ở mặt, đầu. Tổn th¬ương có tính chất có các "đám mẹ",: "đám con ". Đám mẹ thường xuất hiện đầu tiên ở sườn ngực, hoặc vùng gần nách. vùng cánh tay. Sau 1-2 tuần xuất hiện nhiều đám con là các đám đỏ nhỏ, sẩn nề kích thước vài mm đến 1 cm, dạng ban mề đay, mầu hồng nhẹ hay vàng nghệ, có khi có vảy phủ trên. Trung tâm tổn thương có vẻ như teo lõm, da nhăn mầu nhạt hơn. Sau một thời gian tổn thương sắp xếp ở vùng ngực thành các đường song song dọc xương sườn như hình" cây Noel". 

Tổn thương thông thường ở thân mình, cổ, còn thấy ở cánh tay và đôi khi bị cả ở hông đùi, cẳng chân và có khi ở mặt, đặc biệt ở trẻ em. Tổn thương ở cánh tay và cẳng chân khoảng 6- 12 %. Tổn thương ở lòng bàn tay cũng có thể có, có hình ảnh đỏ da bong vẩy có mụn nước nhỏ. Tổn thương ở bán niêm mạc là hiếm nhưng cũng phải chú ý. Tổn thương đỏ da bong vẩy hoặc điểm xuất huyết hoặc phỏng nước cũng có gặp. Có cả tổn thương ở âm đạo. 

Triệu chứng chung khác có thể quan sát thấy nhưng nhẹ, sẩn ngứa nhẹ, hoặc là có thể do điều trị không đúng. Sốt nhẹ, mệt mỏi, hạch limphô ở nách có thể sưng. 

Tổn thương da thông thường biến mất sau 6 tuần nhưng có thể kéo dài hơn tới 2-3 tháng Tổn thương ở phía dưới, có thể kéo dài hơn. Có thể để lại tăng hay giảm sắc tố. Nhưng thông thường không để lại dấu vết gì 

4.1. Khởi phát:

Vẩy phấn hồng điển hình thường bắt  đầu bằng một đốm hồng ban rộng lớn, tróc vẩy, hơi nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp ở ngực , bụng, lưng. – gọi là mảng hồng ban khới đầu. Sang thương vẩy phấn hồng thường xếp giống hình vẩy cá và có màu hồng. Nếu bệnh nhân có da sậm màu, sang thương có thể có màu xám, nâu sậm hay màu trắng.

Thương tổn cơ bản là một mảng thương tổn độc nhất có hình huy hiệu hay hình bầu dục, rìa màu hồng giữa nhạt màu hơn và hơi hõm. Trên mặt có vảy phấn, thương tổn có đường kính lan rộng dần từ 2 - 6cm.

- Triệu chứng kèm theo là ngứa, đôi khi bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra không có gì đặc biệt.

- Vị trí: Xuất hiện bất cứ nơi nào nhưng thường gặp nhất là ở ngực, lưng và chi.

Khoảng 50% bệnh nhân bị vẩy phấn hồng cũng có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên như: nghẹt mũi, đau cổ họng, ho…trước khị mảng hồng ban khởi đầu của vẩy phấn hồng xuất hiện

4.2. Toàn phát: Sau đó, trong từ vài ngày đến vài tuần, nhiều đốm hồng ban nhỏ hơn, d~ 0,5cm- 2cm, tróc vẩy, xuất hiện tiếp tục khắp ngực, lưng, bụng phân bố theo dạng hình cây thông. Sang thương có thể ngứa và hiếm gặp ở vùng mặt hay tứ chi. au khi xuất hiện thương tổn đầu tiên vài ngày đến 2 tuần thì thương tổn lan rộng khắp người. Tập trung ở thân, ít hơn ở chi không có ở mặt và da đầu: Có 2 loại lâm sàng với đặc điểm như sau:

4.2.1. Thương tổn không đặc trưng: Thương tổn lan rộng từ cổ đến chân với hình thái lâm sàng là những dát, mảng màu hồng, bờ nham nhở, giới hạn không rõ. Trên mặt có nhiều vảy phấn.

4.2.2. Thương tổn đặc trưng: Thương tổn là những dát, mảng hình tròn hay hình bầu dục kích thước 1-3cm có 2 vùng rõ rệt: Xung quanh rìa màu hồng, gờ cao, có vảy phấn nhỏ, trung tâm màu vàng nhạt, hơi lõm, da nhăn nheo. Nhiều dát nhỏ liên kết với nhau thành mảng lớn hình đa cung.

4.3. Tính chất khu trú:

Thương tổn thường đối xứng theo trục cơ thể, có hình Oval sắp xếp dọc theo các cung xương sườn, làm nên bức tranh thương tổn có hình cây thông.

4.4. Giai đoạn lùi bệnh:

Bệnh thường kéo dài 6-8 tuần thì khỏi, bệnh khỏi để lại dấu tích da giảm sắc tố vài tuần thì trở về bình thường và không để lại sẹo ở da. Bệnh có tính miễn dịch.

  5. Mô bệnh học: 

Biến đổi giải phẫu bệnh không đặc hiệu, biểu bì có á sừng, mất lớp hạt,, có hiện tượng xốp bào (Spongiosis) ở lớp thượng bì, phù và thâm nhiễm nhẹ ở trung bì

        6. Chẩn đoán: dựa vào vị trí 1/2 người phía trên, tổn thương có tính chất đám mẹ, đám con, đám mẹ hình tròn vài cm đường kính, màu đỏ hồng có viền vảy ở xung quanh, ở giữa hơi nhăn màu nhạt hơn. các đám con 1cm đường kính dạng sẩn mày đay, ban đỏ, hơi có vảy. Vẩy phấn hồng thường được các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu chẩn đoán xác định nhanh chóng dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu lúc bệnh mới khởi phát, vẩy phấn hồng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác như: lang ben, nấm da, chàm, vẩy nến, giang mai II. Một số trường hợp phải cần đến các phương pháp cận lâm sàng như  xét nghiệm huyết học, sinh thiết sang thương da... để xác định chẩn đoán.

Cần chẩn đoán phân biệt với: 

-Nấm da 

- Viêm da da dầu: viêm da da dầu tổn thương thường có đỏ da, vảy mỡ ở vùng mặt, ngực, lưng.. 

- Giang mai 2: tổn thương là đào ban, sẩn giang mai, mảng niêm mạc không ngứa, không đau, xét nghiệm huyết thanh giang mai (+). 

- ban maỳ đay. 

- Vảy nến thể chấm giọt 

- Viêm da liên cầu

                 7.Điều trị : Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa. Các thuốc kháng virus(acyclovir, famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể dùng thêm:

        Kem, pommade có Steroid: Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.

             Xà phòng có hắc ín, salicylic acid làm bong vẩy: Polytar bar, SASTID bar.

       Thuốc kháng histamines: Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin).

            Quang trị liệu: Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da.

 Để giảm cảm giác khó chịu, bệnh nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt.

Điều trị triệu chứng là chính. Điều trị mạnh tại chỗ là không cần thiết. Tránh kích thích bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len. Để chống da khô, tránh kích thích có thể dùng cream corticoid. 

Chiếu tia cực tím liều dưới đỏ da. Những cas nặng tốt nhất là chiếu UVA được coi là hiệu quả nhất.

Bôi dung dịch Rivanol 1 %o có thể cho kết quả tốt. Có tác giả còn cho uống cả Rivanol. 

Uống kháng histamin tổng hợp, nếu cần cho uống một đợt corticoid. Bệnh có thể tự lành không cần điều trị. Nếu ngứa nhiều thì dùng thuốc kháng Histamin, an thần.

Nếu xác định có nguyên nhân gây bệnh thì điều trị theo nguyên nhân.

          8.Biến chứng.

        - Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa nhiều, đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng.

- Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết. Tuy nhiên nếu da bệnh nhân sâm màu, tại các vị trí của sang thương mất đi có thể còn lưu lại các đốm nâu.